Rà soát tính tương thích của văn bản pháp luật khi thực thi CPTPP
Trong khuôn khổ Chương trình Australia Hỗ trợ Cải cách Kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, sáng ngày 10/11, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) tổ chức hội thảo “Hoạt động Xây dựng Pháp luật thực thi CPTPP – Đánh giá hiệu quả thực hiện và Hàm ý chính sách”.
Tính đến thời điểm này, CPTPP đã có hiệu lực với Việt Nam được gần 3 năm. Là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên mà Việt Nam từng tham gia, CPTPP có tác động trực tiếp tới nhiều chế định pháp luật nội địa của Việt Nam. Do đó, khác với nhiều FTA trước đây, việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các quy định pháp luật nội địa nhằm bảo đảm tương thích với cam kết là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình thực thi hiệp định này.Trên thực tế, có thể nói CPTPP là hiệp định đầu tiên sau WTO đòi hỏi Việt Nam phải triển khai các hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi cam kết ở phạm vi rộng. Một phần đáng kể trong số này đã được triển khai trong giai đoạn 2019-2020, với các văn bản được ban hành mới, sửa đổi và bổ sung trong nhiều lĩnh vực, ở các cấp độ pháp lý khác nhau.
Khai mạc hội thảo, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng, việc tổng kết quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP đã triển khai, đánh giá các thành công và bất cập, nhận diện những nguyên nhân liên quan có ý nghĩa rất quan trọng. Một mặt, đây là cơ sở để rút ra những bài học kinh nghiệm trực tiếp cho giai đoạn tiếp theo của quá trình thực thi các cam kết có lộ trình dài hơn, có nội dung thử thách hơn của CPTPP.Mặt khác, những hàm ý chính sách từ đây có thể là kim chỉ nam hữu dụng cho các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi các FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao trong thời gian tới. Đây là lý do thúc đẩy VCCI thực hiện Báo cáo nghiên cứu “Hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP – Rà soát các kết quả đã thực hiện và Hàm ý chính sách cho giai đoạn sắp tới” cũng như tổ chức hội thảo này.
Ông Charles Thursby-Pelham, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Australia tại Việt Nam cho biết, việc rà soát toàn diện các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP là nguồn thông tin hữu ích cho các cơ quan Nhà nước, VCCI, các hiệp hội và mỗi doanh nghiệp khi đánh giá về những lợi ích từ hiệp định này. Các kết quả rà soát cũng sẽ là tiền đề có ý nghĩa cho các bước tiếp theo trong quá trình thực thi CPTPP nói riêng và các FTA nói chung trong thời gian tới.
Đại diện nhóm nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập (VCCI) cho biết, qua rà soát, hiện có tổng cộng 11 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực ngay và 4 văn bản đang được soạn thảo để chuẩn bị thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực theo lộ trình trong giai đoạn 2019-2021.
Đánh giá những văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành để thực thi các cam kết CPTPP gồm 2 Luật, 2 Nghị định và 7 Thông tư, thực thi 63 nhóm cam kết CPTPP về thương mại hàng hóa, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, lao động... đều đảm bảo phù hợp với Hiến pháp Việt Nam, đúng thẩm quyền, trình tự, thể thức và cơ bản hài hòa, không mâu thuẫn với các quy định khác trong hệ thống pháp luật liên quan. Theo bà Trang, xét về tính tương thích, phần lớn các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật đều tương thích với cam kết CPTPP mà đã được “nội luật hóa”. Thậm chí một số quy định có nội dung vượt chuẩn cam kết, thực hiện ở mức cao hơn so với yêu cầu hoặc với lộ trình sớm hơn (chủ yếu liên quan tới quy trình đấu thầu gói thầu CPTPP). Chỉ có một trường hợp quy định chưa đủ để bảo đảm thực thi các cam kết CPTPP trên thực tế (về lao động), do đó cần được điều chỉnh để đảm bảo tuân thủ.Về thời điểm ban hành và có hiệu lực, mặc dù tất cả đều được soạn thảo và ban hành trong thời gian ngắn hơn quy trình thông thường theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, nếu so sánh với mốc 14/1/2019 theo yêu cầu CPTPP thì trung bình mỗi văn bản này ban hành chậm 246 ngày. Tuy nhiên, tất cả các văn bản này đều bảo đảm hiệu lực thực thi từ 14/1/2019 theo đúng cam kết CPTPP, bằng nhiều cách thức khác nhau như hồi tố thời điểm hiệu lực, ban hành văn bản hướng dẫn thực thi tạm thời.Về tính minh bạch, rà soát cho thấy tất cả các văn bản đều được công khai dự thảo để lấy ý kiến của công chúng, nhưng đa số không kèm theo bất kỳ tài liệu giải thích/giải trình nào gây khó khăn nhất định cho việc tìm hiểu và góp ý của các chủ thể liên quan.Về tính khả thi, mặc dù hầu như tất cả các văn bản đều được thiết kế hợp lý, rõ ràng, chặt chẽ, bảo đảm khả thi trên thực tế, nhưng vẫn gây ra một số vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai (nhất là liên quan tới các quy định về quy tắc xuất xứ, xác minh xuất xứ, đấu thầu quyền nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng).Về các hoạt động xây dựng pháp luật chuẩn bị cho việc thực thi các cam kết CPTPP có hiệu lực theo lộ trình, các quy định tại cả 4 dự thảo quy phạm pháp luật (3 Luật và 1 Nghị định, nhằm thực thi 11 nhóm cam kết CPTPP có lộ trình thực thi từ 2022-2024 về mở cửa thị trường hàng hóa, sở hữu trí tuệ, lao động) đều bảo đảm tương thích với yêu cầu cam kết.Về các hàm ý chính sách cho hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP trong thời gian tới, từ những bài học kinh nghiệm từ các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP giai đoạn 2019- 2021, bà Trang cũng đưa ra các khuyến nghị để nâng cao hiệu quả xây dựng pháp luật để tiếp tục thực thi CPTPP cũng như các FTA mới ký kết/có hiệu lực của Việt Nam.Thứ nhất, hoạt động rà soát tính tương thích với cam kết FTA và lập kế hoạch xây dựng pháp luật thực thi cam kết cần đươc thực hiện một cách bao trùm hơn, có tính liên ngành, minh bạch và tham vấn đầy đủ với các đối tượng liên quan. Thứ hai, việc soạn thảo nội dung cần được thực hiện càng sớm càng tốt, thậm chí từ khi văn kiện FTA được ký kết chính thức mà không chờ tới khi phê chuẩn.
Thứ ba, cơ quan soạn thảo cần đặc biệt chú trọng hoạt động tham vấn doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động trong quá trình dự thảo, thông tin cung cấp cho doanh nghiệp nên bao gồm không chỉ dự thảo văn bản mà còn các tài liệu thuyết minh và giải trình.
Thứ tư, quá trình thực thi cam kết cần được theo dõi thường xuyên, cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, và thiết lập các đầu mối tư vấn hướng dẫn cụ thể, xử lý ngay các bất cập cũng như sửa đổi, điều chỉnh quy định khi cần thiết.
Cuối cùng, các hoạt động xây dựng pháp luật thực thi các FTA cần được xem xét mở rộng mục tiêu, xây dựng pháp luật không chỉ để tuân thủ cam kết mà còn để đáp ứng chính nhu cầu nội tại của Việt Nam trong quá trình hội nhập FTA.
Tại hội thảo, Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương và Ông Cao Xuân Phong, Trưởng Ban Nghiên cứu Pháp luật quốc tế, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, đã chia sẻ những thông tin hữu ích về xây dựng pháp luật thực thi các FTA nói chung và CPTPP nói riêng từ góc độ của các cơ quan Nhà nước và trong định hướng pháp luật của Việt Nam.Hội thảo và Báo cáo nghiên cứu về hoạt động xây dựng pháp luật thực thi CPTPP nằm trong chuỗi các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp về CPTPP và các FTA của VCCI. Trong thời gian tới, VCCI sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động thông tin về nội dung cam kết và tình hình thực thi các FTA của Việt Nam nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp cũng như các cơ quan Nhà nước có liên quan trong quá trình thực thi các hiệp định này nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế của Việt Nam./.
- Từ khóa :
- CPTPP
- FTA
- văn bản quy phạm pháp luật
- wto
Tin liên quan
-
DN cần biết
New Zealand: Các nước muốn gia nhập phải đáp ứng các tiêu chuẩn của CPTPP
09:19' - 10/11/2021
New Zealand khẳng định các nước muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) phải đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra và sẽ không có việc hạ thấp các tiêu chuẩn đó.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều đề xuất phát triển kinh tế Việt Nam trong và sau đại dịch COVID-19
10:42' - 27/09/2021
Với tham luận “COVID-19: Kinh tế Việt Nam lấy lại ánh hào quang”, Ngân hàng Thế giới đã đề xuất 4 bài học để thúc đẩy quá trình phục hồi và giúp Việt Nam đi vào trạng thái bình thường mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định CPTPP thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam-Mexico
15:35' - 24/09/2021
CPTPP được coi là bước ngoặt quan trọng tạo ra xung lực mới thúc đẩy hợp tác thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và các nước đối tác nói chung, với Mexico nói riêng.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ thông tin, kinh nghiệm gia nhập CPTPP
17:11' - 23/09/2021
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc xin gia nhập CPTPP.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Kỷ luật cảnh cáo nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đắk Nông
10:10'
Ngày 21/5, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông vừa ban hành Công văn số 715-CV/UBKTTU ngày 16/5/2025, thông báo về Kỳ họp thứ 50 của Ủy ban.
-
Kinh tế và pháp luật
Cách tính thời hạn sử dụng đất ghi trên Giấy chứng nhận
07:00'
Trường hợp được nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì tùy theo loại đất, hình thức sử dụng đất quy định tại Luật Đất đai năm 2003 để xác định thời hạn, tính từ ngày cấp GCN quyền sử dụng đất.
-
Kinh tế và pháp luật
Tập trung kiểm tra kinh doanh mỹ phẩm trên các sàn thương mại điện tử, mạng xã hội
16:31' - 20/05/2025
Nhằm tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, thời gian qua, Bộ Y tế đã liên tiếp ban hành một số văn bản chỉ đạo.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố vụ án vi phạm đấu thầu tại Bệnh viện Đa khoa và CDC tỉnh Bình Thuận
10:51' - 20/05/2025
Đối với kit test của Công ty Việt Á, trong hai năm 2020-2021, tỉnh Bình Thuận đã chi hơn 130 tỷ đồng để mua kit xét nghiệm của công ty này.
-
Kinh tế và pháp luật
Đề xuất bỏ hình phạt tử hình với 8 tội danh
10:17' - 20/05/2025
Sáng 20/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản ban hành luật cho phép số hóa lệnh bắt giữ
07:00' - 20/05/2025
Quốc hội Nhật Bản đã thông qua các dự luật cho phép sử dụng lệnh bắt giữ kỹ thuật số và các tài liệu khác liên quan đến thủ tục tố tụng hình sự trước khi năm tài chính 2026 kết thúc vào tháng 3/2027.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố Nguyễn Thúc Thùy Tiên
20:22' - 19/05/2025
Tối 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can đối với hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên để điều tra hành vi liên quan đến vụ án sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải quan triển khai tháng cao điểm kiểm soát chống buôn lậu, hàng giả
19:33' - 19/05/2025
Cục Hải quan vừa ban hành Công văn số 5214/CHQ-ĐTCBL tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới.
-
Kinh tế và pháp luật
Ninh Bình thu giữ gần 6,5 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc
17:45' - 19/05/2025
Công an tỉnh Ninh Bình cho biết đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, xử lý vụ kinh doanh, buôn bán gần 6,5 tấn thực phẩm đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.