Quốc hội khóa XV: Đưa ra quyết sách kịp thời để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết: Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 4/1/2022 và bế mạc vào ngày 11/1/2022. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Quốc hội họp trực tuyến cả kỳ qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội nối với 62 Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (riêng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội sẽ họp tại điểm cầu Nhà Quốc hội).
Kỳ họp diễn ra trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, các Nghị quyết Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV; đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường tại nhiều địa phương trong cả nước.Để góp phần khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội, kỳ họp diễn ra nhằm có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết những vướng mắc pháp lý cho đầu tư phát triển.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 1 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết (theo quy trình tại một kỳ họp). Theo đó, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; thông qua Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ;Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Nghị quyết về Chủ trương đầu tư Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025.
Thông tin về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phạm Thị Hồng Yến cho biết, dự thảo nghị quyết phải bám sát chủ trương, định hướng của Đảng, tập trung tăng cường tổng cung và tổng cầu, trong đó ưu tiên hơn cho tổng cung. Việc phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ tiến hành linh hoạt, chặt chẽ, hài hòa.
Theo bà Yến, gói chính sách tài khóa, tiền tệ có quy mô đủ lớn, có mục tiêu trọng tâm, trọng điểm để giải quyết những vấn đề cấp bách, tránh lãng phí nguồn lực. Các chương trình và giải pháp được thiết kế, thực thi nhanh, kịp thời, nguồn lực đưa ra đảm bảo hấp thụ một cách tối đa; thực hiện trong thời gian chủ yếu là năm 2022 - 2023.Khi thực hiện gói chính sách tài khóa, tiền tệ thì phải đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài, đảm bảo gắn với Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025; đảm bảo huy động, quản lý, phân bổ các nguồn lực hợp lý, minh bạch, công khai, chống tiêu cực và lợi ích nhóm.
Trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp chủ yếu được đưa ra tổ chức thực hiện là: mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư, nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm; hỗ trợ, phục hồi cho doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ kinh doanh; phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển; cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. "Như vậy, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội cơ bản bao quát được toàn bộ các lĩnh vực của đời sống kinh tế, trong đó xác định ưu tiên cho lĩnh vực y tế gắn với chương trình, chiến lược tổng thể phòng, chống dịch COVID-19. Các giải pháp đều được chú trọng về tính hiệu quả, lan tỏa, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới", bà Phạm Thị Hồng Yến nhấn mạnh.Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết thêm, gói chính sách tiền tệ, tài khóa là hết sức quan trọng. Nếu gói này được thông qua đầu năm 2022 thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng hai năm 2022 - 2023 và dư âm hết cả nhiệm kỳ. Nếu để tới kỳ họp tháng 5 Quốc hội mới quyết định thì sẽ chậm, trong khi đây là việc cấp bách.
Phân tích về tính cấp bách của các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, theo quy định, Quốc hội có 2 kỳ họp thường kỳ hằng năm và có thể họp bất thường khi cần để xem xét các vấn đề cần thiết, cấp bách. Theo ông Cường, việc xem xét dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự là rất cần thiết để giải quyết những điểm cần tháo gỡ nếu không sẽ tiếp tục ách tắc do vướng trong tổ chức thực hiện. Việc sớm sửa luật chính là giải quyết câu chuyện thể chế cho phát triển.Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông cũng cần xem xét sớm để thúc đẩy các tuyến giao thông huyết mạch, thúc đẩy giao thương hàng hóa, du lịch và nhiều lĩnh vực khác. Ngoài ra, Quốc hội xem xét cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ nhằm thúc đẩy một địa phương vốn là động lực cho Đồng bằng sông Cửu Long trở thành đầu tàu, tác động tích cực tới các tỉnh trong khu vực cũng như đóng góp cho cả nước.
"Các nội dung đều cần thiết và cấp bách để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Mục tiêu tối thượng là phục vụ nhân dân, sự phát triển của đất nước, kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, thể hiện sự chủ động, tích cực của Quốc hội trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ được Hiến định", Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường khẳng định./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Từ 4-11/1/2022, Quốc hội họp kỳ bất thường xem xét 4 nội dung cấp bách
20:25' - 28/12/2021
Theo dự kiến chương trình, Kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 4/1/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Những thỏa thuận hợp tác nổi bật giữa Việt Nam - Ấn Độ trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội
16:03' - 21/12/2021
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức tại Ấn Độ.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind
19:45' - 19/12/2021
Ngày 19/12, tại Phủ Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 15-19/12/2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Những thỏa thuận hợp tác nổi bật giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội
10:32' - 18/12/2021
Việt Nam và Hàn Quốc đang hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều đạt mức 100 tỷ USD vào năm 2023 và 150 tỷ USD vào 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ lãnh đạo các Hội hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam
08:03' - 18/12/2021
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp gỡ với Tổng Thư ký Ủy ban Đoàn kết Ấn - Việt Kusum Jain, Chủ tịch Hội Hữu nghị Ấn - Việt K.L. Malhotra, thành viên các hội hữu nghị Ấn Độ - Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08'
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46'
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08'
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07'
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46'
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11'
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19'
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30'
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06'
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.