Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật bảo vệ bí mật Nhà nước
Nhiều ý kiến của đại biểu cho rằng, dự thảo Luật cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, nhất là việc xác định phạm vi danh mục bí mật nhà nước; các biện pháp, phương pháp, công cụ để bảo vệ bí mật nhà nước cần phải quy định cụ thể, chặt chẽ ngay trong luật để bảo đảm tính khả thi; đồng thời bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
Không làm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của công dân
Đa số ý kiến đánh giá, nội dung dự thảo Luật phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng; kế thừa và khắc phục nhiều hạn chế trong quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước hiện hành.
Bên cạnh đó, nhiều đại biểu đề nghị giải thích các từ ngữ trong dự thảo Luật bảo đảm đầy đủ, chính xác hơn, để vừa đáp ứng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước, vừa không làm ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của công dân; bảo đảm thống nhất, phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan như Luật An ninh quốc gia, Luật Cơ yếu, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Lưu trữ, Luật An toàn thông tin mạng ...
Theo đại biểu Lê Thị Nga ( đoàn ĐBQH Thái Nguyên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội), hiện nay do những hạn chế trong quy định nội hàm về bảo vệ bí mật nhà nước, dẫn đến thực trạng chậm công khai, công khai còn hình thức và lạm dụng bảo mật để không thực hiện công khai, minh bạch ở nhiều bộ, ngành, địa phương."Đặc biệt, có địa phương còn đóng dấu mật cả vào biên bản chất vấn của đại biểu Quốc hội khiến cho đại biểu không thể giải quyết các kiến nghị của nhân dân" - đại biểu Nga cho biết.
Đại biểu đánh giá việc lạm dụng bảo vệ bí mật nhà nước có thể dẫn đến hậu quả ảnh hưởng đến nhà nước, công dân và ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng. Người dân có thể vào tình trạng dễ bị quy chụp.
Một số cá nhân, báo chí, thậm chí cán bộ nhà nước... có thể vướng vào vòng lao lý trong các trường hợp các văn bản nhà nước quy định không rõ ràng.
Nhiều đại biểu đề nghị nghiên cứu xây dựng khái niệm “bí mật nhà nước” rõ hơn, bao hàm đầy đủ các loại thông tin cần xác định là bí mật nhà nước, làm căn cứ để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ bí mật nhà nước theo Luật này đạt hiệu quả cao.Cần khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh hiện hành
Theo đại biểu Huỳnh Cao Nhất (Bình Định), thời gian qua, Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước đã sử dụng những thuật ngữ chung chung, thiếu định tính như là "có nội dung quan trọng", "gây nguy hại" dẫn đến những các hiểu khác nhau , áp dụng không thống nhất.
Tuy nhiên, dự thảo Luật lần này lại tiếp tục sử dụng những thuật ngữ như trên trong phần khái niệm bí mật nhà nước. Như vậy, đại biểu Huỳnh Cao Nhất cho rằng dự thảo Luật chưa thể hiện được quan điểm của Chính phủ trong chỉ đạo xây dựng luật và khắc phục những hạn chế, bất cập của hạn chế của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước.
Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu thuật ngữ mang định tính rõ ràng hơn hoặc phải có quy định rõ tiêu chí, xác định mức độ nguy hại cho lợi tích quốc gia, dân tộc để làm căn cứ xây dựng danh mục bí mật nhà nước, đảm bảo chặt chẽ, chính xác, thống nhất.
Về phạm vi bí mật nhà nước, đại biểu thống nhất phân loại bí mật nhà nước thành 3 cấp độ: tuyệt mật, tối mật và mật.
Tuy nhiên, phạm vi bí mật nhà nước xác định như dự thảo Luật còn chung chung, không xác định được các loại lĩnh vực, các thông tin là bí mật nhà nước, dễ dẫn đến áp dụng, ban hành ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thông tin của công dân.
"Cụm từ "cần giữ bí mật" tại Điều 9 dự thảo Luật là không rõ về nội hàm, có thể dẫn đến xác định bí mật nhà nước bị mở rộng, từ đó lợi dụng yêu cầu bảo vệ bí mật nhà nước để từ chối cung cấp thông tin, quyền tiếp cận thông tin, thậm chí trong nhiều trường hợp lợi dụng bảo vệ bí mật nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật" - đại biểu Nhất kiến nghị.
Theo đại biểu Phạm Thị Thanh Thủy (Thanh Hóa), phân loại bí mật nhà nước là cơ sở quan trọng để nhà nước, các bộ, ngành địa phương ban hành danh mục bí mật nhà nước theo quy định.Tuy nhiên đại biểu nêu, dự thảo Luật chưa có quy định, tiêu chí cụ thể để xác định mức độ nguy hại như thế nào là đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và nghiêm trọng.
Điều này dễ dẫn đến tình trạng có nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng không thống nhất giữa các bộ, ngành, địa phương về việc xác định danh mục bí mật nhà nước.
Báo cáo giải trình tại phiên họp, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho rằng, công tác bảo vệ bí mật nhà nước có vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh quốc gia. Việc lộ, lọt bí mật nhà nước gây thiệt hại nghiêm trọng đến chính trị, kinh tế, ngoại giao, an ninh - quốc phòng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.Tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Tô Lâm cho rằng dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước cần tiếp tục được hoàn thiện về tên gọi, bố cục của dự thảo Luật; làm rõ nội dung của các quy định về khái niệm, phạm vi bí mật nhà nước, về giải mật... để đảm bảo tính khả thi trên thực tiễn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc-Nam
11:08' - 22/11/2017
Với 83,1% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua 2 luật, 1 Nghị quyết
18:52' - 21/11/2017
Chiều 21/11, các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; Luật Thủy sản...
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Khó thu hồi tài sản bất minh
13:10' - 21/11/2017
Sáng 21/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, hiện còn nhiều bất cập trong việc phòng, chống tham nhũng...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
09:04'
Hãy cùng nhìn lại một số dự kiến kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
08:24'
Sáng 25/5, Lễ truy điệu và đưa tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Triển khai ngay giải pháp để giảm chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế
20:28' - 24/05/2025
Chiều 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp về tình hình thị trường vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy chính sách giúp doanh nghiệp tự tin để bứt phá
18:24' - 24/05/2025
Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) được ban hành được coi là đòn bẩy giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, bứt phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48' - 24/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18' - 24/05/2025
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31' - 24/05/2025
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30' - 24/05/2025
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.