Sắp họp cấp chuyên viên về tranh cãi xuất khẩu giữa Nhật - Hàn
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, một quan chức Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên Hàn Quốc cho biết một cuộc họp song với Nhật Bản ở cấp chuyên viên sẽ được tổ chức vào ngày 12/7 tại Tokyo nhằm thảo luận các vấn đề liên quan việc Nhật Bản siết chặt quy chế xuất khẩu 3 mặt hàng vật liệu công nghệ cao sang Hàn Quốc.
Hàn Quốc đã đề nghị tiến hành họp song phương và phía Nhật Bản giữ quan điểm chỉ tiến hành thảo luận ở cấp chuyên viên, không phải cấp Bộ trưởng.
Theo quan chức trên, tại cuộc họp tới, phía Hàn Quốc sẽ yêu cầu phía Nhật Bản giải thích rõ việc Tokyo áp đặt biện pháp hạn chế xuất khầu với lý do các vật tư chiến lược xuất sang Hàn Quốc đã được chuyển sang Triều Tiên.
Nếu cuộc họp được tổ chức đúng dự kiến, đây sẽ là cuộc tiếp xúc đầu tiên giữa chính phủ hai nước kể từ khi Nhật Bản thông báo áp đặt biện pháp trên ngày 4/7 vừa qua.
Hạn chế xuất khẩu được áp đặt với 3 loại vật liệu công nghệ cao sử dụng trong sản xuất các chất bán dẫn và màn hình - gồm fluorinated polyimide (nhựa nhiệt dẻo), hydrogen fluoride và resist (chất cản màu).
Biện pháp này có thể ảnh hưởng đến các tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc như Samsung Electronics, SK Hynix và LG Electronics.
Động thái trên của Tokyo được đưa ra trong bối cảnh hai nước tranh cãi về vấn đề bồi thường cho các nạn nhân bị cưỡng bức lao động trong thời kỳ Nhật Bản đô hộ Bán đảo Triều Tiên.
Giới chức Nhật Bản cho rằng một số lượng hydrogen fluoride xuất khẩu sang Hàn Quốc đã được chuyển đến Triều Tiên.
Loại vật liệu này thường được sử dụng để sản xuất thiết bị bán dẫn song cũng có thể dùng để chế tạo bom hóa học.
Vì vậy, Nhật Bản khẳng định biện pháp này được đưa ra vì lý do an ninh, không phải để trả đũa Hàn Quốc trong vấn đề lao động cưỡng bức thời chiến.
Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho rằng Nhật Bản thực hiện biện pháp trên nhằm gây tổn hại nền kinh tế Hàn Quốc "vì mục đích chính trị", trong khi giới chức Hàn Quốc cho biết nước này đang cân nhắc "mọi kế hoạch có thể" nhằm đáp trả, đồng thời kêu gọi Nhật Bản "lập tức ngừng đưa ra những cáo buộc vô căn cứ".
Liên quan vấn đề trên, hãng thăm dò dư luận Realmeter của Hàn Quốc công bố kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện ngày 10/7 cho thấy gần 66,8% người Hàn Quốc sẵn sàng tẩy chay các sản phẩm của Nhật Bản sau quyết định hạn chế xuất khẩu của Tokyo.
Chỉ 26,8% cho biết sẽ không tham gia. Những người được xác định là tư tưởng cấp tiến ủng hộ tẩy chay nhiều hơn (80,6%) so với nhóm người ôn hòa (69,3%) và nhóm người bảo thủ (51,7%)./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản “tăng nhiệt” căng thẳng
11:27' - 10/07/2019
Những căng thẳng trong quan hệ thương mại giữa Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn tiếp tục “nóng” lên sau khi cả hai nước đều có những động thái và phát biểu khá cứng rắn, bảo vệ lập trường của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản phủ nhận áp đặt cấm vận thương mại với Hàn Quốc
08:10' - 10/07/2019
Nhật Bản đã phủ nhận áp đặt cấm vận thương mại với Hàn Quốc, sau khi giữa 2 bên nổ ra tranh chấp ngoại giao phức tạp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48'
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18'
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23'
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12'
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43'
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35'
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15'
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01'
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.