Chống buôn lậu, hàng giả để bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng
Để nâng cao hiệu quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm, nhất là khi Tết Nguyên đán đang đến gần, bảo vệ lợi ích chính đáng của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh, quyền lợi người tiêu dùng, góp phần ổn định thị trường trong nước và phát triển kinh tế - xã hội, sáng 16/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Toạ đàm “Cao điểm chống buôn lậu, sản xuất hàng giả, hàng nhái, bảo vệ doanh nghiệp, người tiêu dùng”.
Ông Nguyễn Minh Tuấn- Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho biết, có thể thấy sau khi Chính phủ chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trở lại bình thường nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có chiều hướng gia tăng trên các tuyến biên giới, vùng biển, hàng không và địa bàn nội địa với phương thức, thủ đoạn mới và tinh vi hơn.
Theo ông Nguyễn Minh Tuấn, hầu hết các mặt hàng lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chủ yếu là hàng tiêu dùng, thiết yếu. Bên cạnh đó, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả, hoạt động gian lận về thuế, vi phạm về giá, lợi dụng môi trường thương mại điện tử để kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...
Thống kê cho thấy, thời gian qua tại 13 tỉnh Lào Cai, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang đã ghi nhận 15.631 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng 46% so với cùng kỳ năm 2021. Các lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 11.478 vụ, tăng 44,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số này, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, lậu là 3.551 vụ; gian lận thương mại, gian lận thuế 9.154 vụ; hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ 267 vụ.
Đặc biệt, các địa phương đã khởi tố 2.764 vụ án hình sự, tăng 450% so với cùng kỳ năm 2021, với 3.268 đối tượng, tăng 780% so với cùng kỳ năm 2021; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 429,3 tỷ đồng, tăng 45,9% so với cùng kỳ năm 2021.
Với những phương thức, thủ đoạn tinh vi khó lường, tập trung vào một số hành vi như không khai báo, khai hải quan không đúng với thực tế hàng hóa; che giấu nguồn gốc, tuyến đường của lô hàng; nhập khẩu hàng hóa không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn; hàng hóa vi phạm được cất giấu tinh vi, giấu lẫn trong hàng hóa không vi phạm nhằm trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước.
Mặt khác, lợi dụng các loại hình tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng cấm, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng…
Chia sẻ tại toạ đàm, ông Trần Hữu Linh- Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) chỉ ra rằng, vào thời điểm cuối năm, khi nhu cầu mua sắm của doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng cao, lợi dụng điều này, các hoạt động buôn lậu hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hết sức phức tạp.
Bên cạnh đó, hoạt động buôn lậu, hàng giả, hàng nhái thời gian gần đây không chỉ ở môi trường kinh doanh trực tiếp mà các đối tượng đã lợi dụng kinh doanh trên ứng dụng mạng xã hội, thương mại điện tử để gia tăng vi phạm.
Trước bối cảnh này, các bộ, ngành và địa phương trên cả nước đã chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Nhiều vụ việc vi phạm đã được lực lượng chức năng xử lý kịp thời, đúng đối tượng, mang tính răn đe cao, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Ông Trần Hữu Linh cho biết, từ đầu năm 2022, Bộ Công Thương và các bộ ngành đã dự báo sức mua sẽ tăng cao do trước đó người tiêu dùng đã hình thành thói quen mua hàng trên không gian mạng trong thời điểm dịch COVID-19. Hơn nữa, đúng như dự báo hàng lậu, hàng giả, sản xuất kinh doanh hàng hoá nội địa sẽ tăng hơn so với các năm trước đây.
Qua kiểm tra kiểm soát thực thế, lực lượng quản lý thị trường nhận thấy vấn nạn hảng giả, gian lận thương mại xuất hiện ở nhiều nơi, nhiều địa phương lớn, thậm chí cả tại các địa bàn hẻo lánh.
Không những thế, năm 2022, tình trạng hàng lậu vận chuyển qua đường mòn, lối mở hầu như không có. Tuy nhiên, hàng lậu, hàng giả lại chuyển hướng đi theo các cửa khẩu tại miền Trung, Tây Nam Bộ, thậm chí hàng giả còn vận chuyển ra phía Bắc.
Đáng lưu ý, tại một số địa phương như Tuyên Quang, Bình Dương, Thanh Hoá…vẫn tiếp tục phát triển, quy mô có tổ chức hơn, việc đưa hàng lậu vào nội địa với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Ông Vũ Như Hà- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03)- Bộ Công an cũng nêu rõ, sau quá trình đấu tranh, phối hợp với các lực lượng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu cho thấy không chỉ công an mà tất cả các lực lượng đã quyết liệt tấn công, truy quét từ đó đã giải quyết được nhiều vụ việc tại địa bàn nóng như An Giang, Long An, Quảng Ninh.
Trong năm 2022, lực lượng công an đã bắt giữ 3670 vụ buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng nhái; trong đó, đã khởi tố 1250, tạo sức răn đe phòng ngừa đối với các loại hình tội phạm.
Tại toạ đàm, ông Nguyễn Minh Tuấn cho hay, thời gian tới cần tập trung xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Theo đó, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực.
Mặt khác, thành lập các đoàn công tác liên ngành triển khai nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các lực lượng đơn vị, địa phương tổ chức đấu tranh hiệu quả với các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý, phụ trách.
Ngoài ra, hiện nay thương mại điện tử là xu thế phát triển tất yếu trong hoạt động kinh doanh thương mại, vì vậy phải hạn chế được tội phạm, không chỉ là buôn bán hàng giả, mà còn có những tội phạm như trốn thuế, lừa đảo. Do đó, phải có sự phối hợp kiểm soát chặt chẽ hàng hoá từ khâu sản xuất, trung gian đến người tiêu dùng.
Khẳng định nhiệm vụ của lực lượng C03, ông Vũ Như Hà nhấn mạnh, Cục cũng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng công tác tuần tra, kiểm soát; đồng thời, tập trung trọng tâm vào các loại mặt hàng trọng điểm là hàng cấm, hàng có giá trị lớn, thuế suất cao, hàng xuất nhập khẩu có điều kiện…; loại hình xuất nhập khẩu trọng điểm như gia công, sản xuất xuất khẩu, đầu tư miễn thuế, vận chuyển độc lập, hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và hàng hóa gửi kho ngoại quan… tại các cửa khẩu, các tuyến trọng điểm nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi buôn lậu.
Mặt khác, Cục sẽ đẩy nhanh việc điều tra, nhất là vụ buôn lậu vàng, USD nhằm sớm đưa ra xét xử để có tính răn đe, nâng cao nhận thức trong toàn xã hội đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái.
Về phía Tổng cục Quản lý thị trường, ông Trần Hữu Linh khẳng định, Tổng cục đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Theo đó, Tổng cục đã yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm để xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể để triển khai hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường trong đợt cao điểm; tập trung thực hiện hiệu quả Kế hoạch đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Giải pháp nào đẩy lùi nạn sản xuất và kinh doanh hàng giả, kém chất lượng?
15:33' - 14/12/2022
Dự báo những tháng cuối năm nhu cầu sử dụng rượu gia tăng, các đối tượng sẽ lợi dụng để sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu kém chất lượng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á nối dài đà giảm
15:22' - 23/01/2025
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch 23/1 tại thị trường châu Á, tiếp nối đà giảm trước đó.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng mạnh nhờ lực kép từ yếu tố vĩ mô và cung – cầu
08:39' - 23/01/2025
Giá cà phê Arabica tăng khoảng 4,3% lên mức 7.536 USD/tấn. Giá cà phê Robusta cũng tăng gần 4% lên mức 5.452 USD/tấn, mức cao nhất trong gần hai tháng gần đây.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong một tuần
07:47' - 23/01/2025
Giá dầu xuống mức thấp nhất trong một tuần trong phiên 22/1 khi thị trường cân nhắc tác động của các mức thuế mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục giảm khi các nhà đầu tư chờ đợi chính sách mới của Mỹ
16:54' - 22/01/2025
Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên chiều 22/1 khi thị trường cân nhắc tuyên bố tình trạng khẩn cấp năng lượng quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump và theo dõi các chính sách thuế quan của ông.
-
Hàng hoá
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng “combo”
09:36' - 22/01/2025
Ngày 22/1 (ngày 23 tháng Chạp), ngay từ sáng sớm không khí bán buôn sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo đã sôi động ở cả kênh bán lẻ hiện đại lẫn chợ truyền thống tại Tp Hồ Chí Minh.
-
Hàng hoá
VPI dự báo giá dầu bán lẻ tăng mạnh trong kỳ điều hành ngày mai 23/1
09:17' - 22/01/2025
Tại kỳ điều hành ngày mai 23/1, giá dầu bán lẻ được dự báo tăng mạnh từ 3,8 - 4,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 1% sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ
08:01' - 22/01/2025
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 21/1, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về năng lượng vào ngày đầu tiên nhậm chức.
-
Hàng hoá
Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra thị trường, bình ổn giá hàng Tết
16:53' - 21/01/2025
Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh không chỉ phát triển hệ thống phân phối, bán lẻ, mà còn liên kết đưa hàng Việt ra thị trường trong và ngoài nước.
-
Hàng hoá
Thị trường đồ lễ cúng ông Công ông Táo dồi dào, giá tăng nhẹ
16:34' - 21/01/2025
Năm nay ngày 23 tháng Chạp rơi vào ngày thường thứ tư (ngày 22/1) nên nhiều gia đình làm cơm cúng sớm hơn. Thị trường hàng hóa vì thế sôi động từ 3 - 4 ngày qua, giá chỉ nhích nhẹ.