Quy định về tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội còn có ý kiến khác nhau
Dự án luật đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 7 và dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp 8, tháng 10 tới.
Báo cáo tóm tắt một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cơ quan thống nhất đề nghị cho giữ quy định về giáo dục tại Trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý chuyển hướng; đồng thời đã phối hợp rà soát kỹ lưỡng từng trường hợp được áp dụng biện pháp này để bảo đảm chặt chẽ.
Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, Thường trực Ủy ban Tư pháp và các cơ quan thống nhất đề nghị cho giữ quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng như dự thảo Luật. Trong đó, 3 cơ quan (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại mỗi giai đoạn tố tụng nhằm giúp người chưa thành niên có đủ điều kiện theo luật định sẽ sớm được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Riêng đối với biện pháp giáo dục tại Trường giáo dưỡng, cần tiếp tục giao duy nhất cho Tòa án quyết định vì đây là biện pháp nghiêm khắc nhất. Về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, Thường trực Ủy ban Tư pháp và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép chỉnh lý quy định về tổng hợp hình phạt theo hướng: Không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và áp dụng thống nhất với mọi tội phạm (không chỉ áp dụng với 5 tội như dự thảo Luật trình Quốc hội). Về tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội, có 2 loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất tán thành quy định phải tách vụ án đối với người chưa thành niên để giải quyết riêng; đồng thời, đề nghị giao Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về phối hợp trong thực hiện việc tách vụ án.Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định theo hướng cơ quan tiến hành tố tụng “có thể” tách riêng vụ án đối với người chưa thành niên để giải quyết. Phương án này tạo sự linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện, giao cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc, quyết định. Trên cơ sở từng vụ án cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đối chiếu với các quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên và Bộ luật tố tụng hình sự để quyết định tách riêng vụ án với người chưa thành niên hoặc vẫn giải quyết chung trong cùng vụ án với người trưởng thành.
Với điều kiện cơ sở vật chất của trại giam, các cơ quan đều thống nhất đề xuất chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng quy định cả 2 mô hình: Trại giam riêng hoặc phân trại dành riêng cho người chưa thành niên trong trại giam. Căn cứ điều kiện thực tiễn, các cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định mô hình phù hợp cho từng giai đoạn. Đồng tình với quy định “có thể” tách riêng vụ án đối với người chưa thành niên để giải quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho rằng, phương án này tạo sự linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện, giao cơ quan tiến hành tố tụng cân nhắc, quyết định. Trên cơ sở từng vụ án cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đối chiếu với các quy định của Luật Tư pháp người chưa thành niên và Bộ luật Tố tụng Hình sự để quyết định tách riêng vụ án với người chưa thành niên hoặc vẫn giải quyết chung trong cùng vụ án với người trưởng thành. Cho ý kiến về vấn đề này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình nêu quan điểm, nếu không thể tách riêng vụ án đối với người chưa thành niên để giải quyết, Luật này trở nên vô nghĩa. Quy định này cũng để giải quyết ngay các vụ án, bảo đảm cho người chưa thành niên được hưởng các chính sách tốt nhất tại thời điểm độ tuổi chưa thành niên.Mặt khác, liên quan đến vấn đề bảo mật, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho rằng, nếu để vào vụ án chung thì phải xét xử công khai, không được xét xử kín, bản án phải được công khai, như vậy tất cả hành vi sai lầm của các cháu đều bị công khai hết cả. Đây là điều mặc cảm, ảnh hưởng đến con đường hoàn lương còn lại rất dài của các cháu, các cháu sẽ luôn bị ám ảnh bởi một tuổi thơ phạm tội. Bên cạnh đó, nếu không tách án thì không có quy trình điều tra cho cá nhân mà phải tuân theo thời hạn điều tra vụ án. Mà với vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các cháu phải trải qua thời hạn điều tra rất dài.
“Chúng tôi đã có biện pháp nhằm bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến trình xử lý vụ án và người chưa thành niên cũng không phải ra tòa hai lần”, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nhấn mạnh. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất về sự cần thiết tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội nhằm thực hiện các chính sách mới, bảo đảm yếu tố thân thiện và rút ngắn thời hạn tố tụng. Thảo luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, các quy định về xử lý người chưa thành niên phạm tội trong lĩnh vực tư pháp hình sự hiện nay đã được quy định rải rác ở nhiều đạo luật khác nhau. Do đó, việc xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên thể hiện sự tiến bộ, nhân văn đối với đối tượng này, phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế.Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
17:16' - 13/08/2024
Ngày 13/8/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ án liên quan đến Cục Đăng kiểm Việt Nam: Luật sư thống nhất với tội danh truy tố các bị cáo
21:00' - 12/08/2024
Ngày 12/8, Tòa án nhân dân T.p Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các Trung tâm, Chi cục Đăng kiểm địa phương với phần tranh luận của luật sư bào chữa.
-
Kinh tế và pháp luật
Luật Lưu trữ (sửa đổi): Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân
08:35' - 12/08/2024
Phóng viên TTXVN phỏng vấn ông Đặng Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ về những điểm mới trong Luật Lưu trữ (sửa đổi):.
-
Kinh tế và pháp luật
Sửa Luật Điện lực: Cần thiết nhưng nên có chính sách rõ ràng hơn
19:55' - 09/08/2024
Việc xây dựng và góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) là hết sức cần thiết tại thời điểm này, tuy nhiên, cơ quan soạn thảo cần có chính sách rõ ràng hơn về năng lượng điện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Hơn 460 công ty Nhật Bản vi phạm trong sử dụng thực tập sinh nước ngoài
08:04'
Vi phạm phổ biến nhất là không tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi kiểm tra sức khỏe của người lao động, với 131 trường hợp.
-
Kinh tế và pháp luật
Điều tra hành vi phá hoại trên tuyến cao tốc Nghi Sơn – Diễn Châu
09:42' - 02/11/2024
Tập đoàn Sơn Hải (Quảng Bình) cho biết, đơn vị vừa gửi đơn tố giác tội phạm đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra hành vi có dấu hiệu phá hoại trên tuyến cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu.
-
Kinh tế và pháp luật
Truy tố cựu cán bộ ngân hàng tham ô 246 lượng vàng để mua chứng khoán
07:51' - 02/11/2024
Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Linh về tội “Tham ô tài sản”.
-
Kinh tế và pháp luật
Indonesia cấm bán điện thoại thông minh của Google
07:46' - 02/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia thông báo cấm bán điện thoại thông minh Google Pixel do Google thuộc tập đoàn Alphabet (Mỹ) sản xuất, do không đáp ứng quy định yêu cầu sử dụng linh kiện sản xuất trong nước.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố đối tượng kinh doanh qua mạng, trốn thuế hàng tỷ đồng
21:29' - 01/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đỗ Mạnh Cường để điều tra về hành vi trốn thuế và đang tiếp tục mở rộng điều tra.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ: Vụ kiện mới nhất về sữa công thức cho trẻ sinh non
16:17' - 01/11/2024
Ngày 1/11, bồi thẩm đoàn tại tòa án bang Missouri (Mỹ) kết luận sữa công thức dành cho trẻ sinh non của Abbott và Mead Johnson không gây bệnh đường ruột nguy hiểm ở một bé trai.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản: Phạt tù người vừa đi xe đạp vừa dùng điện thoại di động
14:58' - 01/11/2024
Kể từ ngày 1/11, Luật Giao thông đường bộ sửa đổi của Nhật Bản chính thức có hiệu lực, trong đó quy định mức án tù và tiền phạt đối với người đi xe đạp sử dụng điện thoại di động hoặc say rượu.
-
Kinh tế và pháp luật
Đề nghị truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận và 16 bị can
12:44' - 01/11/2024
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
-
Kinh tế và pháp luật
Kiểm soát chặt hồ sơ miễn giảm, gia hạn nộp thuế để tránh lợi dụng chính sách
08:23' - 01/11/2024
Dự báo công tác thu ngân sách những tháng cuối năm 2024 sẽ đối diện với nhiều khó khăn, thử thách do tình hình “sức khỏe” chung của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.