Quảng Ninh là một trong số ít địa phương có tăng trưởng cao nhất cả nước
Khu vực công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng cao nhất khẳng định trụ cột đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế; tổng số khách du lịch năm 2020 ước đạt 10 triệu lượt; thu ngân sách nhà nước ước đạt 49.300 tỷ đồng, tăng 7% so cùng kỳ. Đến 15/11, kế hoạch vốn đầu tư phát triển đạt trên 15.200 tỷ đồng, tăng 1.064 tỷ đồng so với kế hoạch; tỷ lệ giải ngân toàn tỉnh đạt 90%.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký khẳng định, những kết quả mà Quảng Ninh đạt được đã đóng góp vào bức tranh chung kinh tế, xã hội của quốc gia, tạo niềm tin mới, động lực mới, khí thế mới cho tỉnh Quảng Ninh bước sang năm 2021 với mục tiêu cao nhất là mang lại sự hạnh phúc cho nhân dân.
Đối với năm 2021 – năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới, trong điều kiện dự báo dịch COVID-19 vẫn còn ảnh hưởng tiêu cực, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh thống nhất quan điểm sẽ lấy chủ đề năm 2021 là: "Giữ vững địa bàn an toàn và đà tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới; đẩy nhanh tốc độ phát triển và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thúc đẩy liên kết vùng".
Về các chỉ tiêu kinh tế năm 2021, Quảng Ninh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng (GRDP) đạt khoảng 10%. Thu ngân sách nội địa phấn đấu mức tăng cao nhất, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng (tăng 10% so với năm 2020); Kịch bản kinh tế năm 2021 vẫn phải đặt trong bối cảnh có dịch COVID-19; trong đó, tạo điều kiện tốt nhất để ngành than phát triển sản xuất kinh doanh bền vững tăng tối đa sản lượng cả sản xuất và xuất khẩu; cần tập trung giải quyết 10 triệu tấn than tồn kho.
Đồng thời, tạo đột phá mới trong tăng trưởng của khu vực công nghiệp chế biến, chế tạo; tận dụng tối đa cơ hội đón bắt các dòng vốn dịch chuyển đầu tư; khuyến khích sử dụng nguyên vật liệu xây dựng tại chỗ.
Riêng với lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xác định tập trung vào thị trường nội địa, do vậy tiếp tục phải kéo dài cơ chế kích cầu du lịch nội địa năm 2021 khai thác thị trường du lịch nội địa; phát triển kinh tế biển, cảng biển, dịch vụ cảng biển; đẩy nhanh các dự án đầu tư công, các dự án có nguồn vốn ngoài ngân sách và khu vực dân doanh. Trong điều kiện có dịch, càng phải quan tâm chăm lo nhiều hơn tới an sinh xã hội; tăng tính tự chủ của các địa phương, đặc biệt chi thường xuyên.
Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, năm 2021, Quảng Ninh phấn đấu thu ngân sách nội địa ở mức tăng cao nhất, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng. Quảng Ninh xác định, ngoài 4 địa phương thành phố Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và thành phố Móng Cái sẽ tăng thêm 1 địa phương tự cân đối ngân sách là thị xã Đông Triều; đồng thời, tăng tính tự chủ chi thường xuyên cho các đơn vị cấp huyện...
Đặc biệt, tỉnh cũng sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, giảm mạnh kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện các dự án, công trình – những dự án này không đúng tiến độ sẽ điều chỉnh để chuyển vốn cho các dự án có tiến độ triển khai nhanh./.
- Từ khóa :
- ubnd tỉnh quảng ninh
- kinh tế quảng ninh
Tin liên quan
-
Bất động sản
Quảng Ninh gấp rút hoàn thiện hạ tầng khu kinh tế Vân Đồn
07:16' - 20/11/2020
Từ năm 2012 đến nay, Quảng Ninh đã huy động, thu hút hơn 60.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng, các công trình động lực nhằm phát triển Khu Kinh tế Vân Đồn trở thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực.
-
DN cần biết
Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư kinh doanh
14:12' - 13/11/2020
Ngày 13/11, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư, thúc đẩy xuất khẩu.
-
Chứng khoán
Nhiệt điện Quảng Ninh trả cổ tức 2% bằng tiền mặt
16:09' - 09/11/2020
Công ty cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh (mã QTP) vừa có thông báo chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030
21:35'
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 23/5/2022 phê duyệt Chiến lược kế toán – kiểm toán đến năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội khóa XV: Lo ngại giá xăng tăng ảnh hưởng đến lạm phát
20:30'
Trước tình hình này, bên lề Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV các đại biểu lo ngại giá xăng tăng ảnh hưởng đến lạm phát và có chia sẻ về giải pháp kiểm soát giá xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Giám sát “đúng” và “trúng”, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
20:28'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 23/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Xử lý nghiêm vi phạm trong mua sắm hàng hóa, trang thiết bị, vật tư
20:17'
Chiều 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021 và báo cáo thẩm tra về nội dung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải điều chỉnh mô hình tăng trưởng
18:58'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự trực tuyến và phát biểu trong Lễ Công bố khởi động thảo luận về Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XV: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển chưa sát khả năng thực hiện
17:55'
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước không sát khả năng thực hiện, đăng ký nhu cầu vốn không chính xác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên nhân khiến sản lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng chậm lại
17:29'
Cục Hàng Hải Việt Nam vừa công bố khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 tháng đầu năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa Cần Thơ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của Đồng bằng sông Cửu Long
16:43'
Thành phố Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long về thương mại dịch vụ, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2020
16:36'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 3, chiều 23/5, Quốc hội nghe Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020, Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2020.