Seoul và Washington muốn duy trì đà đối thoại Mỹ-Triều
Nhà ngoại giao hàng đầu Hàn Quốc đưa ra tuyên bố trên khi về nước sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo tại Washington.
Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai ngoại trưởng kể từ khi hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra tại Hà Nội hồi tháng trước không đạt được thỏa thuận nào.
Phát biểu với báo giới tại sân bay quốc tế Incheon, bà Kang Kyung-wha nói: "Hàn Quốc và Mỹ co cùng suy nghĩa rằng duy trì đà đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên là điều quan trọng nhất. Chúng tôi cũng thảo luận về việc tiếp tục theo dõi các động thái của Triều Tiên".
Khi được hỏi hai nhà ngoại giao hàng đầu của Hàn Quốc và Mỹ có đề cập việc nhanh chóng khôi phục các biện pháp trừng phạt nếu phát hiện vi phạm, hoặc "một thỏa thuận đủ tốt" mà Phủ tổng thống Hàn Quốc theo đuổi hay không, bà Kang Kyung-wha cho biết hai bên chỉ thảo luận những tình huống có thể xảy ra.
Ngoại trưởng Kang Kyung-wha cho biết bà cũng đã trao đổi thông tin với người đồng cấp Pompeo về các hoạt động chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh Hàn - Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 11/4 tới.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Hàn Quốc và Mỹ diễn ra không lâu sau khi Seoul thông báo Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và người đồng cấp Mỹ Donald Trump dự kiến họp thượng đỉnh vào tháng tới tại thủ đô Washington.
Nhà Trắng cũng thông báo hai nhà lãnh đạo sẽ tiến hành hội nghị thượng đỉnh tại Nhà Trắng vào ngày 11/4 tới để thảo luận những diễn biến mới nhất liên quan đến Triều Tiên và các vấn đề song phương.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào do hai bên vẫn còn những khác biệt trong vấn đề phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng và việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Washington.
Tuy nhiên, sau khi kết thúc hội nghị, Mỹ vẫn khẳng định để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên trong khi duy trì gây sức ép và các biện pháp trừng phạt.
Trong khi đó, kết quả cuộc thăm dò do Viện đánh giá dư luận xã hội Hàn Quốc (KSOI) công bố ngày 31/3 cho thấy trong số 1.008 người trưởng thành được hỏi, 50% cho rằng Mỹ và Triều Tiên sẽ không đạt được thỏa thuận về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như bãi bỏ các biện pháp trừng phạt do hai bên vẫn còn nhiều bất đồng đáng kể. Tỉ lệ bi quan này tăng 12,3% so với cuộc thăm dò thực hiện hồi tháng 2 vừa qua.
Số người cho rằng hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận thông qua đàm phán chiếm 45,6% , giảm 17%.
Đối với câu hỏi về cách thức ưu việt hơn trong giải quyết tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và bãi bỏ các biện pháp trừng phạt, 40,2% số người được hỏi cho rằng nên từng bước dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng tương ứng với các hành động phi hạt nhân của Triều Tiên, trong khi 37% ủng hộ duy trì các biện pháp trừng phạt hiện hành cho đến khi Triều Tiên dỡ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí hạt nhân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ngoại trưởng Mỹ lạc quan về thời điểm tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần ba
09:42' - 29/03/2019
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông hy vọng các nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên sẽ có thể sớm gặp lại nhau sau hội nghị thượng đỉnh tại Việt Nam hồi tháng trước.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên chỉ trích Mỹ và Hàn Quốc vi phạm thỏa thuận hội nghị thượng đỉnh
21:13' - 07/03/2019
Triều Tiên đã chỉ trích việc Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục tập trận chung, cho rằng hành động này vi phạm những thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh mà hai bên đã đạt được với Bình Nhưỡng hồi năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Đặc phái viên Mỹ báo cáo trước Quốc hội về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều
08:17' - 06/03/2019
Trong 90 phút báo cáo trước Ủy ban, Đặc phái viên Mỹ về Triều Tiên Stephen Biegun đã trình bày chi tiết diễn tiến tại hội nghị nói trên cũng như những bước đi tiếp theo trong nỗ lực ngoại giao.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29'
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09'
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23'
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.