Quốc hội sẽ dành 7 ngày xem xét, kiện toàn lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước
*Xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi)
Kỳ họp thứ 11 sẽ khai mạc vào ngày 24/3/2021 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 12 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 8/4/2021).
Thông báo về dự kiến chương trình và nội dung của kỳ họp, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết, Kỳ họp thứ 11 diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đang tích cực triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đây là kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, nên bên cạnh công tác xây dựng pháp luật, xem xét, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội còn tập trung thời gian cho tổng kết công tác nhiệm kỳ của các cơ quan Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.
Quốc hội sẽ dành thời gian khoảng 0,5 ngày để xem xét, thông qua dự án Luật Phòng, chống ma túy (sửa đổi). Dự án Luật này đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10.
Quốc hội dành khoảng 4,5 ngày để thảo luận dự thảo báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của: Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước. Đồng thời, Quốc hội nghe Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV; Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV; Hội đồng Bầu cử Quốc gia báo cáo kết quả hoạt động từ khi thành lập đến tháng 3/2021.
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026; xem xét, thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV (trong đó có nội dung quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026).
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành khoảng 7 ngày để xem xét, kiện toàn một số vị trí lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước.
*Kiện toàn 25 chức danh lãnh đạo
Tại cuộc họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đại diện một số cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã trả lời một số vấn đề mà phóng viên báo chí quan tâm.
Về câu hỏi kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ khóa XIV, Quốc hội thông qua chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước và Chính phủ; vậy tới đầu nhiệm kỳ khóa XV có bầu lại hay không, có tốn thời gian và thủ tục không, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc giải thích, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, một số đồng chí không tiếp tục tham gia Ban Chấp hành Trung ương. Do đó, Quốc hội sẽ phải kiện toàn các chức danh của những người này, đảm bảo kịp thời thống nhất trong chỉ đạo, điều hành công việc nhà nước.
"Khóa XIII Quốc hội cũng đã kiện toàn một số chức danh sau Đại hội Đảng. Về luật pháp thì không vướng gì. Quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm và kiện toàn đợt này là thẩm quyền của Quốc hội khóa XIV”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Quốc hội lần này chỉ kiện toàn một số chức danh lãnh đạo Nhà nước chứ không kiện toàn tất cả. Sau khi bầu cử xong, đến tháng 7/2021, Quốc hội sẽ tiếp tục kiện toàn nhân sự cho khóa XV và việc tuyên thệ diễn ra bình thường theo quy định. "Theo quy định của Hiến pháp, có một số chức danh phải tuyên thệ sau khi được bầu, thì lần này là tuyên thệ thuộc khóa XIV. Đến đầu nhiệm kỳ sau có thể bầu lại người đó, có thể bầu người khác, nhưng người nào được bầu vào chức danh đó thì vẫn phải tuyên thệ", ông Nguyễn Hạnh Phúc phân tích.
Ngoài ra, việc kiện toàn sớm nhằm đảm bảo các vị trí nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ, phát huy vai trò, triển khai Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, quy trình nhân sự ở Quốc hội chặt chẽ, trước hết phải miễn nhiệm chức danh của người không tiếp tục đảm nhiệm, sau đó mới bầu người được giới thiệu vào vị trí đó. Tổng số có 25 chức danh được kiện toàn tại kỳ họp này.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đánh giá nhiệm kỳ 5 năm của Quốc hội khóa XIV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, đây là nhiệm kỳ có nhiều đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, nhất là trong lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Điểm nhấn quan trọng về quy trình xây dựng luật, pháp lệnh là không ban hành Chương trình cả nhiệm kỳ, mà tập trung xây dựng Chương trình hằng năm; tạo điều kiện để xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung ngay những luật cần thiết theo yêu cầu cuộc sống. Các hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách được tăng cường, nhiều hội nghị được tổ chức trong quá trình giữa hai kỳ họp, thậm chí ngay khi kỳ họp Quốc hội đang diễn ra để cho ý kiến về những vấn đề còn ý kiến khác nhau. Bên cạnh đó, việc xin ý kiến đại biểu bằng hệ thống điện tử, vừa tiết kiệm thời gian, vừa nâng cao trách nhiệm của đại biểu trong việc thể hiện chính kiến, có kết quả kịp thời cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự án, dự thảo luật.
Đặc biệt, công tác giám sát được chú trọng, bao quát hầu hết các lĩnh vực, ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Quốc hội thực hiện chất vấn và trả lời chất vấn bằng hình thức “hỏi nhanh, đáp gọn”, hỏi một phút, trả lời ba phút. Như vậy, nhiều câu hỏi được đặt ra hơn và người trả lời chất vấn cũng trả lời nhiều vấn đề hơn. Quốc hội đã 2 lần tiến hành xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ, thể hiện thái độ, trách nhiệm của Quốc hội trong việc đi “đến cùng” vấn đề được giám sát, bảo đảm việc thực hiện các nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát hiệu quả hơn. Đặc biệt là việc chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận, rất sôi nổi, thẳng thắn.
Đối với việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, lần đầu tiên Quốc hội thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn và kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2016 - 2020, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, hướng tới việc huy động và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn./.
- Từ khóa :
- quốc hội
- kỳ họp thứ 11
- quốc hội khóa xiv
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
TP.HCM lập danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
15:10' - 18/03/2021
Tại hội nghị, 100% đại biểu có mặt đã biểu quyết tán thành thông qua danh sách sơ bộ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 – 2026 gồm 51 người, trong đó có 15 người tự ứng cử.
-
Kinh tế Việt Nam
Trình Quốc hội kiện toàn nhân sự cấp cao của Nhà nước tại Kỳ họp thứ 11
18:29' - 15/03/2021
Chiều 15/3, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 54.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội có 30 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội
10:47' - 15/03/2021
Ngày 15/3, Ủy ban bầu cử phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giao danh sách trích ngang, hồ sơ người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
09:16' - 15/03/2021
Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Thường vụ Quốc khai mạc sáng 15/3 tại Nhà Quốc hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cuối năm 2022 khởi công dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
19:41'
Tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng cam kết sớm khởi công dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh vào cuối năm 2022 và dự án Hữu Nghị - Chi Lăng vào đầu năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi đảm bảo minh bạch
18:16'
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay các chương trình tín dụng ưu đãi kịp thời, đúng đối tượng, đảm bảo công khai, minh bạch, tránh sơ suất, trục lợi chính sách.
-
Kinh tế Việt Nam
Cảnh cáo Đảng ủy Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025
16:53'
Tại kỳ họp thứ 15, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã quyết định cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Nga thúc đẩy hợp tác du lịch
14:39'
Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga tổ chức Diễn đàn Du lịch Việt Nam – Saint Petersburg lần thứ 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất gia hạn thêm 12 tháng dự án nối kênh Đáy-Ninh Cơ
14:12'
Ban Quản lý các dự án Đường thủy đã tính toán đề xuất điều chỉnh tiến độ tổng thể của công trình và đề nghị kéo dài thời gian thực hiện và Hiệp định vay vốn đến 30/6/2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
13:51'
Sáng 18/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou.
-
Kinh tế Việt Nam
Hậu Giang ưu tiên thu hút đầu tư 4 lĩnh vực trụ cột
13:21'
Sáng 18/5 tại Tp. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Hậu Giang đã tổ chức Họp báo công bố thông tin Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
WB công bố báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021
12:43'
Sáng 18/5 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo cập nhật đánh giá quốc gia năm 2021 với chủ đề "Để Việt Nam tươi sắc đào xuân: Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả".
-
Kinh tế Việt Nam
Thách thức nào cho sản xuất điện?
12:07'
Cả giai đoạn vừa qua, năng lượng truyền thống đóng vai trò chủ chốt và quyết định đảm bảo cung ứng điện cho cả nước.