Saudi Arabia với kế hoạch thoát khỏi ảnh hưởng của dầu mỏ (Phần I)
Trong bối cảnh giá dầu sa sút mạnh thời gian qua, Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - đã đưa ra kế hoạch tái cấu trúc mang tên "Tầm nhìn Kinh tế 2030".
Kế hoạch được đánh giá là "đúng hướng", song Saudi Arabia sẽ khó thực hiện thành công theo đúng lộ trình vì một loạt thách thức, từ cơ chế chính sách, sức cạnh tranh của doanh nghiệp đến bối cảnh địa chính trị khu vực..., và đặc biệt "Tầm nhìn Kinh tế 2030" chỉ đưa ra mục tiêu mà thiếu giải pháp chi tiết.
Bi kịch của kinh tế dầu mỏ
Saudi Arabia là một trong những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ qua kiểm chứng lớn nhất thế giới, với hơn 268 tỷ thùng. Trong nhiều thập kỷ qua, dầu mỏ luôn là lĩnh vực chủ đạo trong nền kinh tế quốc gia Trung Đông này.
Dầu mỏ đem lại cho Vương quốc Arab vùng Vịnh hơn hàng trăm tỷ USD mỗi năm, chiếm 45% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). "Vàng đen" cũng chiếm hơn 80% thu ngân sách và hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Saudi Arabia.
Với quy mô gần 800 tỷ USD, Saudi Arabia là nền kinh tế lớn nhất khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA). Nhờ có nguồn lợi vô cùng dồi dào từ dầu mỏ, chính phủ nước này đã mạnh tay chi cho các chương trình an sinh-xã hội, thực thi nhiều chính sách trợ cấp, trợ giá cho người dân và đầu tư hàng chục tỷ USD cho quốc phòng mỗi năm.
Tuy nhiên, do nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn ảm đạm, giá dầu thô thế giới đã giảm sâu từ mức đỉnh điểm hơn 100 USD/thùng giữa năm 2014, xuống dưới 30 USD/thùng hồi đầu năm 2016, trước khi phục hồi lên khoảng 48 USD/thùng hiện nay. Nền kinh tế lệ thuộc quá mức vào dầu mỏ của Saudi Arabia đã cảm nhận những "cơn đau dữ dội".
Ở thời điểm giá dầu cao, Saudi Arabia từng ghi nhận các mức thặng dự ngân sách khổng lồ gần 103 tỷ USD năm 2012 và 48 tỷ USD năm 2013. Nhưng giá dầu giảm đã khiến nước này thâm hụt ngân sách 98 tỷ USD năm 2015, mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Năm 2015, tổng thu ngân sách chỉ đạt 162 tỷ USD, trong khi chi tiêu lên tới 260 tỷ USD. Dự kiến trong năm 2016, Saudi Arabia tiếp thâm hụt ngân sách ở mức 87 tỷ USD.
Trước áp lực về ngân sách, Chính phủ Saudi Arabia đã phải dừng nhiều dự án lớn, thắt chặt chi tiêu ở một số lĩnh vực, đồng thời tăng 80% giá bán lẻ nhiên liệu, vốn được coi là "rẻ như cho không" và giảm trợ cấp đối với ngành điện, nước sinh hoạt và một dịch vụ khác.
Ngân sách ngày càng eo hẹp cũng buộc Saudi Arabia phải phát hành trái phiếu trên thị trường nội địa, trị giá 30 tỷ USD trong năm 2015 và đi vay 10 tỷ USD từ các ngân hàng nước ngoài đầu năm nay.
Nước này đã phải sử dụng đến hơn 100 tỷ USD từ kho dự trữ ngoại hối, khiến quỹ này tụt từ 732 tỷ USD năm 2014 xuống còn 616 tỷ USD vào cuối năm ngoái. Riyadh có kế hoạch cắt giảm 13,8% chi ngân sách trong năm 2016, trong đó ngân sách quốc phòng dự kiến giảm 3,6%, từ 47,6 tỷ USD năm 2015 xuống 45,9 tỷ USD năm nay.
Trước viễn cảnh ảm đạm của nền kinh tế Saudi Arabia, các nhà phân tích của hãng tin CNBC mới đây nhận định quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới này có thể sẽ bị phá sản vào năm 2018, trên cơ sở dự báo giá dầu 40 USD/thùng. Đánh giá của CNBC dựa trên kịch bản Saudi Arabia không có sự thay đổi lớn nào cả về kinh tế và chính trị.
Kế hoạch đại phẫu đầy tham vọng
Cuối tháng 4/2016, Chính phủ Saudi Arabia đã thông qua kế hoạch "Tầm nhìn Kinh tế 2030" cho thời kỳ hậu kỷ nguyên dầu mỏ, do Phó Thái tử Mohammed bin Salman (người kế vị thứ hai) khởi xướng.
Kế hoạch này được đưa ra với mục tiêu then chốt là giảm dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ thông qua các cải cách mạnh mẽ về đầu tư và kinh doanh cũng như thúc đẩy một loạt dự án kinh tế sinh lời và tạo việc làm.
"Tầm nhìn Kinh tế 2030" được kỳ vọng sẽ tăng 6 lần doanh thu từ các hoạt động phi dầu mỏ từ 43,5 tỷ USD lên 267 tỷ USD.
Saudi Arabia cũng đặt mục tiêu tăng mức đóng góp của lĩnh vực tư nhân trong GDP từ 40% lên 60% vào năm 2030, đặc biệt đóng góp trong nền kinh tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) được nâng từ 20% lên 35%, đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng tỷ lệ lao động nữ trong lực lượng lao động.
Xem tiếp:
Saudi Arabia với kế hoạch thoát khỏi ảnh hưởng của dầu mỏ (Phần II)
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia muốn chiếm lĩnh thị trường dầu châu Á
20:18' - 28/05/2016
Saudi Arabia đang tăng cường cung ứng dầu thô cho các khách hàng châu Á, dấu hiệu cho thấy nước này không muốn cắt giảm sản lượng khai thác để cạnh tranh với các nước khai thác dầu mỏ khác.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia không thay đổi chính sách dầu mỏ
14:18' - 09/05/2016
Tân Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên của Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih ngày 8/5 cho biết nước này sẽ tiếp tục duy trì chính sách về dầu mỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Thấm đòn vì giá dầu giảm, Saudi Arabia đẩy mạnh cải cách kinh tế
13:42' - 04/05/2016
Hoàng thái tử của Saudi Arabia, Mohammed ben Salman Al Saoud, vừa công bố gói cải cách kinh tế có tên "Tầm nhìn 2030". Tuy nhiên, kế hoạch mới này có thể sẽ gây ra rối loạn xã hội ở quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Saudi Arabia nới lỏng quy định đối với nhà đầu tư chứng khoán nước ngoài
10:52' - 04/05/2016
Cơ quan quản lý chứng khoán Saudi Arabia ngày 3/5 thông báo sẽ nới lỏng quy định đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này