Sách Xanh Ngoại giao của Nhật Bản đề cập đến những vấn đề gì?
Trong Sách Xanh Ngoại giao năm 2019, Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã sử dụng cách diễn đạt ít chỉ trích Triều Tiên hơn so với báo cáo năm ngoái, mặc dù vẫn khẳng định Triều Tiên không có bước tiến nào đáng kể trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo bất chấp lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản khẳng định Nhật Bản đang hợp tác chặt chẽ với các nước, trong đó có Mỹ, để “gây sức ép tối đa đối với Triều Tiên bằng tất cả các công cụ sẵn có” khi mà kho vũ khí đang ngày càng lớn mạnh của Triều Tiên tạo ra “mối de dọa chết chóc, tiềm tàng và chưa từng thấy”.
Với giọng điệu mềm mỏng hơn, Chính phủ Nhật Bản hy vọng sẽ tạo ra bước ngoặt trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong những năm 1970 và 1980.
Đối với Nga, Sách Xanh Ngoại giao năm 2018 của Nhật Bản khẳng định 4 hòn đảo nằm ở phía Bắc nước này mà Nga quản lý kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 đều thuộc chủ quyền của Nhật Bản. Tuy nhiên, báo cáo năm nay chỉ khẳng định Tokyo và Moskva đang làm việc để hướng tới giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ dưới sự “lãnh đạo mạnh mẽ” của Thủ tướng Abe và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Vấn đề tranh chấp lãnh thổ đối với 4 hòn đảo mà Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc và Moskva gọi là quần đảo Nam Kuril vẫn là nhân tố chính cản trở hai nước ký hiệp ước hòa bình sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc.
Các nguồn tin thân cận với Thủ tướng Abe cho biết ông đang tìm cách thu hồi ít nhất 2 hòn đảo nhỏ trong nhóm đảo trên nhưng từ bỏ ý định đạt được thỏa thuận với Tổng thống Putin trong cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng 6 tới. Nếu đạt được thỏa thuận với Nga, đó sẽ là một trong những thành tựu chính trị quan trọng nhất của Thủ tướng Abe kể từ khi nhậm chức hồi năm 2012.
Đối với Hàn Quốc, Sách Xanh nhấn mạnh quan hệ Nhật-Hàn đang trong “trạng thái cực kỳ khó khăn” do hai bên vẫn còn bất đồng trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề bồi thường cho những người Hàn Quốc bị cưỡng bức lao động trong giai đoạn Nhật Bản xâm chiếm bán đảo Triều Tiên từ năm 1910-1945.
Riêng đối với Mỹ, Sách Xanh khẳng định quan hệ đồng minh với Mỹ “mạnh mẽ hơn so với trước đây” trong bối cảnh Thủ tướng Abe và Tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên có các cuộc đối thoại.
Sách Xanh cũng cho rằng quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc, vốn thường xuyên căng thẳng do vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông và sự khác biệt trong quan điểm về các vấn đề lịch sử giữa hai nước, đã được bình thường hóa và có thể cải thiện hơn nữa./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
"Hankyou baizou kun" dự báo tự động hiệu quả bất động sản tại Nhật Bản
16:17' - 22/04/2019
Công ty TNHH Vitalify Asia (Việt Nam) vừa giới thiệu tại thị trường Nhật Bản hệ thống "Hankyou baizou kun" tích hợp AI chuyên dự báo tự động hiệu quả của các bất động sản.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản duy trì kế hoạch mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ
08:35' - 20/04/2019
Nhật Bản sẽ duy trì kế hoạch mua chiến đấu cơ F-35 của Mỹ như dự kiến, bất chấp tai nạn mới đây liên quan tới mẫu máy bay này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Nhật Bản với tư cách là quốc khách
12:29' - 19/04/2019
Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 19/4 thông báo Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thăm Nhật Bản với tư cách là quốc khách từ ngày 25-28/5 tới.
-
Doanh nghiệp
Nhật Bản cho phép người nước ngoài làm việc tại nhà máy Fukushima
17:26' - 18/04/2019
Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) ngày 18/4 thông báo kế hoạch cho phép người nước ngoài làm việc tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này