Sẽ giảm công suất các nguồn phát điện khi có nguy cơ vượt phụ tải tiêu thụ
Theo chỉ đạo hỏa tốc của Bộ Công Thương số 736/BCT-ĐTĐL (gọi tắt là văn bản 736) về một số vấn đề cấp bách trong vận hành và bảo đảm an toàn hệ thống điện, Bộ này yêu cầu Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) bên cạnh việc dự báo và tính toán đảm bảo cân bằng giữa công suất phát và phụ tải tiêu thụ cần thực hiện khẩn trương việc điều tiết giảm công suất phát các nguồn điện đang phát điện lên lưới theo các quy định hiện hành trong trường hợp có nguy cơ công suất phát điện lên hệ thống vượt quá công suất phụ tải, đảm bảo vận hành an toàn, không xảy ra sự cố.
Ngoài ra, các đơn vị phát điện có nhà máy điện đấu nối và phát điện vào hệ thống điện quốc gia có trách nhiệm tuân thủ nghiêm phương thức vận hành, mệnh lệnh điều độ của cấp Điều độ có quyền điều khiển và kiểm tra theo quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BCT quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, Thông tư số 31/2019/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi vi phạm.
Trước đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tinh thần chủ động tìm mọi giải pháp để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia đối với trường hợp phụ tải xuống thấp và có chênh lệch quá lớn với tổng công suất nguồn điện đã có một số văn bản báo cáo Bộ Công Thương cụ thể các vướng mắc và đề xuất giải pháp vận hành nguồn năng lượng tái tạo.
EVN yêu cầu A0 thực hiện nghiêm theo đúng chỉ đạo của Bộ Công Thương tại văn bản 736 để triển khai tính toán và công bố mức điều tiết giảm công suất huy động cũng như loại hình nguồn điện phải tiết giảm; đồng thời A0 chỉ huy điều độ đảm bảo phù hợp với cơ cấu nguồn điện đang phát, công suất truyền tải giữa các vùng/miền, mức dự phòng quay và dự phòng khởi động nhanh cần thiết.... Các lệnh điều độ cần được tuân thủ thực hiện nghiêm theo nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, thực hiện đồng đều giữa các loại hình, không phân biệt đó là các loại hình nguồn điện phải có giấy phép hoạt động điện lực hay được miễn trừ.
Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia, hiện nay, tổng công suất lắp đặt nguồn toàn hệ thống hiện nay đã ở mức khoảng 69.000 MW với hơn 21.600 MW năng lượng tái tạo. Riêng về điện mặt trời đã có công suất tổng cộng hơn 16.000 MW. Trong khi đó, vào các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu sắp tới, công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa được dự báo có thể xuống thấp chỉ còn khoảng từ 13.000 MW đến 15.000 MW. Như vậy chỉ riêng tổng công suất của nguồn điện mặt trời hiện có còn cao hơn cả công suất phụ tải thấp điểm buổi trưa của ngày Tết.
Theo các tính toán của A0, kể cả khi các nguồn năng lượng truyền thống đã giảm phát tối thiểu đến giới hạn kỹ thuật nhưng với tình hình phụ tải được dự báo xuống rất thấp vào dịp Tết thì tổng công suất phát vẫn vượt nhu cầu phụ tải. Do vậy EVN đề nghị Chủ đầu tư các nguồn điện phối hợp chặt chẽ với A0 và các cấp Điều độ để thực hiện nghiêm theo các nội dung văn bản số 736/BCT-ĐTĐL ngày 5/2/2021 của Bộ Công Thương để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống điện quốc gia trong những thời điểm phụ tải xuống thấp, đặc biệt là trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu tới./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Giá thành sản xuất tăng, EVN vẫn có lãi
10:09' - 09/02/2021
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh điện năm 2019 của EVN lãi 523,37 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu năm 2019 là 0,35%.
-
Doanh nghiệp
EVN cắt giảm công suất điện huy động trong dịp Tết do phụ tải thấp
19:06' - 05/02/2021
Theo EVN, công suất phụ tải toàn quốc vào giờ thấp điểm trưa trong kỷ nghỉ Tết Tân Sửu có thể xuống từ 13.000-15.000 MW trong khi tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống hiện ở mức khoảng 69.000 MW.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Khởi nghiệp với công nghệ số: Có "đất" thành công cho doanh nhân nữ?
17:49'
Trên lĩnh vực công nghệ số được coi là ưu thế của phái mạnh, nữ CEO của Lotus Quality Assurance Phùng Thanh Xuân đã thành công trong hành trình khởi nghiệp, đưa công ty vươn ra thị trường quốc tế.
-
Doanh nghiệp
2020 là năm bùng nổ sử dụng Internet ở Hàn Quốc
06:03'
Báo cáo của Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông Hàn Quốc cho thấy lượng thời gian trung bình mà người dân nước này dành để sử dụng Internet đã lên đến hơn 20 giờ/tuần trong năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo: “Đổi mới trong lĩnh vực ngân hàng tạo đột phá cho kinh tế số”
21:45' - 06/03/2021
Tại cuộc đối thoại, các đại biểu trong giới doanh nhân, trí thức Việt Nam đã cùng nhau góp ý kiến để xây dựng một Việt Nam hùng cường, một quốc gia phát triển vào năm 2045.
-
Doanh nghiệp
80% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19
20:19' - 06/03/2021
Theo kết quả khảo sát do VCCI và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cuối năm 2020, có hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam bị tác động tiêu cực bởi dịch COVID-19 và hơn 72% doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu.
-
Doanh nghiệp
Chủ tịch Masan: Nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng tiêu dùng từ Chính phủ
19:50' - 06/03/2021
Ông Nguyễn Đăng Quang nhấn mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng tiêu dùng từ Chính phủ sẽ tạo động lực cho phát triển.
-
Doanh nghiệp
Từ 1/3, Bamboo Airways nâng cấp nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi hành khách
15:55' - 06/03/2021
Với mong muốn mang đến cho hành khách những điều kiện thuận lợi nhất khi đặt dịch vụ bay, từ ngày 01/03, Bamboo Airways cập nhật chính sách bảo vệ quyền lợi hành khách với nhiều điểm mới đáng chú ý.
-
Doanh nghiệp
PVN nộp ngân sách 2 tháng đầu năm vượt 9%
10:21' - 06/03/2021
Các chỉ tiêu tài chính hợp nhất của PVN 2 tháng đầu năm đều vượt so với kế hoạch: doanh thu đạt 94.500 tỷ, vượt 1% kế hoạch 2 tháng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 11.440 tỷ, vượt 9% kế hoạch 2 tháng.
-
Doanh nghiệp
Đức đền bù hơn 2,4 tỷ euro cho các nhà máy điện hạt nhân
08:16' - 06/03/2021
Chính phủ Đức đền bù tổng cộng hơn 2,4 tỷ euro (2,9 tỷ USD) cho các công ty năng lượng bị ảnh hưởng do việc đóng cửa các nhà máy năng lượng hạt nhân sau sự cố hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản năm 2011.
-
Doanh nghiệp
Những điều cần biết về Kinh tế số
06:00' - 06/03/2021
Dịch bệnh COVID-19 chưa được kiểm soát được xem là một thời cơ để các nước trên thế giới thúc đẩy lĩnh vực Kinh tế số nhằm mục đích hội nhập hơn.