Quốc hội Hy Lạp thông qua gói “thắt lưng buộc bụng” mới
Dự luật dày 7.000 trang đã được thông qua nhờ sự ủng hộ của 153 nghị sĩ đến từ liên minh cầm quyền do đảng Syriza đứng đầu, vừa đủ để đạt đa số mong manh trên tổng số 300 ghế tại quốc hội.
Dự luật mới bao gồm các biện pháp như tăng mức thuế trần đối với hoạt động bán hàng và đưa ra cơ chế bất thường, cho phép tăng cường cắt giảm chi tiêu trong trường hợp ngân sách bị quá tải nhằm đảm bảo mục tiêu ngân sách vào năm 2018.
Gói biện pháp trên, sẽ cho phép áp đặt các loại thuế và phí cũng như tăng mức thuế so với hiện nay, là một phần trong thỏa thuận của Hy Lạp với các chủ nợ quốc tế nhằm tiết kiệm khoảng 5,4 tỷ euro để đổi lấy khoản tín dụng giải nguy cho quốc gia đang ngập trong nợ nần này.
Theo các biện pháp vừa được thông qua, Hy Lạp sẽ thu về 1,8 tỷ euro/năm từ việc tăng thuế. Thuế giá trị gia tăng đối với nhiều loại thực phẩm và đồ uống sẽ được tăng từ 23 lên 24%. Xăng, dầu và dầu sưởi cũng sẽ đắt đỏ hơn.
Ngoài ra, du khách tới Hy Lạp cũng phải trả thêm tiền khi ở khách sạn hay vào thăm các viện bảo tàng ở nước này. Theo truyền thông Hy Lạp, các loại thuế gián tiếp mới sẽ khiến mỗi người dân nước này mất một tháng lương, tương đương khoảng 810 euro/người/năm.
Ngoài việc tăng thuế, gói biện pháp khắc khổ cũng cho phép thành lập một quỹ tư nhân hóa phụ trách việc bán các công ty hay bất động sản của nhà nước và do các chủ nợ của Hy Lạp kiểm soát. Dự luật này đã vấp phải sự phản đối từ đông đảo người dân.
Ngay trong ngày quốc hội bỏ phiếu, hơn 10.000 người đã tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội tại Athens biểu tình phản đối. Cơ chế bất thường là phần chịu phản ứng gay gắt nhất từ phía dư luận song đây lại là một trong những mối quan tâm chính của các chủ nợ.
Dự luật mới được thông qua trong bối cảnh các bộ trưởng tài chính của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ nhóm họp vào ngày 24/5 tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về vấn đề giảm nợ và tiếp tục giải ngân cho Hy Lạp.
Các cuộc đàm phán trước đó giữa Athens và Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt kết quả khi Đức, nền kinh tế đầu tàu của EU, vẫn cực lực phản đối việc cắt giảm nợ cho Hy Lạp với quan điểm cho rằng quốc gia này chỉ được phép giảm nợ vào năm 2018 nếu thực hiện đầy đủ cam kết khi nhận gói cứu trợ.
Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lại coi đây là điều kiện cơ bản để tiếp tục rót vốn cho gói cứu trợ lần 3 dành cho Athens. IMF cho rằng nếu EU không nhất trí giảm nợ cho Hy Lạp thì quốc gia này sẽ cần có một thời gian dài được giãn nợ và giảm lãi suất mới có thể xây dựng một nền tài chính vững chắc.
Hiện Hy Lạp đang rất cần khoản giải ngân tiếp theo để có thể trả món nợ đến hạn khổng lồ cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và IMF vào tháng 7 tới cũng như thanh toán cho các khoản chi tiêu công đang bị đình trệ./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Hy Lạp cần được gia hạn thời gian thanh toán nợ
16:45' - 20/05/2016
Ngày 19/5, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng nếu Liên minh châu Âu (EU) không đồng ý cắt giảm nợ cho Hy Lạp, nước này cần được gia hạn thời gian thanh toán nợ để ổn định tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay Ai Cập mất tích: Hy Lạp phủ nhận tìm thấy mảnh vỡ máy bay
05:37' - 20/05/2016
Rạng sáng 20/5, người đứng đầu Cơ quan An toàn Hàng không Hy Lạp, ông Athanasios Binis cho biết mảnh vỡ được tìm thấy trên Địa Trung Hải " không thuộc về một chiếc máy bay".
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Hy Lạp đệ trình chương trình cải cách mới lên Quốc hội
21:08' - 19/05/2016
Chương trình tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) mới dự kiến sẽ giúp Athens thu về 1,8 tỷ euro, tương đương 1% GDP.
-
Tài chính
Được giảm nợ, Hy Lạp sẽ trở lại thị trường trái phiếu vào năm tới
06:11' - 16/05/2016
Trả lời phỏng vấn tuần báo Realnews, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras nói nước này sẽ trở lại thị trường trái phiếu vào năm 2017, bảy năm sau khi mất sự tiếp cận với thị trường này do khủng hoảng nợ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.