Ra mắt Hiệp hội Viễn thông và Công nghệ tư nhân lớn nhất Nam Phi

09:46' - 14/08/2022
BNEWS Sáu nhà khai thác mạng lớn nhất của Nam Phi ra mắt Hiệp hội Viễn thông và Công nghệ (ACT) nhằm chăm sóc lợi ích của ngành công nghiệp viễn thông nước này.

Cơ quan này được sáu tập đoàn viễn thông cung cấp mạng và cơ sở hạ tầng lớn của Nam Phi là Vodacom, MTN, Cell C, Rain, Telkom và Liquid Intelligent Technologies thống nhất thành lập.

 

Giám đốc điều hành đầu tiên của ACT là bà Nomvuyiso Batyi, từng là Ủy viên hội đồng của Cơ quan Truyền thông độc lập Nam Phi. Đồng thời, ông Shameel Joosub Giám đốc điều hành của Vodacom sẽ đóng vai trò Chủ tịch ACT.

Bà Batyi cho biết: “Việc thành lập hiệp hội sẽ hỗ trợ các nhà khai thác mạng giảm sự phân mảnh trong ngành và đảm bảo rằng họ cung cấp một thông điệp chung về các vấn đề liên quan đến ngành… Chúng tôi nhận ra rằng chúng ta đã không có một chính sách hiệu quả và đáp ứng, đặc biệt là luật pháp, kể từ năm 2005. Sau đó, vào năm 2016, chúng ta đã có báo cáo chính thức về công nghệ thông tin và truyền thông vì vậy chúng tôi phải đóng vai trò chủ động vì với Nam Phi, chúng tôi đang bị bỏ lại phía sau”.

Do đó, hiệp hội sẽ hỗ trợ các nhà khai thác mạng giảm sự phân mảnh trong ngành và đảm bảo họ đưa ra một thông điệp chung về các vấn đề liên quan đến ngành.

Đồng thời, hiệp hội sẽ đóng góp vào việc phát triển các chính sách và quy định có lợi cho ngành, cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông và những khoản đầu tư trong tương lai.

ACT cũng sẽ tiến hành nghiên cứu khoa học xã hội và kinh tế với kỳ vọng bảo vệ và thúc đẩy quyền của người tiêu dùng, cùng những thứ khác.

Phát biểu tại lễ ra mắt, Bộ trưởng Truyền thông và Truyền thông Kỹ thuật số Nam Phi, Khumbudzo Ntshavheni cho biết hiệp hội sẽ tạo điều kiện cho nhiều người Nam Phi tham gia vào nền kinh tế kỹ thuật số và hỗ trợ đưa người dân đến các khu vực xa xôi hơn ở các vùng nông thôn của đất nước, phụ nữ và thanh niên.

Bà Khumbudzo Ntshavheni cho biết Nam Phi sẽ có một ngành công nghiệp nghìn tỷ rand (hơn 61 triệu USD) trong 5 đến 10 năm tới và từ 30% đến 50% nền kinh tế Nam Phi sẽ là nền kinh tế kỹ thuật số./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục