Ra mắt sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sáng 28/6, trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam thông qua Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) ra mắt Sổ tay Chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm.
Phát biểu tại buổi họp báo ra mắt cuốn Sổ tay, ông Nguyễn Đức Trung, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp cho biết, trong bối cảnh kỷ nguyên số, kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, vấn đề đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được coi là cách thức hữu hiệu để có thể tạo ra các xung lực mới, giá trị mới cho phát triển kinh tế quốc gia, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thay vì các lợi thế cạnh tranh truyền thống dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ đang dần bị thay thế. “Vấn đề chuyển đổi số ngày càng trở nên cấp thiết khi tác động của dịch COVID-19 đã làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống, thói quen của con người, của toàn xã hội; đòi hỏi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần khẩn trương thay đổi và thích ứng”, ông Trung nhấn mạnh. Cũng theo ông Trung, thời gian qua, Chính phủ luôn xác định chuyển đổi số là một nhiệm vụ ưu tiên quan trọng hàng đầu để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, sức cạnh tranh phù hợp với xu thế mới, tình hình mới; đồng thời đây cũng là nhân tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện. Chương trình hướng tới đến năm 2025 phấn đấu đạt được các mục tiêu: 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số. Thực tế cho thấy, các công cụ, tài liệu và hoạt động của Chương trình trong suốt hơn 2 năm vừa qua đã góp phần vào sự thay đổi rõ rệt trong nhận thức và đầu tư cho chuyển đổi số tại các doanh nghiệp. Theo Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022 của Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả khảo sát 1.000 doanh nghiệp đã chỉ ra rằng, trong năm 2022, số lượng doanh nghiệp được khảo sát đang tiến hành chuyển đổi số có dấu hiệu gia tăng và nhiều doanh nghiệp đã dành ngân sách cụ thể cho hoạt động này. Sự thay đổi này chủ yếu đến từ sự thay đổi trong nhận thức, kỹ năng và kinh nghiệm liên quan tới chuyển đổi số của lãnh đạo và đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp. “Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, tài liệu hướng dẫn từ các cơ quan chuyên ngành như Sổ tay chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm – được công bố hôm nay là rất cần thiết và quan trọng để cung cấp các kiến thức, hướng dẫn, các chỉ dẫn giải pháp công nghệ số cho doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm...", ông Trung chia sẻ.Ông Nguyễn Việt Long, chuyên gia tư vấn Chuyển đối số của Dự án USAID LinkSME và Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 bày tỏ kỳ vọng, việc ra mắt cuốn Sổ tay sẽ giúp cung cấp thông tin tổng quan, nâng cao nhận thức và đưa ra các chỉ dẫn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai áp dụng công nghệ số trong lĩnh vực chế biến và phân phối thực phẩm. Từ đó, đưa ra lộ trình phù hợp áp dụng công nghệ theo nhiều cấp độ khác nhau, gắn liền với mục tiêu sản xuất, kinh doanh và nguồn lực hiện có của doanh nghiệp.
Đánh giá cao việc ra mắt cuốn Sổ tay kịp thời, ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh, Sổ tay sẽ góp phần hữu ích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giám đốc các hợp tác xã và cả những người nông dân có thể tham khảo các thông tin cập nhật về chuyển đổi số, phương pháp tiếp cận, các giải pháp cụ thể để có thể xây dựng được cho mình một chiến lược chuyển đổi số phù hợp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm và nông nghiệp, cũng như các lĩnh vực khác có liên quan. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, ông Phan Viết Hoàn, Tổng giám đốc Freshdi, doanh nghiệp chuyên về cung cấp giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm chia sẻ, cuốn sổ tay này chứa đựng nhiều kiến thức cần thiết và hữu ích để doanh nghiệp hiểu được quá trình chuyển đổi số và áp dụng các công nghệ số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Theo báo cáo năm 2022 của EMIS - tổ chức quốc tế chuyên về nghiên cứu và dữ liệu, thị trường thực phẩm chế biến toàn cầu được ước tính sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng kép (CAGR) là 3,8% từ năm 2023 đến năm 2028. Xu hướng tăng trưởng tương tự cũng được nhìn thấy tại thị trường Việt Nam khi Chính phủ coi đây là một trong những ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển nhằm nâng cao sản lượng và giá trị xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến trong nước. Các chuyên gia của Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 cũng đưa ra các giải pháp chuyển đổi số cụ thể được áp dụng trong chuỗi giá trị ngành chế biến và phân phối thực phẩm gồm: giải pháp thu thập, phân tích dữ liệu; giải pháp truy xuất nguồn gốc; quản lý vận tải; quản lý kho và hàng tồn kho; giải pháp quản lý chất lượng sản phẩm; giải pháp quản lý bán hàng đa kênh. Đặc biệt, các chuyên gia của Chương trình cho rằng, các doanh nghiệp khi chuyển đổi số cần lưu ý về các quy định khắt khe từ các thị trường lớn trên thế giới liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Tại Việt Nam, ngày 28/3/2023, Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030” sẽ đòi hỏi doanh nghiệp trong thời gian tới phải cân nhắc áp dụng cả các giải pháp công nghệ hỗ trợ việc quản lý, tuân thủ các yêu cầu này./.Tin liên quan
-
Tài chính
Chuyển đổi số tạo nền tảng hướng tới hải quan chính quy, hiện đại
12:07' - 27/06/2023
Tổng cục Hải quan cho biết sẽ tập trung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thực hiện hải quan số, đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ trong thông quan
-
Doanh nghiệp
PTC3 chuyển đổi số mạnh mẽ
20:59' - 26/06/2023
Phong trào nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ luôn được chú trọng, trong đó một số đề tài do PTC3 tự nghiên cứu đã được áp dụng rộng rãi trong Tổng Công ty.
-
Ô tô xe máy
THACO AUTO Chu Lai đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh
10:46' - 25/06/2023
Trước yêu cầu ngày càng cao về tự động hóa trong sản xuất kinh doanh, THACO AUTO Chu Lai đã và đang đẩy mạnh việc chuyển đổi số, phát triển sản xuất thông minh theo lộ trình nhanh và phù hợp.
-
Doanh nghiệp
Nâng cao kỹ năng chuyển đổi số tại Nhiệt điện Duyên Hải
11:21' - 23/06/2023
Nâng cao nhận thức và kỹ năng chuyển đổi số trong lĩnh vực quản trị nội bộ đã có bước chuyển mình mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động của tất cả người lao động trong công ty.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam Thông tấn xã đưa tin chiến thắng ngày 30/4/1975
13:56'
Hàng loạt tin, bài chuyển theo đường morse, teletype, hàng ngàn tấm ảnh màu và đen trắng được chuyển thẳng về Hà Nội, đáp ứng nhu cầu thông tin của báo chí trong nước và quốc tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 5: “Tâm và thế” mới trong sứ mệnh phát triển cùng đất nước
13:25'
Thành phố cũng đang tích cực, chuẩn bị “tâm và thế” mới cho chặng đường phát triển mới trong thời gian tới với những dư địa phát triển lớn hơn, không gian rộng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 4: Nâng tầm đổi mới sáng tạo
13:25'
Thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định vị thế dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 3: Tiên phong hội nhập quốc tế
13:24'
Từ một thành phố từng chịu ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh, đến nay Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác với 58 địa phương trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 2 : Hội tụ sức mạnh của đoàn kết
13:24'
Từ thực tiễn ở Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thấy nơi đây luôn hội tụ, thể hiện rõ nét nhất tinh thần và sức mạnh của đoàn kết.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành phố mang tên Bác - Bài 1: Tiên phong mở lối
13:23'
Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang không ngừng nỗ lực “vì cả nước, cùng cả nước” để mãi xứng danh “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng.
-
Kinh tế Việt Nam
CT Group đưa vào hoạt động Trung tâm đổi mới sáng tạo
12:40'
Tập đoàn CT Group vừa khánh thành Trung tâm đổi mới sáng tạo (CT Innovation Hub) tại TP. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thi công công trình cầu Rạch Miễu 2 xuyên Lễ 30/4 - 1/5
10:38'
Những ngày này, không khí lao động trên công trường thi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2 nối hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre vẫn rất khẩn trương.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
09:11'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu nội dung Diễn văn của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.