Ra mắt hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu ePing phiên bản tiếng Việt
Nhằm tăng cường tính minh bạch và thúc đẩy thương mại toàn cầu, chiều 29/4, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), là đơn vị của Liên Hợp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tổ chức Hội thảo “Giới thiệu Hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu ePing phiên bản tiếng Việt ” nhằm hỗ trợ các cơ quan chính phủ, các tổ chức, hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp theo dõi thông tin mới nhất về các yêu cầu pháp lý đối với thương mại quốc tế.
Hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu ePing hỗ trợ tạo điều kiện việc tuân thủ các yêu cầu liên quan đến quy định về an toàn và sức khỏe, các quy định về sản phẩm, quy trình thử nghiệm và chứng nhận, các biện pháp cần thiết khác để tiếp cận thị trường quốc tế.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp, việc theo dõi sự thay đổi về yêu cầu về sản phẩm tại các thị trường mục tiêu là việc quan trọng hàng đầu, tác động trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh và xuất khẩu.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, tại Việt Nam, hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu ePing đã được Trung tâm ITC phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại đưa vào kế hoạch hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Đối phó với hàng rào phi thuế quan” từ năm 2018.
Ngoài các hoạt động nâng cao năng lực, huấn luyện giảng viên, chuyên gia về lĩnh vực hàng rào phi thuế quan, dự án còn đặc biệt tập trung vào hỗ trợ triển khai hệ thống ePing phiên bản tiếng Việt.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hệ thống ePing phiên bản tiếng Việt có nội dung tập trung vào một số lĩnh vực chính và có tiềm năng như nông sản, thủy sản, da giầy, thực phẩm, thiết bị xây dựng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, dược phẩm, thiết bị điện…
Những nội dung về cảnh báo từ các ngành nghề và lĩnh vực này được dịch sang tiếng Việt giúp cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức truy cập dễ dàng, tiết kiệm thời gian và nguồn lực để tiếp cận gần hơn với thương mại quốc tế.
Đặc biệt, với hoạt động nâng cao năng lực và phổ biến kiến thức về ePing, cho đến nay đã có 3 khóa huấn về hệ thống ePing được triển khai trực tuyến.
Các đối tượng là các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp. Cùng với đó, các đơn vị đều có những phản hồi tích cực và đánh giá cao khi biết đến hệ thống ePing.
Hơn nữa, tại Việt Nam, việc tiếp cận thông tin và hoạt động tư vấn về hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu được thực hiện thông qua Văn phòng Thông báo và Hỏi đáp quốc gia về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TBT), Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp Quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS) và Cục Xúc tiến thương mại.
Các đơn vị này cũng được ITC và WTO hỗ trợ kỹ thuật để sử dụng thành thạo hệ thống ePing, đảm bảo tư vấn hiệu quả cho doanh nghiệp.
“Ngoài việc hỗ trợ doanh nghiệp, Hệ thống còn hỗ trợ các cơ quan quản lý, các tổ chức nghiên cứu triển khai các hoạt động nâng cao năng lực cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, sát với thực tế”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.
Cùng quan điểm này, bà Pamela Coke-Hamilton, Giám đốc Điều hành ITC cho rằng, ePing với phiên bản Tiếng Việt sẽ giúp đơn vị xuất nhập khẩu nhận được đầy đủ thông tin từ những thông báo của WTO một cách kịp thời nhất.
Từ đó các doanh nghiệp sẽ có bước giải quyết nhanh chóng trước những thay đổi về quy định tại các quốc gia đối tác và giúp họ xác định rõ hơn những trở ngại có thể phải đối mặt trong quá trình tuân thủ quy định mới.
Cũng theo bà Pamela Coke-Hamilton, các nước thành viên WTO phải thông báo cho WTO trước khi ban hành quy định mới về yêu cầu sản phẩm, từ giới hạn dư lượng thuốc trừ sâu đến các quy định dán nhãn. Mỗi năm, các nước thông báo về hơn 5.000 biện pháp TBT và SPS.
“Đầu năm 2018, một loạt chất mới đã được thêm vào danh sách hóa chất bị cấm ở các nước châu Âu. Công ty chúng tôi đã không hề biết về điều này cho đến tận giữa mùa vụ. Kết quả là sản lượng xuất khẩu giảm sụt mạnh do nông dân đã sử dụng những hóa chất này lên vải "- Một doanh nghiệp xuất khẩu vải thiều đông lạnh Việt Nam trong khảo sát của ITC về biện pháp phi thuế quan cho hay.
Để giúp ngăn chặn những gián đoạn trong thương mại, văn phòng SPS và TBT tại Việt Nam đã đề xuất các phương án cho ITC và WTO.
Trên cơ sở đó, ITC phối hợp với Cục xúc tiến thương mại triển khai các hoạt động gồm dịch ePing sang tiếng Việt, cung cấp các khóa đào tạo cho các doanh nghiệp về hệ thống và hướng dẫn tham gia hệ thống.
Hiện tại, ePing có 13.000 người dùng trên toàn thế giới và khoảng 350 người dùng tại Việt Nam.
Đại diện cho giảng viên trường Đại học Ngoại thương cũng chia sẻ, sau khi phối hợp cùng ITC và Cục Xúc tiến thương mại, Đại học Ngoại thương chịu trách nhiệm dịch thuật hệ thống cảnh báo thương mại toàn cầu phiên bản tiếng Việt.
Theo đó gồm các thông báo quan trọng được dịch sang tiếng Việt và một số giải thích về tác động tiềm tàng trong các quy định nước ngoài đối với hoạt động của doanh nghiệp địa phương cũng được thực hiện.
“Cho đến nay, dự án thí điểm này đã địch 50 thông báo trong ngành thủy sản và da giày – 2 nhóm ngành được ưu tiên thực hiện trước. Các thông báo SPS và TBT liên quan đến nông sản gồm trái cây và rau quả sẽ sớm dịch”, đại diện trường Đại học Ngoại thương cho hay.
Thông qua hoạt động đưa ePing đến với trường đại học, sinh viên sẽ có điều kiện mở rộng kiến thức về thương mại quốc tế kết hợp phương pháp tiếp cận lý thuyết và trải nghiệm thương mại thực tế khi làm việc cùng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mặt khác, việc hợp tác hoạt động dịch thuật với trường Đại học Ngoại Thương, từng bước đưa thông tin và kiến thức thực tế của ePing vào trường đại học sẽ trở thành một phần trong quá trình học tập tại các lớp thương mại quốc tế./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chủ động trước ảnh hưởng cuộc chiến thương mại toàn cầu
18:47' - 12/06/2019
Bên lề Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV, phóng viên TTXVN đã ghi nhận một số ý kiến của các đại biểu bình luận và đánh giá về những tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung với doanh nghiệp Việt.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam trước xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu
11:31' - 04/12/2018
Với chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu", Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2018 đã chính thức khai mạc vào sáng 4/12 tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
VBF 2018: Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu
17:55' - 03/12/2018
Chiều 3/12, hai đồng Chủ tịch VBF là ông Vũ Tiến Lộc và ông Tomaso Andreatta đã có buổi tiếp xúc với báo chí để cung cấp một số thông tin.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Viettel thực hiện chuyển đổi số công tác hậu cần Quân đội
20:15' - 24/05/2022
Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) và Tập đoàn Viettel vừa ký kết chương trình phối hợp thực hiện chuyển đổi số công tác hậu cần quân đội giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030.
-
Chuyển động DN
Vinamilk khởi động hành trình thứ 15 Quỹ sữa vươn cao Việt Nam
19:52' - 24/05/2022
Quỹ sữa vươn cao Việt Nam và Vinamilk khởi động hành trình trao 1,9 triệu ly sữa cho trẻ em năm 2022, cũng là cột mốc đặc biệt đánh dấu 15 năm thực hiện chương trình ý nghĩa này (từ 2008-2022).
-
Chuyển động DN
Viettel tuyên dương các cầu thủ U23 Việt Nam tại SEA Games 31
19:48' - 24/05/2022
Ngày 24/5, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức tuyên dương bốn cầu thủ có đóng góp cho Đội tuyển U23 Việt Nam tại SEA Games 31.
-
Chuyển động DN
Lotte đầu tư 37.000 tỷ won cho các lĩnh vực kinh doanh mới và chủ chốt
17:37' - 24/05/2022
Lotte có kế hoạch dành 41% khoản đầu tư cho dược phẩm sinh học, hệ thống hạ tầng sạc xe điện và phương tiện di chuyển bằng đường không trong đô thị.
-
Chuyển động DN
Doanh nghiệp "bắt tay" phát triển bền vững ngành E- logistics
15:31' - 24/05/2022
J&T Express-Thương hiệu chuyển phát nhanh quốc tế, đã bắt tay cùng các bên thứ ba để mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
-
Chuyển động DN
TikTok cho phép các nhà sáng tạo nội dung tính phí theo dõi các buổi phát trực tiếp
09:55' - 24/05/2022
Ngày 23/5, mạng xã hội TikTok thông báo sẽ cho phép một số tài khoản phổ biến trên trang chia sẻ video tính phí hằng tháng với người đăng ký theo dõi các buổi phát trực tiếp của các chủ tài khoản.
-
Chuyển động DN
Bombardier ra mắt dòng siêu chuyên cơ phục vụ giới thương gia
08:29' - 24/05/2022
Hãng chế tạo máy bay Bombardier của Canada đã ra mắt máy bay phản lực Global 8000 có chặng bay siêu dài phục vụ giới thương gia.
-
Chuyển động DN
Korean Air yêu cầu nối lại đường bay Incheon-Bali từ tháng 7/2022
08:28' - 24/05/2022
Korean Air đã nộp đơn yêu cầu nối lại chuyến bay thẳng Incheon-Bali từ ngày 14/7 đến Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc vào ngày 23/5.
-
Chuyển động DN
Apple tìm cách thúc đẩy sản xuất ngoài Trung Quốc
12:27' - 23/05/2022
Tờ Wall Street Journal đưa tin tập đoàn công nghệ Apple đang tìm cách thúc đẩy sản xuất các sản phẩm của tập đoàn bên ngoài Trung Quốc, do chính sách kiểm soát COVID- 19 chặt chẽ của nước này.