“Rào cản” lớn cho gia tăng trữ lượng dầu khí đảm bảo an ninh năng lượng
Sáng 18/7, Ban Kinh tế Trung ương, Tạp chí Cộng sản và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp tổ chức Hội thảo “Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia-Vai trò của ngành Dầu khí” tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, năng lượng là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Đối với Việt Nam, ngành dầu khí đang đóng góp quan trọng về dầu, khí, điện vào việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; đồng thời đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP và tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Ngành dầu khí đang làm chủ công nghệ cao trong tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Theo ông Thanh, mặc dù Nghị quyết 41-NQ/TƯ ngày 23/7/2015 về định hướng chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2035 là rất rõ ràng nhưng sau gần 4 năm thực hiện thì trên thực tế chưa có các giải pháp, chính sách cụ thể để hiện thực hoá các mục tiêu mà Nghị quyết đề ra. Cụ thể, thách thức lớn nhất chính là cho đến nay, PVN vẫn chưa được phê duyệt Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ PVN nên hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và rất dễ dẫn tới các sai phạm, ông Thanh cảnh báo. Đặc biệt, cơ chế tài chính cho công tác khoan thăm dò dầu khí còn nhiều vướng mắc, chồng chéo dẫn đến việc gia tăng trữ lượng gặp rất nhiều khó khăn và không đáng kể. Đây chính là mối lo lớn nhất cho việc đảm bảo an ninh năng lượng đất nước bởi hoạt động khai thác dầu khí đang “ăn” vào tương lai, ông Thanh nhấn mạnh. Cùng quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Minh, Phó Viện trưởng Viện Dầu khí Việt Nam cho biết, vấn đề khó khăn lớn nhất chính là phải có cơ chế tài chính rõ ràng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí bởi đây là hoạt động nhiều rủi ro và rất tốn kém. Thực tế là những năm gần đây, PVN gần như ký được rất ít hợp đồng dầu khí mới khiến hoạt động khoan thăm dò rất “èo uột” với vốn đầu tư cho hoạt động này chỉ bằng 25% so với giai đoạn trước đây. Trong khi nguồn lực của PVN còn hạn chế thì việc kêu gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đầy rủi ro này cũng bị vướng rất lớn bởi các chính sách trước đây đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, ông Minh nhấn mạnh.Theo Viện Dầu khí Việt Nam, với những dự báo về tăng trưởng nhu cầu năng lượng của Việt Nam khoảng 5,1%/năm trong giai đoạn 2016-2025 và 4,2%/năm giai đoạn 2026-2035, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Việt Nam cần nhanh chóng triển khai đồng bộ các giải pháp.
Theo đó, bên cạnh giải pháp đẩy mạnh tiết kiệm năng lượng, việc lập kho dự trữ năng lượng quốc gia sẽ là giải pháp để đối phó với tình trạng khẩn cấp khi có gián đoạn về nguồn cung. Cùng đó, việc đẩy mạnh tìm kiếm thăm dò các nguồn tài nguyên năng lượng; trong đó có dầu khí là giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Ngoài ra, việc tăng cường năng lực nội địa về sản xuất các dạng năng lượng thứ cấp; tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng thay thế, tái tạo và xây dựng cơ chế hợp tác an ninh năng lượng khu vực sẽ là các giải pháp quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Theo ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại khẳng định an ninh năng lượng tác động rất lớn đến an ninh lương thực, an ninh tài chính.Vì vậy, Luật Dầu khí cần sớm được sửa đổi cho phù hợp với bối cảnh mới nhằm tạo động lực cho một ngành rất quan trọng và rất nhiều rủi ro, cả rủi ro truyền thống và rủi ro phi truyền thống, ông Trương Đình Tuyển đề xuất.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự hội thảo cũng tập trung làm rõ các yêu cầu của việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trên cơ sở nghiên cứu những cơ hội, thách thức của ngành dầu khí ở Việt Nam; đồng thời đề xuất các kiến nghị giải pháp để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia ở Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá sâu rộng và xu hướng phát triển năng lượng tái tạo. Hội thảo cũng đánh giá tổng quan sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam sau 60 năm thực hiện Ý nguyện của Bác Hồ (23/7/1959-23/7/2019); trong đó làm rõ vai trò của ngành dầu khí trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia./.Tin liên quan
-
Chuyển động DN
PVN phân cấp mạnh quản lý để đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc
20:36' - 17/07/2019
Ngày 17/7, tại Hà Nội, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác xây dựng Đảng, hoạt động sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019.
-
Chuyển động DN
Chủ tịch PVN: “Không thể để dự án đã được hồi sinh lại chết tiếp”
20:28' - 24/06/2019
Mọi nỗ lực trong suốt 2 năm qua để hồi sinh dự án Xơ sợi Đình Vũ với tổng mức đầu tư hàng trăm triệu USD đang có nguy cơ “đổ xuống sông xuống biển” bởi những nguyên nhân khác nhau.
-
Doanh nghiệp
PVN góp phần quan trọng cân đối ngân sách Nhà nước
15:15' - 29/05/2019
Trong những năm qua, các khoản thu từ dầu khí đã đóng góp không nhỏ vào thu ngân sách Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Sớm sửa Luật Dầu khí để khuyến khích đầu tư trong điều kiện mới
20:06' - 14/03/2019
Đại diện PVN đề xuất cần sớm xem xét sửa đổi luật Dầu khí theo hướng khuyến khích, thu hút đầu tư trong điều kiện tiềm năng dầu khí còn lại hạn chế, hoạt động tìm kiếm, thăm dò rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh "lên tiếng" về tác động áp thuế mới của Hoa Kỳ
19:49' - 08/04/2025
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
PVEP - Động lực nền tảng của chuỗi giá trị Petrovietnam
12:53' - 08/04/2025
Vượt qua các thách thức trong nhiệm kỳ 2020-2025 đầy gian khó, Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đang thực hiện những giải pháp đột phá mới cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
-
Doanh nghiệp
PVFCCo và PTSC hợp tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón – hóa chất
12:21' - 08/04/2025
PVFCCo và PTSC vừa ký thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực dịch vụ logistics trong ngành phân bón – hóa chất.
-
Doanh nghiệp
Nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam tăng 2 con số trong quý I/2025
11:33' - 08/04/2025
Trong bối cảnh thị trường thế giới nhiều biến động khó lường, nhiều chỉ tiêu tài chính của Petrovietnam vẫn tăng trưởng 2 con số nhờ việc hoàn thành vượt mức nhiều chỉ tiêu sản xuất kinh doanh.
-
Doanh nghiệp
Hà Giang thu hồi hơn 79.000 m² đất của Tập đoàn FLC tại núi Mỏ Neo
10:59' - 08/04/2025
UBND tỉnh Hà Giang giao diện tích đất thu hồi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
-
Doanh nghiệp
Liên doanh Wicresoft của Microsoft ngừng hoạt động tại Trung Quốc
08:00' - 08/04/2025
Tờ Caijing của Trung Quốc ngày 7/4 dẫn nhiều nguồn tin cho hay liên doanh Wicresoft của Microsoft sẽ ngừng hoạt động tại Trung Quốc kể từ ngày 8/4.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ngành hàng điện tử LG Electronics ước đạt doanh thu cao kỷ lục
19:41' - 07/04/2025
Trong hướng dẫn về thu nhập, LG Electronics ước tính doanh số là 22.750 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 1.260 tỷ won trong giai đoạn từ tháng 1-3.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ quan tâm đến kinh doanh tại Nga
07:47' - 07/04/2025
Trong một cuộc phỏng vấn, khi được hỏi về khả năng các doanh nghiệp Mỹ đã sẵn sàng quay trở lại thị trường Nga, người đứng đầu Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga khẳng định: "Chắc chắn là có".
-
Doanh nghiệp
Samsung điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu
07:46' - 07/04/2025
Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc có khả năng phải điều chỉnh chiến lược sản xuất toàn cầu do các mức thuế quan mới của Mỹ có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh điện thoại của hãng.