Quản lý thị trường chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa các hành vi vi phạm
Trong đó, xác định cấp Đội là hạt nhân trong việc xây dựng cán bộ quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại.
Một số địa bàn chưa kiểm soát chặt chẽ thị trường, hiệu quả trong việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính ở nhiều nơi, nhất là ở một số địa bàn trọng điểm chưa cao, chưa phản ánh hết tình hình thị trường. Hơn nữa, trong quá trình thực thi công vụ, vẫn còn tình trạng công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm
Với những kinh nghiệm từ năm 2022, bước sang năm mới 2023, dự báo thị trường hàng hóa sẽ còn diễn biến phức tạp, vì vậy lực lượng quản lý thị trường sẽ tiếp tục thay đổi cách thức, phương thức làm việc; thực sự là đơn vị nắm đúng thực tiễn thị trường, tham mưu cho Bộ Công Thương, Chính phủ, hướng đến là lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7. Đối với lĩnh vực an toàn thực phẩm, Tổng cục Quản lý thị trường cho rằng, năm 2022, hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực này vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là trong các dịp nghỉ lễ. Trong năm, lực lượng liên tiếp phát hiện các vụ việc vận chuyển, tập kết, chế biến thực phẩm bẩn như thịt, mỡ, nội tạng động vật, trứng non… không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng, có dấu hiệu hư hỏng chuẩn bị đưa ra thị trường để tiêu thụ. Liên quan đến lĩnh vực xăng dầu, năm 2022, tình hình thị trường rất phức tạp do tác động của cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine; cấm vận dầu khí của Mỹ và các nước EU đối với Nga; cắt giảm công suất của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn... đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng không đảm bảo nguồn cung xăng dầu tại một số địa phương, nhất là các tỉnh phía Nam, làm cho tình trạng vi phạm trong lĩnh vực xăng dầu gia tăng. Trước tình hình này, lực lượng đã bám sát chỉ đạo của Bộ Công Thương, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tổ chức giám sát 100% các cửa hàng bán lẻ xăng dầu; kiểm tra, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm. Bên cạnh đó, việc ký cam kết cũng là một giải pháp quan trọng, qua đó đã nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, góp phần làm giảm thiểu các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. “Năm 2022 là năm lực lượng quản lý thị trường có mặt ở mọi lúc, mọi nơi để tổ chức giám sát đối với hơn 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu trong bối cảnh nguồn cung và giá xăng dầu có nhiều biến động”, ông Trần Hữu Linh nhấn mạnh. Đặc biệt, sau 2 năm nghiên cứu, triển khai áp dụng thử, lần đầu tiên Tổng cục Quản lý thị trường chính thức đưa Hệ thống INS vào việc kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trên môi trường mạng từ ngày 01/2/2022; số hóa danh mục hồ sơ, tài liệu của các đơn vị tại khối cơ quan Tổng cục; xây dựng phần mềm lưu trữ điện tử cho toàn lực lượng… Chia sẻ về tình hình chống buôn lậu trên biên giới, Đại tá Nguyễn Văn Hiệp - Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng cho biết, đối tượng ở trên biên giới thường có quan hệ cấu kết với đối tượng ở trong nội địa. Cụ thể, đối với tuyến biên giới Trung Quốc – Việt Nam, do nước bạn xây dựng tuyến hàng rào rất kiên cố, hoạt động buôn lậu trên biên giới ở tuyến này về cơ bản chấm dứt, nhưng lại nảy sinh ra 1 số gian lận thương mại ở cửa khẩu phía Bắc. Riêng tuyến biên giới Việt- Lào, hàng hóa thông thương qua Việt - Lào không nhiều; tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, mùa nước đi bằng xuồng, mùa không có nước đi bằng xe máy, ô tô, rất thuận lợi cho đối tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới với mức độ nhỏ lẻ. Đây cũng là thách thức của lực lượng chống buôn lậu. Trên tuyến biển, với hệ thống cảng biển nhiều, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua container rất lớn, đã nảy sinh ra các hoạt động của các đối tượng thành lập công ty ma, dùng công ty giả, giấy tờ giả trong nội địa, sau đó lợi dụng vấn đề quản lý rủi ro về hải quan, luồng xanh, luồng đỏ… để xuất nhập khẩu các lô hàng; trong đó, có những lô hàng cấm nhập, kê khai sai để trốn thuế. Thời gian qua, bộ đội biên phòng đã triệt phá nhiều vụ việc liên quan đến buôn lậu, gian lận thương mại. Trong kết quả tích cực đó, có sự phối hợp với lực lượng quản lý thị trường.Theo ông Lê Thanh Hải – Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, một trong những ấn tượng của lực lượng quản lý thị trường trong năm 2022 chính là quản lý thị trường ở một số địa phương đã tích cực hiệu quả trong việc phát hiện xử lý các kho hàng bán hàng lậu, hàng nhái.
“Trong năm 2022, sự phối hợp giữa các lực lượng trong Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương nhất là lực lượng quản lý thị trường, hải quan, biên phòng đã tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, sự phối hợp này vẫn chưa được như mong muốn. Thời gian tới, cần tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các lực lượng để tiếp tục phát huy hiệu quả trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả”, ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh.Ông Nguyễn Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho rằng, để chủ động phòng ngừa, tiềm ẩn những vi phạm về lý do thông quan hàng hoá, tuồn hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại với các hình thức tinh vi hơn, nhất là về chuyển phát nhanh và sự nở rộ của thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội các lực lượng cần phối hợp chặt chẽ hơn.
Năm 2023, dự báo hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là trên môi trường thương mại điện tử. Do vậy, để góp phần bảo đảm thị trường ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong sản xuất, kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng, ông Trần Hữu Linh khẳng định lực lượng quản lý thị trường đặt mục tiêu, thay đổi toàn diện phương thức làm việc; chủ động giám sát, ưu tiên phòng ngừa, trở thành lực lượng phản ứng nhanh, hoạt động hiệu quả 24/7 mọi lúc, mọi nơi.Bên cạnh đó, tập trung phòng chống và xử lý hàng giả, gian lận thương mại trên môi trường thương mại điện tử; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý địa bàn tập trung.
Ngoài ra, lực lượng sẽ siết chặt kỷ luật công vụ, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý đơn vị. Đặc biệt, hướng đến mục tiêu, cấp Đội là hạt nhân trong việc xây dựng người Quản lý thị trường chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Nhằm hiện thực hóa những mục tiêu trên, năm 2023, lực lượng quản lý thị trường cả nước sẽ tăng cường chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, đạo đức công vụ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động công vụ. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của lực lượng trong năm mới. Ngoài ra, lực lượng cũng tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra công vụ đột xuất đối với công chức, từng đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; xử lý nghiêm công chức vi phạm, đặc biệt là hành vi bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa./.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Lạng Sơn xử lý hơn 4.840 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
16:28' - 23/12/2022
Ngày 23/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà đã chủ trì hội nghị Tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022.
-
Hàng hoá
Chống buôn lậu, hàng giả để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng
13:37' - 16/12/2022
Năm 2022, tình trạng hàng lậu vận chuyển qua đường mòn, lối mở hầu như không có nhưng lại chuyển hướng sang cửa khẩu tại miền Trung, Tây Nam Bộ, thậm chí hàng giả còn vận chuyển ra phía Bắc.
-
Hàng hoá
Cách nào đẩy lùi nạn buôn lậu và gian lận thương mại cuối năm?
14:36' - 15/12/2022
Từ nay đến Tết Nguyên đán, lực lượng quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường.
-
Kinh tế và pháp luật
Hoãn phiên tòa xét xử trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh
12:35' - 13/12/2022
Hội đồng xét xử thống nhất hoãn phiên tòa và đưa ra xét xử trùm buôn lậu Nguyễn Thị Kim Hạnh trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Mở đợt cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết Nguyên Nguyên đán
20:37' - 11/12/2022
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh ký ban hành Kế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.