Saudi Arabia công bố lý do dừng kế hoạch tăng sản lượng khai thác dầu thô
Ngày 12/2, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết việc nước này quyết định tạm dừng kế hoạch tăng cường năng lực sản xuất dầu thô là nhằm tập trung triển khai sáng kiến kết hợp chuyển đổi năng lượng với chương trình năng lượng bền vững, đồng thời khẳng định Saudi Arabia có đủ năng lực để hỗ trợ thị trường dầu thế giới.
Hôm 30/1, Chính phủ Saudi Arabia đã yêu cầu tập đoàn năng lượng Aramco của nước này từ bỏ kế hoạch tăng sản lượng được đưa ra trước đó và duy trì sản lượng khai thác dầu thô ở mức tối đa là 12 triệu thùng/1 ngày, thay vì 13 triệu thùng/1 ngày.
Phát biểu tại hội thảo công nghệ dầu khí IPTC tại thành phố Dharan, phía Đông Saudi Arabia, Bộ trưởng Abdulaziz bin Salman nói rằng việc tạm ngừng kế hoạch tăng sản lượng khai thác chỉ vì Saudi Arabia đang trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Theo bộ trưởng, tập đoàn Aramco cần đầu tư vào cả lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo trong bối cảnh Saudi Arabia cam kết đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2060. Còn tập đoàn Aramco cam kết đạt phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050.
Hoàng tử Abdulaziz nhấn mạnh Saudi Arabia có công suất khai thác dự phòng "khổng lồ" để có thể hỗ trợ thị trường dầu thế giới trong trường hợp xảy ra gián đoạn nguồn cung do xung đột hoặc thiên tai. Vào cuối tháng 11/2023, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, còn gọi là OPEC+, đã nhất trí cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng khoảng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý I/2024. Trong đó, Saudi Arabia thực hiện mức cắt giảm tự nguyện lớn nhất với 1 triệu thùng/ngày, theo đó, trở thành nước có công suất khai thác dự phòng lớn nhất thế giới.
Phát biểu tại cùng sự kiện trên, Giám đốc điều hành Aramco, ông Amin Nasser nhận định nhu cầu dầu mỏ trên thế giới trong năm 2024 sẽ tăng lên 104 triệu thùng/1 ngày và 105 triệu thùng/1 ngày trong năm 2025. Nhận định này của ông Nasser đã hạ thấp những đánh giá trước đó cho rằng nhu cầu dầu mỏ trên thị trường thế giới sẽ sớm đạt đỉnh vào bất kỳ thời điểm nào. Số liệu của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho thấy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2023 đã tăng ở mức cao kỷ lục là hơn 102 triệu thùng/1 ngày.
Cùng ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Hayan Abdel-Ghani cho biết nước này cam kết tuân thủ các quyết định của OPEC về hạn ngạch khai thác, đồng thời khẳng định sản lượng khai thác dầu của Iraq sẽ không vượt quá 4 triệu thùng/1 ngày.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Lo ngại về nguồn cung dịu xuống, giá dầu châu Á giảm
10:55' - 12/02/2024
Giá dầu giảm tại châu Á trong phiên giao dịch ngày 12/2, sau khi Israel cho biết đã kết thúc hành động quân sự ở miền Nam Gaza, từ đó làm xoa dịu phần nào những lo ngại về nguồn cung từ Trung Đông.
-
Hàng hoá
Giá dầu ''nhảy múa" theo những diễn biến tại Trung Đông
13:39' - 10/02/2024
Giá dầu tăng trong phiên giao dịch ngày 9/2, khi bao trùm thị trường là tâm lý lo ngại về tình hình nguồn cung từ Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường dầu có thể thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm 2025
13:11' - 06/02/2024
Giám đốc điều hành (CEO) của công ty dầu mỏ Mỹ Occidental, bà Vicki Hollub, ngày 5/2 nhận định thị trường dầu sẽ đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào cuối năm 2025.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng Mỹ vào Trung Quốc sụt giảm giữa căng thẳng thương mại
18:16'
Các biện pháp “ăn miếng trả miếng” mà Mỹ và Trung Quốc đã áp đặt với nhau trong sáu tuần qua đang gây ra sự bất ổn lớn và làm tăng chi phí cho các doanh nghiệp trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tích cực đối với kinh tế Trung Quốc
09:08'
Theo tờ Global Times, kết quả cuộc khảo sát gần đây của ngân hàng Deutsche Bank cho thấy niềm tin tiêu dùng của hộ gia đình Trung Quốc đã được cải thiện, một diễn biến tích cực với kinh tế Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Đức “bật đèn xanh” cho cuộc cải cách nợ công lịch sử
07:34'
Theo phóng viên TTXVN, trong cuộc bỏ phiếu, đại diện 12 bang (với 53 phiếu bầu) đã nhất trí ủng hộ luật sửa đổi Luật Cơ bản, khiến số phiếu ủng hộ là 54/69, vượt quá tỷ lệ 2/3 số phiếu cần thiết.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan tìm cách giải cứu ngành công nghiệp ô tô
07:00'
Chính phủ Thái Lan đã đưa ra các gói bảo lãnh cho những khoản vay mua xe ô tô bán tải, một phân khúc quan trọng trong ngành sản xuất ô tô của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Chuẩn bị khai trương Sân bay quốc tế lớn nhất Campuchia
21:56' - 21/03/2025
Ngày 21/3, Câu lạc bộ các nhà báo Campuchia (CCJ) đã tổ chức cho các đoàn phóng viên trong nước và quốc tế tới tham quan sân bay quốc tế Techo.
-
Kinh tế Thế giới
Bất ổn thương mại kéo dài có thể khiến đầu tư toàn cầu giảm 10%
20:17' - 21/03/2025
Bất ổn thương mại sẽ tác động mạnh đến tăng trưởng toàn cầu, khiến đầu tư kinh doanh tại Liên minh châu Âu (EU) và Anh giảm 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Thái Lan tăng tháng thứ 8 liên tiếp
15:52' - 21/03/2025
Xuất khẩu của Thái Lan tháng 2/2025 đã tăng tháng thứ tám liên tiếp và cao hơn dự kiến, mặc dù sự không chắc chắn về chính sách thương mại của Mỹ đang làm lu mờ triển vọng cho phần còn lại của năm.
-
Kinh tế Thế giới
Một loạt doanh nghiệp Mỹ hạ dự báo triển vọng kinh doanh do bất ổn kinh tế
14:08' - 21/03/2025
Một loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ mới đây đã điều chỉnh dự báo kết quả kinh doanh, phản ánh những thách thức kinh tế đang gia tăng, từ thuế quan mới đến sự thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo thuế quan Mỹ tác động tiêu cực đến tăng trưởng toàn cầu
13:21' - 21/03/2025
Tăng trưởng kinh tế chậm lại kết hợp với nguy cơ lạm phát gia tăng có thể khiến nước Mỹ từ vị thế dẫn đầu toàn cầu trở thành lực cản đối với phần còn lại của thế giới.