“Shrinkflation” là "con quái vật kinh tế" cần phải được theo dõi
Làm thế nào để chúng ta biết được cơn lạm phát đang trở lại? Phần lớn các nhà kinh tế tập trung vào những yếu tố như giá hàng hóa, lương, và những hàng hóa và dịch vụ thiết yếu.
Nhưng lịch sử sẽ minh chứng rằng họ nên để ý vào một yếu tố liên quan thường thoát khỏi sự đề phòng: một thứ gọi là “shrinkflation”.
Shrinkflation là một thuật ngữ ghép bởi hai từ “shrink” (thu nhỏ) và “inflation” (lạm phát). Hành vi này bắt đầu thông dụng vào những năm 1960 và 1970, khi các nhà sản xuất đối mặt với lạm phát leo thang bằng cách thay đổi nội dung mặt hàng thay vì nâng giá.
Ban đầu, hành vi này thu hút được ít sự chú ý, bởi lẽ rất khó để phân biệt được sự thay đổi giá trên đơn vị hàng hóa nếu như bao bì thay đổi hoàn toàn.
Trên thực tế, người đầu tiên cảnh báo về hành vi này là nghệ sĩ châm biếm Art Buchwald. Trong một mục mang tên “Lạm phát đóng hộp” xuất bản vào năm 1969, ông đả kích hành vi che giấu sự tăng giá.
Một cách khôi hài, ông khen ngợi ngành công nghiệp Mỹ đã “tìm ra cách để thu nhỏ mặt hàng và phóng đại bao bì”.
Sự chỉ trích này không xa với thực tế. Khi áp lực lạm phát dần tăng vào những năm 1970, các nhà sản xuất đã không ngần ngại thử nghiệm một số phương pháp để đùn đẩy sự tăng giá lên người tiêu dùng.
Một phương pháp trong đó là “thu nhỏ”: cùng bao bì, cùng kích cỡ, nhưng lượng sản phẩm ít hơn.
Ví dụ, vào cuối mùa hè 1974, Woolworth giới thiệu một bộ bút chì với giá 99 cent - cùng giá với mặt hàng năm trước đó.
Nhưng những phóng viên tinh mắt của New York Times đã phát hiện ra bộ bút chỉ này chỉ gồm 24 cái - ít hơn 6 cái so với bộ bút chì năm trước đó. Chiến thuật này được thực hiện với cả mặt hàng giấy thủ công với 24 tờ một bộ thay vì 30 tờ.
Các cửa hàng tạp hóa tạo nên nhiều cơ hội cho chiến thuật thu nhỏ này. Vào đầu thập kỷ, một mặt hàng thực phẩm thiết yếu hậu chiến tranh là Rice-a-Roni được bán trong hộp 8 ounce.
Con số này sớm rớt xuống 6.9 ounce, nhưng bao bì đóng gói vẫn được giữ nguyên. Ngày nay, sản phẩm này vẫn được bán với trọng lượng đó, có vẻ như shrinkflation cũng có giới hạn của nó.
Những chiêu trò này ngày càng phổ biến. Từ những can cá ngừ đến lọ sốt spaghetti, tất cả đều dần chứa ngày càng ít sản phẩm. Những nhóm vận động như Consumers’ Union (nay là Consumer Reports) đã lên tiếng chỉ trích, nhưng hành vi này vẫn được áp dụng rộng rãi.
Những nhà sản xuất kẹo cao su có lẽ đã có những chiến thuật shrinkflation trắng trợn nhất. Khi giá đường tăng cao vào những năm 1970, họ không thể tăng giá một cách dễ dàng, vì các máy bán kẹo cao su đều được thiết kế để nhận được một loại xu được định trước.
Họ cũng không thể thu nhỏ viên kẹo được, vì máy bán không thể hoạt động ổn định nếu họ làm vậy. Thay vào đó, họ khoét rỗng phần trong của viên kẹo. Thay vì đường, những đứa trẻ được nhai không khí.
Brim Dark Decaf Coffee đề ra một biến thể của chiêu trò này bằng cách sử dụng một quy trình “thổi phồng” độc quyền để làm nở những hạt cà phê của họ, cho phép họ đổ đầy một lọ 13 ounce bằng một lượng cà phê vốn chỉ nặng 11.5 ounce. Công ty này cam đoan quy trình hóa học này làm cho cà phê của họ đậm đà hơn với lượng hạt nhỏ hơn.
Đôi khi bớt xén sản phẩm đi kèm với sự hấp dẫn về mặt cảm tính. Cỡ sản phẩm nhỏ hơn không chỉ là nhỏ hơn, nó còn cung cấp ít calo hơn. Bao bì nhỏ hơn được quảng cáo là thân thiện với môi trường.
Ví dụ một thanh chocolate nặng 10 ounce có giá bán lẻ 75 cent giờ được bán với gói 15 ounce nhưng lại có giá 1.25 dollar. Những chiêu trò này gắn liền với shrinkflation. Chiến thuật này tận dụng sự khó chịu của người tiêu dùng tới hành vi thu nhỏ mặt hàng, mặc dù chúng có cùng một kết quả.
Một số bang đã đẩy lùi xu hướng này bằng cách yêu cầu các cửa hàng tạp hóa liệt kê giá thành mỗi đơn vị sản phẩm trên các bao bì. Một số cửa hàng chủ động thực hiện quy định này, vì họ tin rằng đây là cách họ có thể thuyết phục khách hàng rằng họ quan tâm tới lợi ích của khách hàng.
Nhiều hệ thống liệt kê giá thành trên đơn vị này vẫn sống sót qua 2021. Nhưng shrinkflation cũng vậy.
Trong năm vừa qua, càng ngày càng có nhiều những báo cáo về những chiêu trò ăn bớt của các nhà sản xuất, từ lớp giấy vệ sinh tới khẩu phần đồ ăn cho mèo. Những báo cáo này đặc biệt nhiều trong những tuần vừa qua.
Nếu xu hướng này tiếp tục, chúng ta cần phải thận trọng: đây có thể là tín hiệu một cơn lạm phát, lâu nay vẫn âm ỉ, sắp sửa bùng nổ./.
- Từ khóa :
- shrinkflation
- lạm phát
- mỹ
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Phó Thống đốc BoE: Tình trạng lạm phát hiện tại sẽ không kéo dài
06:14' - 23/07/2021
Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Vương quốc Anh (BoE) Ben Broadbent nhận định sự tăng giá hàng hóa tiêu dùng hiện tại không có nghĩa là lạm phát sẽ kéo dài trong dài hạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Có nên đánh đổi lạm phát mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế?
12:53' - 20/07/2021
Cần thực hiện chính sách tài khoá và tiền tệ linh hoạt, mở rộng, chấp nhận lạm phát vượt mục tiêu 4% để thúc đẩy tăng trưởng đưa nền kinh tế trở lại bình thường của giai đoạn trước đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản: Lạm phát cơ bản tháng 6/2021 cao nhất trong 15 tháng
12:00' - 20/07/2021
Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản(CPI) của Nhật Bản đã tăng 0,2% trong tháng 6/2021 so với cùng kỳ năm trước và là tốc độ tăng nhanh nhất trong một năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54' - 03/07/2025
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.
-
Thị trường
Tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ chống bán phá giá sợi dài từ polyester
21:05' - 02/07/2025
Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 31 tháng 7 năm 2025
-
Thị trường
Trang sức trở thành điểm sáng trên thị trường hàng xa xỉ Mỹ
14:28' - 02/07/2025
Chi tiêu cho trang sức xa xỉ trong tháng Năm đã tăng vọt 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Chi tiết mức chiết khấu xăng dầu của doanh nghiệp đầu mối
20:07' - 01/07/2025
Bộ Công Thương cho biết: Từ những tín hiệu tích cực trong đàm phán Trung Đông, nguy cơ thiếu hụt nguồn cung xăng dầu giảm, do vậy mức chiết khấu của doanh nghiệp đầu mối tăng trở lại.
-
Thị trường
Kiên Giang mở lối tiêu thụ OCOP: Đa kênh, đa thị trường
21:01' - 30/06/2025
Kiên Giang hỗ trợ các chủ thể sản xuất OCOP tham gia các hội chợ, sự kiện quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường hướng dẫn và khuyến khích các chủ thể OCOP đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử.