Quý I/2022, kết nối 100% TTHC nông nghiệp với Cổng thông tin một cửa quốc gia
Tại hội nghị Triển khai kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chiều 11/1, ông Nguyễn Xuân Ân, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ cho biết, triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN, Bộ đã thực hiện triển khai kết nối 29/33 thủ tục hành chính tại 7 đơn vị thuộc Bộ. Bộ đã cấp phép điện tử hơn 1,4 triệu hồ sơ qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Dự kiến trong quý I/2022, Bộ sẽ hoàn thành kết nối 100% các thủ tục hành chính thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia theo chỉ đạo của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.
Nhìn lại năm 2021, ông Nguyễn Xuân Ân cho biết, thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2021. Bộ đã hoàn thành 36/36 nhiệm vụ, đạt 100%; hoàn thành 92/93 sản phẩm, hoạt động, đạt 98,9%.
Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, năm 2021, Bộ đã trình Chính phủ 9 nghị định; trong đó Chính phủ đã ban hành 3 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 2/2 quyết định; Bộ trưởng đã ban hành 20/20 thông tư.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hoàn thành việc ban hành 7 văn bản quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều. Bộ đã trình Chính phủ ban hành các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; thủy lợi; trồng trọt; chăn nuôi. Bộ đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về thủy sản. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát 443 văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế 96 văn bản; trong đó có 62 văn bản do Bộ chủ trì xây dựng. Bộ đã công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ gồm 404 văn bản. Ông Nguyễn Văn Nam – Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trên 400 văn bản cùng với 9 luật chuyên ngành. Năm 2022, các đơn vị cần đánh giá thêm tác động của các văn bản quy phạm pháp luật Bộ ban hành trong việc tạo hành lang, pháp lý cho phát triển ngành cũng như tái cơ cấu... Những văn bản này bước đầu đáp ứng sự tương thích với các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do và đảm bảo quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức cũng như quản lý ngành. Năm 2022, các đơn vị cần tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm như: tổ chức thực hiện tốt kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của bộ. Theo đó, các đơn vị cần đổi mới phương thức xây dựng là cùng nhau xác định trước các nội dung chính để địa phương sớm có định hướng. Với 9 luật chuyên ngành, ông Nguyễn Văn Nam cho rằng, cần có đánh giá để kịp thời có đề xuất sửa đổi, bổ sung bởi một số luật đã cho thấy không có sự tương thích với thực tế triển khai, điển hình như Luật Trồng trọt... Các đơn vị cần khắc phục tình trạng chậm, chất lượng thấp trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Về sắp xếp các công ty nông lâm trường còn chậm, ông Nguyễn Văn Nam cho biết, do Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp chưa được sửa đổi. Bộ đang nghiên cứu đề xuất để sửa đổi trong năm 2022 với 10 điều cần sửa đổi. Ông Nguyễn Xuân Ân cho biết, năm 2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường, đẩy mạnh giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử: chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ; trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng; số hóa kết quả thủ tục hành chính nâng cao tính công khai, minh bạch rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí. Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các vướng mắc khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến phạm vi quản lý của bộ. Bộ cũng tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý nhà nước lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đặc biệt là nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, phát hiện và xử lý mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định. Các đơn vị cũng theo dõi thi hành pháp luật lĩnh vực có tác động trực tiếp đến người dân và doanh nghiệp như: quản lý thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, xử lý vi phạm hành chính..../. Bích HồngTin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
VCCI: Đơn giản thủ tục hành chính cho doanh nghiệp khi tuân thủ Luật Chăn nuôi
10:17' - 09/01/2022
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc bổ sung các quy định về điều kiện sản xuất sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi là phù hợp với Luật Đầu tư năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực nông nghiệp
19:28' - 24/12/2021
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành có liên quan trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng nội dung và thời hạn quy định
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm túc, hiệu quả thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa
07:00' - 22/12/2021
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng tiếp tục phân cấp tối thiểu 50% trên tổng số nhiệm vụ còn giữ lại
21:28' - 25/05/2025
Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ban hành Công điện về việc tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
19:15' - 25/05/2025
Trước những chuyển động phức tạp hiện nay, hơn bao giờ hết ASEAN cần củng cố đoàn kết và vai trò trung tâm của mình, thể hiện tiếng nói chung mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Malaysia trở thành hình mẫu hợp tác trong ASEAN
19:13' - 25/05/2025
Hai bên thống nhất nhanh chóng hoàn thành khung Chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược giai đoạn 2025-2030; thiết lập cơ chế gặp nhau giữa hai Thủ tướng Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hơn 6 triệu phương tiện dán thẻ thu phí điện tử không dừng
17:41' - 25/05/2025
Cả nước đã triển khai hệ thống thu phí điện tử không dừng tại 163 trạm thu phí với hơn 6 triệu phương tiện đã được dán thẻ và đang thúc đẩy mở rộng dịch vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đề xuất tầm nhìn hợp tác báo chí số có trách nhiệm
17:40' - 25/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, Diễn đàn Hợp tác Truyền thông ASEAN – Trung Quốc 2025 đã chính thức khai mạc ngày 25/5 tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại quê nhà Quảng Ngãi
17:22' - 25/05/2025
Đúng 15 giờ, Lễ an táng bắt đầu được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ an táng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Quảng Ngãi
16:57' - 25/05/2025
Chiều 25/5/2025, Linh xa đưa linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về an táng tại nghĩa trang thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi – quê hương của ông.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp hàng đầu Malaysia
15:01' - 25/05/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp Malaysia nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tỉnh Nghệ An đẩy mạnh các cơ hội giao lưu, hợp tác kinh tế tại Đức
14:24' - 25/05/2025
Nghệ An có thế mạnh về đất đai và nguồn nhân lực, thị trường lớn với 3,7 triệu dân, rất tiềm năng để các doanh nghiệp Đức đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác, đầu tư.