Quy định ngoại hối mới đối với hoạt động thanh toán ở biên giới Việt-Trung
Thông tư này hướng dẫn Nghị định 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới và thay thế Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 về việc ban hành quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc.
Theo quy định tại Nghị định 14/2018/NĐ-CP, hoạt động thương mại biên giới bao gồm: hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân; hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.
Thông tư 19 quy định cụ thể về đồng tiền được sử dụng trong thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới, theo đó: đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới, thương nhân được sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi và đồng bản tệ (CNY, VND) để thanh toán; đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới, đồng tiền được sử dụng trong thanh toán là đồng bản tệ (CNY, VND).
Về phương thức thanh toán, thanh toán qua ngân hàng là phương thức thanh toán chủ yếu áp dụng đối với hoạt động thương mại biên giới. Ngoài ra, Thông tư 19 quy định phương thức thanh toán bằng tiền mặt (CNY, VND) đối với hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới của thương nhân Việt Nam và thanh toán bằng VND tiền mặt đối với hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới và tại chợ biên giới.
Theo ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối (Ngân hàng Nhà nước), cơ chế thanh toán bằng đồng bản tệ nêu trên đã được triển khai thực hiện từ năm 2004 theo quy định tại Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN trước đây.
Việt Nam có 7 tỉnh có đường biên giới giáp với Trung Quốc gồm Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Điện Biên và chỉ có những khu vực biên giới tại các tỉnh này mới được phép dùng đồng VND, CNY để thanh toán đối với hoạt động thương mại biên giới.
Việc ban hành Thông tư 19 góp phần hoàn thiện chính sách thanh toán biên mậu, thúc đẩy hoạt động thương mại biên giới giữa hai nước Việt – Trung ngày càng phát triển./.
>>>NHNN yêu cầu rà soát quy trình thanh toán thẻ, phòng ngừa rủi ro
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Thống đốc Lê Minh Hưng: Dự trữ ngoại hối nhà nước khoảng 63,5 tỷ USD
17:42' - 02/07/2018
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, thị trường ngoại tệ ổn định, Ngân hàng Nhà nước mua ròng trên 11 tỷ đô la Mỹ (USD), tăng dự trữ ngoại hối nhà nước lên khoảng 63,5 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí
06:08' - 23/04/2018
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ cản bước các kỳ lân châu Á
07:30'
Theo công ty nghiên cứu thị trường CB Insights, tính đến cuối tháng 7/2022, châu Á có 321 kỳ lân, chiếm khoảng 30% trong tổng số 1.178 kỳ lân toàn cầu.
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Nhà đầu tư nên thận trọng khi mua trái phiếu doanh nghiệp
20:51' - 19/08/2022
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư là một kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của doanh nghiệp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
-
Tài chính
Đồng ruble của Nga tiệm cận ngưỡng cao nhất trong 4 tuần
17:09' - 19/08/2022
Vào đầu phiên giao dịch ngày 19/8 tại thị trường chứng khoán Moskva, đồng ruble tăng lên gần mức cao nhất trong 4 tuần qua so với đồng USD nhờ các khoản thanh toán thuế thúc đẩy nhu cầu đồng ruble.
-
Tài chính
Nợ công của Việt Nam giảm mạnh
11:29' - 19/08/2022
Theo bản tin nợ công số 14 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP.
-
Tài chính
WB giải ngân hơn 49 tỷ USD giúp Mỹ Latinh đối phó với dịch COVID-19
10:43' - 19/08/2022
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, tổ chức này đã giải ngân khoản hỗ trợ kỉ lục 49,8 tỷ USD để giúp Mỹ Latinh và Caribe đối phó với các tác động y tế, kinh tế và xã hội do đại dịch gây ra,
-
Tài chính
Đức sẵn sàng chi thêm hàng tỷ USD để kiềm chế lạm phát
10:40' - 19/08/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết nước này có thể triển khai thêm một gói hỗ trợ trị giá hàng tỷ USD để chống lạm phát.
-
Tài chính
Lạm phát ở Nhật Bản tăng mạnh nhất trong hơn 7 năm
09:42' - 19/08/2022
Trong tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản của nước này tăng 2,4% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng 0,2 điểm so với tháng trước và cao nhất kể từ tháng 12/2014.
-
Tài chính
Thuế giao dịch tiền điện tử và fintech mang về cho Indonesia hàng triệu USD
08:06' - 18/08/2022
Từ tháng 5/2022, thu ngân sách từ thuế giao dịch tiền điện tử và fintech của Indonesia đạt gần 100 tỷ rupiah mỗi tháng, đồng thời hy vọng rằng con số này sẽ ngày càng tăng
-
Tài chính
Đề nghị Hải Phòng nghiên cứu không thu phí hàng hoá vận tải bằng đường thuỷ nội địa
12:51' - 17/08/2022
Bộ Tài chính vừa có công văn số 8058/BTC-CST gửi UBND TP Hải Phòng về phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển.