RCEP: Chiến lược mà doanh nghiệp cần có là gì?
Nhằm giúp doanh nghiệp và người dân hiểu rõ về những cơ hội và thách thức, từ đó nắm bắt và tận dụng hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ngày 22/12, tại Hà Nội, báo Nhân Dân đã tổ chức chương trình Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “RCEP - Nhận diện cơ hội và thách thức”.
Phát biểu khai mạc tọa đàm, nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử cho biết, ngày 15/11 vừa qua, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các nước thành viên, sau tám năm đàm phán, Hiệp định RCEP đã chính thức được ký kết, mở ra thêm cho doanh nghiệp và người dân những cơ hội và cả thách thức mới. Đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến mới của nền kinh tế chúng ta hội nhập sâu hơn với kinh tế thế giới.
Hiệp định RCEP vừa được ký bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại tự do gồm Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra thị trường quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Với RCEP, doanh nghiệp Việt Nam sẽ tham gia vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, đồng thời được hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí giao dịch và môi trường kinh doanh thân thiện hơn nhờ hài hòa hóa các quy định hiện hành và áp dụng chung trong các FTA khác nhau của ASEAN.
Tuy nhiên, RCEP cũng đặt ra những thách thức cho ngành nông nghiệp nếu muốn tận dụng hiệu quả lợi thế từ hiệp định.
Ðó là việc các mặt hàng tương đồng sẽ chịu sức ép cạnh tranh lớn hơn giữa các quốc gia tham gia RCEP; trong đó một số quốc gia có cùng chủng loại hàng nông sản với Việt Nam.
Mặt khác, khi hiệp định có hiệu lực, Việt Nam cũng trở thành thị trường nhập khẩu nông sản lớn từ các nước trong RCEP nên các doanh nghiệp nước ta chắc chắn sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt ngay chính trên "sân nhà" trong cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường trong nước.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thanh, thời gian để RCEP chính thức có hiệu lực không còn dài, chúng ta cần hết sức khẩn trương, chủ động để nắm bắt những thuận lợi mà hiệp định mang lại, đồng thời khắc phục những "lỗ hổng", yếu kém của mình.
Do vậy, để tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), ngoài điều kiện cần là các giải pháp đồng bộ từ Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương, sự chủ động và tích cực của doanh nghiệp mới là điều kiện đủ để hiện thực hóa các lợi ích và cơ hội mà các FTA mang lại.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, RCEP là hiệp định thương mại tự do truyền thống với các tiêu chuẩn cao hơn cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Trong bối cảnh của đại dịch COVID-19 bùng phát làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu cùng với xu hướng bảo hộ mậu dịch đang nổi lên, việc ký kết Hiệp định RCEP đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam và ASEAN, mang lại các lợi ích cả trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
Theo đó, Hiệp định RCEP khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên một thị trường lớn với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn cầu và sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới.
Với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ chung giữa 15 nước (thay vì áp dụng năm bộ quy tắc xuất xứ theo năm hiệp định tự do thương mai của ASEAN+1 như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi thương mại, việc thiết lập Hiệp định này sẽ tạo cơ hội để phát triển các chuỗi cung ứng mới trong khu vực mà doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia.
Hơn nữa, ASEAN đã đa phương hoá quan hệ song phương với các đối tác trước đây, qua đó khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đặt ra các điều kiện về thương mại với các đối tác.
Vì vậy, Hiệp định RCEP sẽ giúp thiết lập thị trường xuất khẩu của ASEAN ổn định lâu dài. Trước tình hình thế giới đầy biến động gây ra những xáo trộn về chuỗi cung ứng trong những năm gần đây, việc hình thành một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới theo Hiệp định RCEP sẽ tạo ra một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam, qua đó góp phần thực hiện chính sách xây dựng nền sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, việc thực hiện Hiệp định RCEP sẽ tạo nên một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong khu vực về chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp... góp phần tạo nên môi trường thương mại công bằng trong khu vực.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, việc Việt Nam chủ động cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh thông thoáng sẽ đem lại giá trị cho nền kinh tế Việt Nam còn cao hơn so với các lợi ích mở cửa thị trường trực tiếp của các nước, làm cho Việt Nam có cơ hội trở thành một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế về lâu dài.
Tuy nhiên, cũng như với các hiệp định FTA khác, để khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định RCEP mang lại, việc đầu tiên doanh nghiệp Việt Nam cần làm là nghiên cứu kỹ cam kết của Hiệp định, nhất là các cam kết liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình.
Chia sẻ tại toạ đàm, ông Trịnh Minh Anh, Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng, có hai mảng chính cần quan tâm cần quan tâm đến lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam và của các nước tham gia Hiệp định, quy tắc xuất xứ của Hiệp định, các quy định về vệ sinh kiểm dịch, rào cản kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Việt Nam phải xem việc cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, các quy định về thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại.
Để khai thác hiệu quả Hiệp định này, theo ông Trịnh Minh Anh, không chỉ quan tâm riêng cam kết của Việt Nam mà còn phải xem cam kết gì với 14 đối tác còn lại.
Việc ký kết hiệp định lớn có hai mặt gồm việc hàng hoá của Việt Nam có khả năng xuất khẩu sang nước khác, dịch vụ vươn ra được thị trường thế giới nhưng thị trường Việt Nam cũng sẽ phải đón nhận hàng hóa từ nước ngoài nên phải có mức độ mở cửa thị trường tương đối.
Do vậy, doanh nghiệp phải có hai chiến lược. Về ngắn hạn, các doanh nghiệp phải chuẩn bị cho mình chiến lược phòng thủ như củng cố thị trường trong nước, nâng cao chất lượng mặt hàng, nhận diện thương hiệu của mình chuẩn xác.
Ngoài ra, với chiến lược tấn công, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch mở cửa thị trường, thậm chí thị trường quen với mặt hàng có lợi thế.
Bên cạnh các lợi ích, doanh nghiệp trong nước cũng cần chủ động nắm bắt và chuẩn bị trước về các tác động bất lợi mà Hiệp định RCEP gây ra, nhất là việc gia tăng cạnh tranh ngay tại thị trường nội địa.
Cũng tại tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi thẳng thắn, làm rõ các nội dung cam kết trong Hiệp định RCEP, giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, doanh nghiệp và người dân hiểu rõ và hiểu đúng các cơ hội và thách thức, để tận dụng hiệu quả Hiệp định này mang lại./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tận dụng ưu đãi từ Hiệp định RCEP vẫn là bài toán khó với ngành dệt may
17:05' - 05/12/2020
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng mở rộng thị trường xuất khẩu cho các ngành hàng trong nước; trong đó, có ngành dệt may.
-
Kinh tế Thế giới
Tác động lan tỏa của RCEP đối với khu vực và thế giới
06:30' - 03/12/2020
RCEP có ý nghĩa quan trọng không chỉ với các thành viên tham gia và phạm vi thực hiện mà còn bao hàm cam kết sâu sắc về tự do hóa thương mại trong bối cảnh đang diễn ra các tranh luận về toàn cầu hóa.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp đơn vị hành chính mở ra cục diện mới trong phát triển đất nước
17:35'
Những con số về tinh giản đầu mối và hiệu quả công việc cũng như tiết kiệm chi phí nêu trong các báo cáo đã thể hiện rõ tính cách mạng trong việc tinh gọn này.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 tương đương Tết Nguyên đán
16:52'
Dữ liệu khảo sát trên một số đường bay cho thấy trong ngày đầu nghỉ lễ 29/4, giá vé hạng phổ thông chặng Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh hiện được niêm yết dao động từ 3,4 - 3,74 triệu đồng tùy hãng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục nhanh hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh
15:13'
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Công điện về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng tại Quảng Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh đẩy nhanh tiến độ Vành đai 4: Phấn đấu bàn giao mặt bằng liền mạch
15:12'
Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu các địa phương có dự án phải bàn giao mặt bằng liền mạch cho chủ đầu tư trước ngày 22/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hoàn thiện thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất của đất nước
14:06'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, phục vụ cho sự phát triển.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 200.000 căn nhà tạm được xóa bỏ, nhiều địa phương vượt tiến độ
14:02'
Ngày 13/4, thông tin từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay đến thời điểm này, cả nước đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 195.068 căn, trong đó khánh thành 93.370 căn và khởi công mới 101.698 căn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4/2025
11:04'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ rõ, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức, nguồn lực cho xây dựng, hoàn thiện thể chế - 1 trong 3 đột phá chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ VIỆT NAM NỔI BẬT TUẦN QUA
08:41'
Giá vàng trong nước liên tục tăng và lập đỉnh lịch sử, chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau quyết định thuế của Chính phủ Mỹ... là một số sự kiện kinh tế Việt Nam nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Mô hình chính quyền hai cấp: Hình thành đơn vị hành chính cấp xã mới gồm xã, phường, đặc khu
21:37' - 12/04/2025
Điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là cấp xã được ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và phạm vi, nhiệm vụ quản lý của chính quyền địa phương cấp xã.