Quy trình bầu cử Tổng thống Mỹ diễn ra như thế nào?
Và ngày 3/11/2020 tới, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần thứ 46 sẽ chính thức diễn ra để tìm người tiếp tục chèo lái nền kinh tế số 1 thế giới.
Thể thức và quy định bầu cử ở Mỹ được coi là khá phức tạp, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của luật pháp Mỹ.
Quá trình bầu cử Tổng thống Mỹ gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các đảng gọi là bầu cử sơ bộ (primary election) và giai đoạn chính thức bầu chọn Tổng thống từ trong số các ứng cử viên gọi là tổng tuyển cử (general election).
Ứng cử viên Tổng thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này quy định: không dưới 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, là công dân Mỹ, và được sinh ra tại Mỹ.
* Giai đoạn bầu cử sơ bộ
Giai đoạn bầu cử sơ bộ là quá trình các đảng viên của các đảng lựa chọn ứng cử viên của đảng mình ra tranh cử Tổng thống, thường bắt đầu vào tháng 1 của năm bầu cử bằng các cuộc bầu cử sơ bộ tại các bang, kết thúc vào tháng 8 bằng Đại hội đại biểu toàn quốc của các đảng.
Tại các bang, cử tri các đảng bầu đại biểu của bang tham dự Đại hội đảng toàn quốc (số lượng đại biểu của từng bang do Ủy ban toàn quốc của đảng quyết định, căn cứ số lượng đảng viên và truyền thống chính trị).
Phần lớn các bang hiện nay tiến hành bầu cử sơ bộ theo hình thức "phổ thông đầu phiếu".
Tại Đại hội đảng toàn quốc, mỗi đảng sẽ chọn liên danh ứng cử viên Tổng thống và Phó Tổng thống và đề ra cương lĩnh tranh cử của mình.
Ứng cử viên độc lập hoặc của đảng thứ 3 (ngoài hai đảng lớn là Cộng hoà và Dân chủ) phải thu được chữ ký ủng hộ ra tranh cử của hàng trăm nghìn cử tri ở từng bang trong tất cả 50 bang của Mỹ mới được đưa vào danh sách ứng cử viên.
Sau khi quá trình chọn ứng cử viên hoàn tất, ứng cử viên được chọn sẽ bước vào chiến dịch quảng bá, vận động ở các bang.
Ngoài ra, họ cũng thực hiện các cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình để cử tri hiểu rõ quan điểm, năng lực của từng ứng cử viên.
* Giai đoạn tổng tuyển cử
Đây là giai đoạn bầu chọn Tổng thống và Phó Tổng thống từ danh sách ứng cử viên.
Tổng thống và Phó Tổng thống Mỹ không do công dân trực tiếp bầu ra, mà được bầu gián tiếp qua các đại cử tri (electors).
Về ngày bầu cử, luật pháp Mỹ quy định là ngày Thứ 3, nhưng phải ngay sau ngày Thứ 2 đầu tiên của tháng 11, các cử tri (công dân) ở các bang tiến hành bỏ phiếu trong cuộc bỏ phiếu phổ thông.
(Theo quy định này, ngày tổng tuyển cử năm nay của Mỹ là ngày thứ Ba 3/11/2020).
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, Mỹ không áp dụng hình thức tổng tuyển cử, tức người dân bầu trực tiếp cho Tổng thống, mà “ủy quyền” cho các đại cử tri, những người trực tiếp chọn ứng viên theo kết quả phiếu phổ thông của bang.
Điều này có nghĩa là, người dân Mỹ không trực tiếp bầu Tổng thống mà họ dùng lá phiếu của họ (gọi là phiếu phổ thông) để chọn ra các “đại cử tri” trong bang, những người ủng hộ ứng cử viên mà họ muốn trở thành Tổng thống. Đây gọi là quy trình bầu cử tri đoàn.
Trong tổng số 50 bang của Mỹ, mỗi bang sẽ được trao một số đại cử tri nhất định, phân bổ dựa trên quy mô dân số của mỗi bang, tương ứng số ghế trong Hạ viện và Thượng viện Mỹ.
Ví dụ như bang California là bang có dân số lớn nhất, có 55 đại cử tri. Ngược lại, Delaware, bang có dân số nhỏ nhất, chỉ có 3 đại cử tri.
Hiện Hạ viện Mỹ bao gồm 435 ghế, Thượng viện gồm 100 ghế. Riêng Quận Columbia không có đại diện tại Quốc hội nhưng được bầu 3 đại cử tri. Như vậy, tổng số đại cử tri tương ứng sẽ là 538.
Để chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ thì ứng cử viên phải giành được tối thiểu 270 phiếu đại cử tri.
Theo thể thức, vào ngày thứ Hai của tuần thứ ba của tháng 12 (năm nay sẽ là vào ngày 14/12/2020), các đại cử tri ở các bang sẽ tiến hành họp để bỏ phiếu bầu Tổng thống và Phó Tổng thống.
Tuy nhiên, thông thường thì ứng cử viên nào giành được thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở bang nào thì sẽ giành được phiếu của tất cả các đại cử tri của bang đó.
Chỉ có một ngoại lệ là 4 đại cử tri của bang Main và 5 đại cử tri của bang Nebraska là được quyền bỏ phiếu cho ứng cử viên theo tỉ lệ phiếu bầu của dân chúng.
Đây là lệ riêng có từ thời thành lập Liên bang và điều này giúp lượng phiếu đại cử tri được phân bổ cho cả hai ứng viên, nhưng phần lớn thì vẫn nghiêng về người thắng cuộc.
Với hệ thống bầu cử như vậy, người ta thường có thể xác định được kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngay sau các cuộc bỏ phiếu phổ thông.
Tuy nhiên, do kết quả bầu Tổng thống Mỹ tuỳ thuộc vào số phiếu đại cử tri mà mỗi ứng cử viên Tổng thống thu được, nên điều này cũng có thể dẫn đến khả năng ứng cử viên dù giành được nhiều phiếu phổ thông hơn nhưng vẫn thua vì không giành được nhiều hơn phiếu đại cử tri.
Thực tế Hiến pháp Mỹ không quy định cử tri phải tuân theo quyết định của đa số phiếu bầu phổ thông, nên trong lịch sử Mỹ cũng đã từng xảy ra trường hợp đại cử tri bất tuân theo số phiếu phổ thông.
Trong lịch sử Mỹ, đã có 5 Tổng thống thắng phiếu bầu đại cử tri dù thua đa số phiếu bầu phổ thông.
Ví dụ như vào năm 2000, Tổng thống George W.Bush nhận được 50,4 triệu phiếu phổ thông, ít hơn khoảng 500 nghìn phiếu so với đối thủ đảng Dân chủ Al Gore.
Tuy nhiên ông Bush lại giành chiến thắng ở những bang có số đại cử tri cao, điều này giúp ông thu về 271 phiếu đại cử tri và trở thành Tổng thống Mỹ.
Hay như trong mùa bầu cử năm 2016, cựu Ngoại trưởng Hilary Clinton giành được nhiều hơn ông Trump gần 3 triệu phiếu phổ thông, song chỉ giành được 227 phiếu đại cử tri, trong khi ông Trump giành được 304 phiếu đại cử tri và trở thành người chiến thắng…
Thực tế trên cho thấy, chế độ bầu cử thông qua đại cử tri ở Mỹ có thể gây ra rắc rối. Các đại cử tri không bắt buộc phải bỏ phiếu cho ứng cử viên mà họ cam kết ủng hộ.
Như vậy, khi kết quả bầu cử quá sít sao ở bang nào đó, ứng cử viên kém thế hơn về phiếu bầu hoàn toàn có thể tìm cách thuyết phục vài đại cử tri thay đổi ý kiến để bầu cho mình mà giành phần thắng.
Do thực tế đó, đã có rất nhiều ý kiến về việc có nên duy trì chế độ bầu cử qua đại cử tri hay không.
Những người tán thành chế độ đại cử tri thì lập luận rằng chế độ này đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng quan hệ giữa các bang và bảo vệ được lợi ích của các bang nhỏ.
Còn những người phản đối thì khẳng định, đó là một phương cách bầu cử không coi trọng nguyện vọng của đa số, trái với quá trình vận động tranh cử, và tiềm tàng khả năng gây ra các cuộc khủng hoảng thể chế nghiêm trọng.
Nếu trong trường hợp không có ứng cử viên nào thu được đa số tuyệt đối phiếu đại cử tri (ví dự như cả hai ứng cử viên đều được 269 phiếu), thì Hạ viện Mỹ sẽ quyết định ai sẽ trở thành Tổng thống, còn Thượng viện chọn Phó Tổng thống.
Trong lịch sử hiện đại Mỹ, trường hợp này mới xảy ra 2 lần, vào năm 1800 khi Hạ viện trực tiếp bầu ra Tổng thống là ông Thomas Jefferson, và vào năm 1824 Hạ viện bầu cho ông John Quincy Adams.
Có thể thấy rõ, bầu cử Tổng thống Mỹ là một hệ thống vô cùng phức tạp. Mặc dù vậy nó vẫn luôn luôn thu hút sự chú ý và tốn nhiều giấy mực của giới truyền thông.
Lý do là bởi Mỹ là cường quốc hàng đầu thế giới và mỗi một thay đổi, dù lớn hay nhỏ sẽ định hình diện mạo của nước Mỹ và một phần nào đó của cả thế giới.
Hiện cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang trong giai đoạn nước rút và cả hai ứng viên là Donald Trump của đảng Cộng hòa và Joe Biden của đảng Dân chủ đều đang lên kế hoạch để thu hút thêm cử tri tại những bang chiến lược.
Đây là những bang vẫn còn khá dao động và thường có kết quả khác nhau trong các cuộc bầu cử. Các bang này chính là chìa khóa để giúp các ứng viên Tổng thống Mỹ giành thắng lợi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Quan điểm khác biệt của cử tri về đại dịch COVID-19
08:09' - 26/10/2020
Chỉ 24% cử tri ủng hộ Tổng thống Donald Trump so với 80% cử tri ủng hộ ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden coi virus SARS-COV-2 là một vấn đề "rất quan trọng".
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống D.Trump bỏ phiếu sớm tại bang Florida
23:35' - 24/10/2020
Tối 24/10 (giờ Việt Nam), sáng 24/10 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đi bỏ phiếu sớm tại bang Florida.
-
Ý kiến và Bình luận
Bầu cử Mỹ: Chuyên gia đánh giá trái chiều về tranh luận cuối cùng giữa hai ứng cử viên
10:15' - 24/10/2020
Sau khi cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng giữa các ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ kết thúc, chuyên gia phân tích đã đưa ra một số đánh giá trái chiều sau sự kiện này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.