Sắp xét xử nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam và các đồng phạm
Ngày 18/9 tới, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và Công ty cho thuê tài chính II (viết tắt là ALC II, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Agribank). Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 1 tuần, từ ngày 18 đến ngày 24/9.
Hội đồng xét xử gồm 5 người: 2 Thẩm phán, 3 Hội thẩm nhân dân. Hai Kiểm sát tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm: Một Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và một Kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (được biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố tại phiên tòa). 6 bị cáo bị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố trong vụ án này. Trong đó, 5 bị cáo: Lê Bạch Hồng (sinh năm 1954, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Nguyễn Huy Ban (sinh năm 1948, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Nguyễn Phước Tường (sinh năm 1951, nguyên Trưởng Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư, kiêm Kế toán trưởng Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Hoàng Hà (sinh năm 1976) và Trần Tiến Vỹ (sinh năm 1957) đều nguyên là Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Ban Kế hoạch - Tài chính (nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư), Bảo hiểm xã hội Việt Nam cùng bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Riêng bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (sinh năm 1979, nguyên là chuyên viên, sau là Phó trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp, Ban Kế hoạch - Tài chính, nay là Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285, khoản 2 - Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của Quỹ Bảo hiểm xã hội để thực hiện các biện pháp đầu tư, tăng trưởng. Việc đầu tư Quỹ phải được thực hiện theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 và các quy định khác.Ngày 25/12/2003, ông Lê Văn Sở (khi đó là Tổng Giám đốc Agribank) và Nguyễn Huy Ban ký thỏa thuận hợp tác về việc Bảo hiểm xã hội đồng ý cho Agribank, các chi nhánh cấp 1 và các công ty thuộc Agribank vay vốn. Agribank chịu trách nhiệm toàn bộ về việc vay, sử dụng và hoàn trả vốn của tất cả các hợp đồng do Agribank trực tiếp đi vay, các chi nhánh cấp 1, các công ty trực thuộc ký kết với Bảo hiểm xã hội do Tổng Giám đốc Agribank ký bảo lãnh.
Ngày 1/1/2007, khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực, theo quy định tại Điều 79 của luật này và các quy định khác, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội và ngân hàng thương mại nhà nước vay vốn. ALC II là tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Pháp luật không cho phép ALC II vay vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và cũng không cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay vốn.
Tuy nhiên, thời điểm tháng 2/2008 và tháng 3/2008, do có nhu cầu về vốn kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, ông Vũ Quốc Hảo (khi đó là Tổng Giám đốc ALC II) đã gặp Nguyễn Huy Ban và Nguyễn Phước Tường để đặt vấn đề vay vốn. Hai bên đi đến thống nhất, để được Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay vốn, ALC II phải có bảo lãnh của Agribank.Tháng 3 và 4/2008, ông Hảo ký hai công văn gửi Tổng Giám đốc Agribank đề nghị về việc nhận tiền vay của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Căn cứ vào đề nghị của ALC II, ông Nguyễn Thế Bình (khi đó là Tổng Giám đốc Agribank) đã ký phát hành ba thư bảo lãnh thanh toán để ALC II được nhận vốn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sau đó, từ tháng 4/2008 đến tháng 8/2009, các cán bộ Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã lập 14 tờ trình đề nghị Nguyễn Huy Ban và Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội.Sau bút phê "đồng ý" của hai bị cáo này, 14 hợp đồng Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay 1.010 tỉ đồng đã được thực hiện. Việc cho vay vốn này bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao xác định là không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, trái với Điều 96, Điều 97 – Luật Bảo hiểm xã hội 2006.
Ngày 31/7/2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ALC II bị phá sản. Tính đến thời điểm ALC II bị phá sản, công ty này mới tất toán một hợp đồng ngắn hạn, còn 13 hợp đồng quá hạn với tổng số tiền nợ Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 1.697 tỉ đồng (bao gồm hơn 769 tỉ đồng tiền gốc và hơn 928 tỉ đồng tiền lãi). Số tiền còn nợ này, ALC II không có khả năng thanh toán, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.697 tỉ đồng. Trong số các bị cáo, Lê Bạch Hồng bị Viện Kiểm sát xác định là đã ký và chỉ đạo thực hiện ba hợp đồng cho ALC II vay vốn, đến nay không thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỉ đồng. Bị cáo Nguyễn Huy Ban ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho ALC II vay 630 tỷ đồng không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 1.263 tỷ đồng./.>>> "Đại án" tham ô tại ALC II: Tuyên án tử hình Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nguyên giám đốc Công ty ALC II Chi nhánh Nam Sài Gòn lĩnh 3 năm tù
20:04' - 28/07/2016
Chiều 28/7, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Phạm Nhật Kiều (nguyên Giám đốc Công ty ALC II Nam Sài Gòn) 3 năm tù giam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo nhiều thủ đoạn lừa đảo trên không gian mạng
17:46' - 10/04/2025
Nắm bắt nhu cầu đặt phòng đi du lịch trên mạng đang là xu hướng được nhiều gia đình lựa chọn, nhiều đối tượng đã lập các trang facebook giả mạo hoặc trang web của khách sạn để lừa đảo.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều khu vực cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm
17:14' - 10/04/2025
Thời điểm đầu tháng 4/2025 này, thời tiết nắng nóng gay gắt và nhiệt độ tăng cao so với trước, các khu rừng đặc dụng khô hạn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao.
-
Kinh tế và pháp luật
Mỹ có thể từ chối thị thực với người có quan điểm bài Do Thái
15:01' - 10/04/2025
Chính phủ Mỹ ngày 9/4 thông báo sẽ bắt đầu sàng lọc các hoạt động bài Do Thái của những người nhập cư và người nộp đơn xin thị thực vào Mỹ trên phương tiện truyền thông xã hội.
-
Kinh tế và pháp luật
Phát hiện cơ sở hành nghề hút mỡ bụng trái phép ngay tại trung tâm TP. HCM
13:03' - 10/04/2025
Từ nguồn tin báo của người dân, Thanh tra Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra đột xuất và phát hiện 2 cơ sở hành nghề hút mỡ bụng giảm béo trái phép ngay tại trung tâm Thành phố.
-
Kinh tế và pháp luật
Nhiều cơ sở thẩm mỹ hoạt động “chui”: Tiềm ẩn rủi ro sức khỏe cộng đồng
13:01' - 10/04/2025
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk, đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 1.200 cơ sở khám, chữa bệnh được cấp phép và chỉ có 5 phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ được cấp phép.
-
Kinh tế và pháp luật
Ngày 21/4, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng ra hầu tòa
12:57' - 10/04/2025
Trong số 12 bị cáo hầu tòa tại vụ án này, có 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Bộ Công Thương và 4 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Cục Thuế tỉnh Bình Phước.
-
Kinh tế và pháp luật
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế bị xử lý như thế nào?
11:00' - 10/04/2025
Bnews. Theo Nghị định số 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/6/2025, người nộp thuế có hành vi trốn thuế sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử.
-
Kinh tế và pháp luật
Tỷ phú nông nghiệp Nga đối mặt với cáo buộc gian lận
07:00' - 10/04/2025
Theo hãng tin TASS, các công tố viên đã buộc tội tỷ phú Vadim Moshkovich, nhà sáng lập tập đoàn nông nghiệp Rusagro biển thủ 30 tỷ ruble (357 triệu USD).
-
Kinh tế và pháp luật
Cách tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi
14:30' - 09/04/2025
Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ,công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.