RCEP tạo động lực mới cho phục hồi kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương
Theo trang tin tức "Bình luận Trung Quốc" (Hong Kong, Trung Quốc), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) dự kiến sẽ có hiệu lực vào đầu tháng này. RCEP hứa hẹn sẽ trở thành một trong những vấn đề trọng tâm của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á -Thái Bình Dương (APEC) diễn ra trong tuần này.
Giới quan sát cho rằng sau khi RCEP có hiệu lực, hiệp định này sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, hợp tác kinh tế thương mại và tăng trưởng kinh tế, tạo động lực mới cho quá trình phục hồi kinh tế khu vực.
* Thúc đẩy hệ thống thương mại đa phươngBan Thư ký ASEAN, cơ quan lưu chiểu của RCEP, đã thông báo nhận được văn kiện/phê chuẩn RCEP của 6 quốc gia thành viên ASEAN là Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 4 quốc gia không phải thành viên ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia. Hiệp định sẽ bắt đầu có hiệu lực đối với 10 quốc gia nói trên vào ngày 1/1/2022.RCEP được chính thức ký kết vào ngày 15/11/2020. Hiện có 15 quốc gia thành viên với tổng dân số, khối lượng kinh tế và tổng thương mại chiếm khoảng 30% tổng khối lượng toàn cầu, là khu thương mại tự do lớn nhất thế giới. Trong đó, hầu hết các quốc gia thành viên cũng là thành viên của APEC.Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho rằng việc hoàn thành nhanh chóng quá trình phê duyệt RCEP là sự phản ánh trung thực cam kết của các quốc gia thành viên trong việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương công bằng, cởi mở và có lợi cho khu vực và thế giới. Mức độ mở cửa cao hơn, thị trường lớn hơn và các chính sách hoàn thiện hơn khi hiệp định có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển mới.Nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Singapore Ei Sun OH, cho biết khi chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy, RCEP đã cho thế giới thấy những lợi thế của việc chia sẻ thị trường và sự thịnh vượng chung, thổi luồng sinh khí mới vào thương mại tự do và chủ nghĩa đa phương.Trưởng đoàn đàm phán RCEP của Philippines Allan Gepty, cho biết RCEP đã cung cấp một cơ chế đa phương có lợi cho sự phát triển thương mại. Bằng cách thiết lập các quy tắc và thủ tục rõ ràng và minh bạch, RCEP đã mang lại sự đảm bảo cơ chế trao đổi thương mại giữa các quốc gia thành viên.* Đẩy nhanh hội nhập kinh tế khu vựcCác nhà quan sát nhìn chung cho rằng, với tư cách là khu thương mại tự do lớn nhất thế giới, sau khi RCEP chính thức có hiệu lực sẽ thúc đẩy sự kết nối giữa các nền kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa kinh tế khu vực.Báo cáo của Viện Nghiên cứu Mitsubishi Nhật Bản cho rằng RCEP sẽ không chỉ giúp cắt giảm thuế quan, mà còn thúc đẩy thương mại và đầu tư bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận thị trường trong khu vực, mang lại hiệu quả kinh tế như tái cấu trúc chuỗi cung ứng và nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng.Viện kinh tế quốc tế Peterson của Mỹ ước tính rằng đến năm 2030, RCEP dự kiến sẽ thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng 519 tỷ USD và đóng góp thêm 186 tỷ USD cho thu nhập quốc dân của các nước thành viên.Bộ trưởng Thương mại và Tăng trưởng Xuất khẩu New Zealand Phil Twyford cho biết, RCEP sẽ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các doanh nghiệp New Zealand, tạo cơ hội cho các sản phẩm xuất khẩu của New Zealand tham gia vào chuỗi giá trị RCEP, đồng thời việc tiếp cận thị trường nới lỏng hơn cũng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại của New Zealand và đầu tư vào các thị trường như Đông Á và ASEAN…
Trong số các thành viên ngoài ASEAN, Trung Quốc đi đầu trong việc hoàn tất công tác phê chuẩn hiệp định RCEP, đồng thời thể hiện quyết tâm bảo vệ hệ thống thương mại đa phương và tích cực tham gia hội nhập kinh tế khu vực bằng các hành động thiết thực. Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Bỉnh Nam trước đó đã tuyên bố tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Hồng Kiều lần thứ 4 rằng trong tương lai, Trung Quốc sẽ thúc đẩy mức độ mở cửa cao hơn với thế giới bên ngoài. Trung Quốc cũng sẽ tích cực thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực, tạo ra nhiều nhu cầu hơn cho khu vực và thế giới, cung cấp thị trường lớn hơn, nhiều cơ hội hơn; từ đó thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế theo hướng cởi mở, bao dung, bao trùm, cân bằng và cùng có lợi.* Thúc đẩy phục hồi kinh tế khu vựcKể từ năm ngoái, đại dịch COVID-19 ở nhiều nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương liên tục biến động khiến nền kinh tế đình trệ, thậm chí suy giảm. Nhiều quốc gia nỗ lực mở cửa lại nền kinh tế và coi RCEP là một đảm bảo quan trọng cho sự phục hồi kinh tế của quốc gia và khu vực của họ. Giới quan sát cho rằng việc hiệp định có hiệu lực được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế khu vực thoát khỏi ảnh hưởng của dịch bệnh và tạo động lực mới cho sự phục hồi kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines Ramon Lopez cho rằng thương mại và đầu tư là những biện pháp quan trọng để thúc đẩy phục hồi kinh tế. Do đó, điều đặc biệt quan trọng là phải thiết lập một khu thương mại tự do ở phạm vi lớn hơn trong khu vực, cung cấp một môi trường ổn định hơn, khả năng dự đoán cao hơn và lòng tin mạnh mẽ hơn cho các nhà đầu tư.Nhà nghiên cứu Ei Sun OH cho rằng RCEP đặc biệt hữu ích trong việc giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan cũng như hiện thực hóa thương mại hàng hóa và dịch vụ tự do hơn. Các nước ASEAN đang mong muốn khai thác hơn nữa thị trường khổng lồ của Trung Quốc sau khi RCEP có hiệu lực, tìm kiếm cơ hội kinh doanh và đẩy nhanh sự phục hồi kinh tế của khu vực.Ông Stephen Jacobi, Giám đốc điều hành Hội đồng Tư vấn Doanh nghiệp APEC, cho rằng việc thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế khu vực do RCEP đại diện là thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực sâu rộng và phát triển thương mại tự do phù hợp với lợi ích kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thế giới, có tác động tích cực đến sự phục hồi của kinh tế khu vực và thế giới sau đại dịch./.Tin liên quan
-
Thời sự
Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2022
19:59' - 08/11/2021
Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực từ tháng 1 năm 2022 sẽ góp phần đa phương hóa các Hiệp định thương mại tự do mà ASEAN đã ký kết với từng nước đối tác trước đây.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản kỳ vọng khởi sắc sau khi RCEP có hiệu lực
08:52' - 08/11/2021
Ngày 1/1/2022, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng các đối tác như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ có hiệu lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm cách nào để doanh nghiệp nắm vững và hiểu sâu hơn về Hiệp định RCEP?
15:14' - 05/11/2021
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Viện CIEM tổ chức hội thảo trực tuyến "Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP): Những điều doanh nghiệp cần biết"
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp định RCEP sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022
21:44' - 03/11/2021
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.
-
Kinh tế Thế giới
Hiệp định RCEP tiến gần tới mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2022
12:28' - 03/11/2021
Việc Hiệp định RCEP gần đạt mục tiêu có hiệu lực vào đầu năm 2022 sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tự do thương mại và hội nhập kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30'
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30'
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30' - 02/04/2025
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Phân tích - Dự báo
Có dễ "khoá van" nhiên liệu hoá thạch?
05:30' - 02/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30' - 31/03/2025
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30' - 31/03/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.