Quảng Nam tìm giải pháp tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn trong khâu chậm chuẩn bị thủ tục dự án, chất lượng hồ sơ, thẩm định, tư vấn, thanh quyết toán vốn đầu tư dự án đầu tư công... là những nhiệm vụ trọng tâm đang được tỉnh Quảng Nam quyết liệt thực hiện trong những tháng còn lại của năm 2022 nhằm tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công.
Trung tâm Thể dục - thể thao Bắc Quảng Nam xây dựng tại thị xã Điện Bàn nhằm đáp ứng nhu cầu rèn luyện, thi đấu thể dục thể thao của nhân dân và hướng đến đạt các tiêu chuẩn của đô thị loại III trong vài năm tới.Theo đó, Trung tâm có tổng diện tích gần 60.000 m2, khán đài sân vận động quy chuẩn, có sức chứa khoảng 7.000 chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng có sức chứa khoảng 2.000 chỗ ngồi và các tổ hợp thi đấu ngoài trời như bóng rỗ, cầu lông, sân tennis với tổng vốn đầu tư trên 121 tỷ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ thi công để đưa vào sử dụng và đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong năm 2022.
Ông Từ Văn Hà, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng 501, đơn vị thi công Trung tâm Thể dục - thể thao Bắc Quảng Nam cho biết, theo hợp đồng, đến tháng 10/2022 công ty phải hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng. Sau những khó khăn do dịch COVID-19, giá cả các loại vật liệu, vật tư không ngừng tăng cao, đến thời điểm này khối lượng xây dựng Trung tâm Thể dục - thể thao Bắc Quảng Nam đã đạt trên 90%. Toàn bộ các loại vật tư, thiết bị lắp đặt tại tổ hợp Thể dục - Thể thao Bắc Quảng Nam đã tập kết đầy đủ để thi công hoàn thiện công trình đúng tiến độ. Đến giữa tháng 8/2022 tỉnh Quảng Nam đã giải ngân gần 2.342 tỷ đồng, trên tổng số 6.285 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2022, đạt trên 38%.Để tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Quảng Nam tập trung giải quyết dứt điểm thủ tục dự án mới còn chậm, chất lượng hồ sơ chưa tốt nên vướng mắc khi triển khai.
Giải quyết có hiệu quả những tồn tại vướng mắc về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thẩm định, tư vấn; giải quyết những khó khăn trong các dự án sử dụng vốn ODA, nhằm đảm bảo đạt mục tiêu giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2022.
Là một trong 3 đơn vị quản lý phần lớn nguồn vốn đầu tư công của tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Đức Hải, Trưởng Phòng kế hoạch, Ban Quản lý Nông nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau những khó khăn nhất định về kỹ thuật và giải phóng mặt bằng, đến nay tất cả 17 dự án đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi đã khắc phục triệt để những khó khăn và đảm bảo tiến độ thi công vượt lũ trước mùa mưa bão năm nay. Đặc biệt, các dự án mới được xây dựng từ nguồn vốn đầu tư công trong năm nay như hồ thủy lợi Hố Do, hồ thủy lợi Phước Hòa tại huyện Thăng Bình có khả năng cung cấp nước tưới cho gần 250 ha đất sản xuất cũng được tháo gỡ khó khăn để triển khai xây dựng đảm bảo tiến độ đề ra. Việc đảm bảo tiến độ thi công, đảm bảo khối lượng sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trong năm. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hồng Quang chia sẻ, với nhiều nỗ lực của các địa phương và của các cơ quan có liên quan, đến nay tiến độ giải ngân đã có sự chuyển biến tích cực. Đến cuối tháng 7, tỷ lệ giải ngân đạt 30% thì đến nay đã đạt xấp xỉ 40%. Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam đang tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tăng cường trách nhiệm cho từng cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực tư vấn, phê duyệt, quản lý đầu tư dự án, thanh quyết toán ngay khi có khối lượng thi công. Trong buổi làm việc với Tổ công tác số 5 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm trưởng đoàn về tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công vào cuối tháng 7 vừa qua, tỉnh Quảng Nam đề nghị các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu thay đổi nhiều cơ chế, chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Về mở rộng đối tượng dự án được tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập để địa phương chủ động, linh hoạt hơn trong việc triển khai dự án. Thực tế cho thấy, vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng là một trong những nguyên nhân chính khiến việc triển khai thực hiện nhiều dự án sử dụng vốn đầu tư công chậm tiến độ. Mặt khác, tỉnh Quảng Nam cam kết tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công. Ông Phan Việt Cường, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh để UBND tỉnh trình HĐND thực hiện chuyển đổi vốn đối với các công trình chậm triển khai thực hiện, thực hiện không đạt khối lượng yêu cầu. Nếu sau khi chuyển vốn mà vẫn không thực hiện được thì Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu điều chuyển một vài Chủ tịch huyện chậm trễ trong giải ngân vốn đầu tư công để làm gương. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong giải ngân vốn đầu tư công, tỉnh Quảng Nam đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp khả thi trên cơ sở tăng cường trách nhiệm cho từng cá nhân, nâng cao năng lực tư vấn, phê duyệt, quản lý đầu tư dự án, thanh quyết toán ngay khi có khối lượng thi công.Đây được xác định là những giải pháp cơ bản đang được tỉnh Quảng Nam quyết liệt thực hiện để đảm bảo giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2022./.
- Từ khóa :
- quảng nam
- đầu tư công
- covid 19
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Nam khởi công dự án kết nối Quốc lộ 14H với đường tỉnh 609C
15:31' - 24/07/2022
Dự án kết nối Quốc lộ 14H với đường tỉnh 609C được thi công trong 840 ngày, dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn tập phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải trong vùng cảng biển Quảng Nam
13:34' - 08/07/2022
Sau hơn 1 giờ triển khai theo kế hoạch, buổi diễn tập đã thành công. Các lực lượng tham gia diễn tập đã hoàn thành đầy đủ nội dung kịch bản đã được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu, mục đích đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Nam xếp thứ 4 cả nước
16:51' - 06/07/2022
Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Nam tăng 12,8%, xếp thứ 4 cả nước, đứng thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, cao nhất trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Mưa to, lũ lớn gây nhiều thiệt hại tại vùng núi phía Tây Nghệ An
18:59'
Một số gia đình phải di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm đề phòng sạt lở, sụt trượt đất đá để đảm bảo an toàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Nửa đầu năm 2025, Việt Nam đón gần 10,7 triệu lượt khách quốc tế
14:34'
Tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2025 đã tăng 20,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt 25,7% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước dịch COVID-19).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Brazil mở ra kỷ nguyên mới trong hợp tác nông nghiệp
10:48'
Thủ tướng tin tưởng kết quả chuyến thăm lần này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, đưa nông nghiệp thành lĩnh vực đột phá của hợp tác song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Truyền thông Brazil đưa tin đậm nét hoạt động của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro
10:45'
Theo Planalto, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đều khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hội nhập và bổ trợ giữa hai nền kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo nền tảng chiến lược để phát triển “siêu đô thị” Thành phố Hồ Chí Minh
10:44'
Việc tái cấu trúc đơn vị hành chính cấp tỉnh đang mở ra cơ hội lịch sử để kiến tạo một Thành phố Hồ Chí Minh với diện mạo không gian và địa giới mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam – Brazil
09:59'
Thủ tướng đánh giá quan hệ song phương Việt Nam - Brazil, sau nhiều năm thiết lập, đã không ngừng phát triển và hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước đến nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua
09:36'
Hàng loạt chuyển động kinh tế đáng chú ý đã diễn ra trong tuần đầu tháng 7/2025 như Hòa Phát tiếp nhận tàu hàng lớn nhất, Vietnam Airlines mở đường bay thẳng Hà Nội – Milan...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva
08:56'
Thủ tướng đánh giá cao vai trò ngày càng cao của Brazil trong thúc đẩy các chương trình nghị sự toàn cầu, tin tưởng Brazil sẽ tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò trong các cơ chế đa phương quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.