Sẽ thống nhất ứng dụng VNEID và PC-COVID để dùng chung mã QR-Code
Sáng 29/10/2021, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) phối hợp Bộ Y tế tổ chức Hội thảo trực tuyến tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế về ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông-Phạm Anh Tuấn cho biết, Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT được ban hành hết sức kịp thời, phù hợp với tình hình phòng, chống dịch bệnh và phục hồi phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Thứ trưởng cho rằng, việc ban hành Nghị Quyết và Quyết định trên đã giúp cho chính sách chống dịch sẽ quy về một mối, thống nhất trong toàn quốc.
Đặc biệt, giúp cho chính quyền địa phương, những người thực thi nhiệm vụ và người dân thay đổi nhận thức trong công tác phòng, chống dịch, từ đó, hình thành nên ý thức, trách nhiệm, thấy rõ vai trò quan trọng của từng thành phần tham gia vào công cuộc thích ứng lâu dài, linh hoạt, phòng ngừa và kiểm soát có hiệu quả với dịch bệnh, sớm đưa đất nước trở lại cuộc sống bình thường mới.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng cho biết, sau gần 20 ngày thực hiện vẫn còn một số lúng túng ban đầu. Chính vì vậy, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là truyền thông chủ động đi trước, Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Y tế tổ chức Hội thảo nhằm giúp báo chí nắm rõ vấn đề của Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT; để báo chí tuyên truyền Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT hiệu quả hơn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện...
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn cũng đề nghị, đại diện các cơ quan đơn báo chí cần trao đổi thẳng thắn những vướng mắc, những nội dung quan trọng, đồng thời có các phương án truyền thông tốt hơn và để đóng góp với Bộ Y tế trong việc truyền thông và phòng, chống dịch COVID-19.
Tại Hội thảo, bà Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế) đã giới thiệu về các nội dung cần lưu ý khi triển khai Nghị quyết 128/NĐ-CP của Chính phủ và Quyết định 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Nghị quyết 128/NĐ-CP và Quyết định 4800/QĐ-BYT được ban hành nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; thống nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành; phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh; tạo điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần thiết, bà Nguyễn Thị Hương Liên nhấn mạnh.
Tại Hội thảo, đại diện lãnh đạo là Tổng Biên tập, Phó Tổng Biên tập các cơ quan báo chí, thông tấn tại điểm cầu Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đều có ý kiến góp ý và cho rằng, chính sách sống chung với COVID-19 là rất phù hợp và đến nay đã bắt đầu phát huy tác dụng trong chống dịch và phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, cần sớm hoàn thiện thể chế liên quan phòng chống dịch để đảm bảo khoanh vùng nhỏ nhất, theo đỏ, cam, xanh, vàng, các địa phương không tự nâng cấp lên quy mô lớn hơn như huyện, tỉnh. Đồng thời sớm đưa ra các phương án trở lại trường cho các em học sinh…Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tình hình dịch tại các địa phương hiện nay cơ bản được kiểm soát. Tính đến ngày 29/10, Việt Nam đã tiếp cận được trên 107 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đã thực hiện tiêm hơn 78 triệu liều. Hiện đã có gần 40% người dân trên 18 tuổi đã tiêm đủ 2 liều.
Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần xây dựng kế hoạch và danh sách trẻ trong đối tượng tiêm. Từ đó, Bộ Y tế có cơ sở tiếp cận số liệu và phân bổ vaccine một cách hợp lý cho địa phương, để tiêm cho trẻ em.
Đối với vấn đề xét nghiêm, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh, Quyết định 4800/QĐ-BYT ngày 12/10 của Bộ Y tế quy định rõ các đối tượng cần phải xét nghiệm, đó là người có nguy cơ cao, người có triệu chứng, xét nghiệm ngẫu nhiên ở cơ sở sản xuất kinh doanh; không xét nghiệm tất cả người đi từ địa bàn này sang địa bàn khác, chỉ xét nghiệm người đi từ địa bàn có nguy cơ dịch cấp độ 3, 4 và khu cách ly.
Thông tin liên quan về việc xây dựng, sử dụng ứng dụng PC-COVID, ông Đỗ Công Anh - Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TT&TT phát triển ứng dụng PC-COVID là ứng dụng duy nhất dùng chung cho việc phòng, chống COVID-19.
Đối với việc quét mã QR-Code được triển khai tại các địa điểm đông người, các cửa hàng, trụ sở cơ quan… các đơn vị có thể vào trang qr.tokhaiyte.vn hoặc qr.pccovid.gov.vn để đăng ký việc kiểm soát, sau đó là in mã QR-Code dán ở cửa hoặc cho nhân viên lễ tân, nhân viên bảo vệ quét ứng dụng PC-COVID của người đi vào và khi đó sẽ kiểm soát đc việc di chuyển.
Về việc liên quan đến việc sử dụng mã QR-Code chung giữa 2 ứng dụng là dụng VNEID (của Bộ Công an) và ứng dụng PC-COVID (Bộ TT&TT xây dựng), đặc biệt tại các sân bay.
Ông Đỗ Công Anh cho biết, hiện Bộ TT&TT đã làm việc với Bộ Công an để thống nhất hai ứng dụng VNEID và PC-COVID dùng chung QR-Code, do đó dùng ứng dụng nào quét mã QR-Code cũng được.
Ông Công Anh cho biết, sáng nay (29/10), Bộ TT&TT sẽ làm việc với Bộ Công an để thống nhất vấn đề về kỹ thuật, dùng mã QR-Code cho 2 ứng dụng, để dùng ứng dụng nào cũng quét. Người dân dùng mã QR-Code ở trên VNEID, PC-COVID, in ra hay là dùng mã QR trên căn cước công dân, mã QR trên thẻ bảo hiểm xã hội thì hiện nay, PC-COVID đã đáp ứng được toàn bộ vấn đề này.
“Về PC-COVID hiện nay đã sẵn sàng rồi. Hiện trên cả nước có 2 triệu điểm quét mã QR-Code PC-COVID. Chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Công an để thống nhất để 1/11/2021 dùng chung 1 mã QR-Code cho 2 ứng dụng là VNEID và PC-COVID, 2 bên đều phải quét được nhau, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân”, ông Công Anh nói.
Do tình hình dịch tại một số địa phương hiện nay và qua đánh giá của Bộ Y tế, người dân từ một số địa phương có dịch khi di chuyển tới các địa phương khác sẽ có nguy cơ cao, những trường hợp này khi đi về các địa phương khác cần phải tiếp tục được sàng lọc.
Trong thời gian tới, để đảm bảo tốt công tác phòng, chống dịch, Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ sẽ thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam về thành lập các Đoàn công tác kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP tại các địa phương, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh thêm.
Thông tin liên quan về việc xây dựng, sử dụng ứng dụng PC-COVID, ông Đỗ Công Anh - Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phát triển ứng dụng PC-COVID là ứng dụng duy nhất dùng chung cho việc phòng, chống COVID-19.
Về việc liên quan đến việc sử dụng mã QR-Code chung giữa 2 ứng dụng là dụng VNEID (của Bộ Công an) và ứng dụng PC-COVID (Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng), đặc biệt tại các sân bay.
Ông Đỗ Công Anh cho biết, hiện Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm việc với Bộ Công an để thống nhất hai ứng dụng VNEID và PC-COVID dùng chung QR-Code, do đó dùng ứng dụng nào quét mã QR-Code cũng được.
Ông Công Anh cho biết, sáng nay (29/10), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ làm việc với Bộ Công an để thống nhất vấn đề về kỹ thuật, dùng mã QR-Code cho 2 ứng dụng, để dùng ứng dụng nào cũng quét. Người dân dùng mã QR-Code ở trên VNEID, PC-COVID, in ra hay là dùng mã QR trên căn cước công dân, mã QR trên thẻ bảo hiểm xã hội thì hiện nay, PC-COVID đã đáp ứng được toàn bộ vấn đề này.
“Về PC-COVID hiện nay đã sẵn sàng rồi. Hiện trên cả nước có 2 triệu điểm quét mã QR-Code PC-COVID. Chúng tôi sẽ làm việc với Bộ Công an để thống nhất để 1/11/2021 dùng chung 1 mã QR-Code cho 2 ứng dụng là VNEID và PC-COVID, 2 bên đều phải quét được nhau, tạo điều kiện tốt nhất cho người dân”, ông Công Anh nói./.
>>>TP. HCM hướng dẫn sử dụng mã QR để thích ứng an toàn, linh hoạt
Tin liên quan
-
Công nghệ
Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch COVID-19
19:49' - 29/09/2021
Việc phòng chống COVID-19 tại Bộ Thông tin và Truyền thông được đặc biệt quan tâm, ngoài việc xây dựng báo cáo về công tác phòng chống COVID -19, các ứng dụng công nghệ cũng được ưu tiên sử dụng.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17'
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.