Singapore cần làm gì để tăng cường vai trò trung tâm thương mại toàn cầu?
Tuy nhiên hợp tác toàn cầu về thương mại, sự trao đổi về ý tưởng, con người, nguồn vốn và công nghệ đã cho thấy đà phục hồi bất chấp những trở ngại và sẽ tiếp tục tiếp thêm sinh lực cho kinh tế toàn cầu.
Các trung tâm toàn cầu vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trong thế giới COVID-19. Vai trò đó đã phát triển nhanh. Bộ trưởng Công Thương Singapore Chan Chun Sing gần đây đã phát biểu tại hội thảo trực tuyến của ngân hàng Standard Chartered ASEAN, những trung tâm này về cơ bản phải có khả năng kết nối và thu hẹp khoảng cách trên tất cả các khía cạnh địa chính trị, vật lý, kỹ thuật số, tài chính và ngôn ngữ…
Điều quan trọng là do thế giới trở nên rời rạc hơn, Singapore có sức mạnh là một trong những đầu nút then chốt này trên toàn thế giới. Đầu nút Singapore có thể kết nối thông suốt thị trường của mình với thị trường các nước khác, song cũng có thể hợp tác với các đầu nút then chốt khác để gắn kết các nền kinh tế của thế giới lại với nhau.
Cửa ngõ toàn cầu hàng đầu
Không chỉ là cửa ngõ vào Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Singapore còn là điểm kết nối quan trọng trong dòng chảy vốn và thương mại toàn cầu. Thành phố này vốn nằm trong số những điểm đến hàng đầu của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc về khối lượng đầu tư.
Các nhà quản lý tài sản từ lâu đã công nhận những lợi thế của việc đặt hoạt động của họ tại Singapore, với khối tài sản quản lý trong năm 2019 đã tăng 5,4% lên 2.500 tỷ USD so với hồi năm 2018.
Uy tín của Singapore là trung tâm quản lý tài sản đã được củng cố hơn nữa vào đầu năm nay với sự ra mắt của Variable Capital Company (VCC), một cấu trúc quỹ mới đem lại sự linh hoạt lớn hơn và mở rộng loại hình chiến lược đầu tư có thể được quản lý từ “đảo quốc sư tử”.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và các lĩnh vực khác hỗ trợ cho thương mại cũng là chỉ dấu tiêu chuẩn của một cửa ngõ toàn cầu hàng đầu.
Chẳng hạn, Nền tảng thương mại kết nối của Singapore đã tạo ra một trung tâm kỹ thuật số tập trung hóa cho thương mại bằng việc kết nối tất cả các bên tham gia vào một chuỗi cung ứng và cuối cùng sẽ gắn với nền tảng thương mại số ở các thị trường khác. Trong khi đó, cảng Tuas mới, dự kiến hoàn thành vào năm 2040, sẽ trở thành cảng tự động hóa lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, các thỏa thuận của Singapore nhằm thiết lập hành lang đi lại hai chiều với các nước láng giềng châu Á của nước này cho thấy các trung tâm toàn cầu có vai trò sống còn trong việc đảm bảo rằng người dân và doanh nghiệp vẫn có thể đi lại qua biên giới và thúc đẩy tăng trưởng.
Các công ty hướng tới tăng trưởng thành công trong một thế giới COVID-19 cần phải đổi mới sáng tạo và nâng cao công nghệ. Nền kinh tế số và hệ sinh thái khởi nghiệp đang phát triển mạnh mẽ của Singapore có thể thúc đẩy chương trình nghị sự đổi mới sáng tạo này.
Chẳng hạn, Singapore là trung tâm toàn cầu của Standard Chartered Bank về công nghệ và đổi mới sáng tạo, với đa số chiến lược và ý tưởng của ngân hàng được ấp ủ ở “đảo quốc sư tử” này trước khi được đưa ra thực hiện trên toàn cầu.
Tư duy mới cho trạng thái bình thường mới
Hoàn cảnh thực tế của năm nay cho thấy các doanh nghiệp tìm kiếm sự tăng trưởng bền vững cần phải chuẩn bị sẵn sàng cho các sự kiện “thiên nga đen” và đối phó với chúng khi chúng xuất hiện. Đối với các công ty đóng góp phần lớn vào vai trò của Singapore với tư cách là cửa ngõ toàn cầu, họ cần bắt đầu hành trình tăng trưởng được định hướng bởi ba nguyên tắc: tư duy mở, mô hình hoạt động linh hoạt và khả năng tái định hình tương lai.
Cách thức các cửa hàng ăn uống của Singapore tự chuyển đổi trong giai đoạn phong tỏa là ví dụ sinh động về việc một tư duy mở có thể giúp doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn thu và khách hàng mới. Bằng việc tham gia các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến, các cửa hàng có truyền thống gắn liền với địa điểm này giờ đây có thể bán hàng trên toàn quốc vào bất kỳ thời gian nào và ở bất cứ nơi đâu.
Việc có tư duy mở đem lại cho các công ty khả năng đổi mới sáng tạo và thực hiện các mô hình hoạt động linh hoạt – để tư duy những cách thức làm việc mới nhằm tạo ra giá trị tốt hơn cho khách hàng và các cổ đông khác, kể cả người lao động của họ. Với tư duy và mô hình hoạt động đúng đắn, các doanh nghiệp giờ đây có thể hướng về phía trước, hình dung và tái định hình tương lai.
Trạng thái bình thường mới là về tính linh hoạt của nơi làm việc, thương mại điện tử, các cuộc gặp trực tuyến và việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số không chỉ giới hạn trong thế giới của các công ty mà còn trong đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng.
Cách thức, thời gian và địa điểm một khách hàng đến mua sắm cũng đang làm thay đổi cách thức hoạt động của các trung tâm thương mại – kết hợp người thuê, giờ hoạt động, sử dụng không gian và các nhân tố khác cần được xem xét và điều chỉnh một cách cẩn thận nhằm đảm bảo phù hợp trong tương lai.
Khi các doanh nghiệp sẵn sàng bắt đầu hành trình tăng trưởng của mình với tư duy mới này, họ sẽ tái đầu tư vào văn hóa công ty và phát triển tài năng tương lai. Cả hai đều là tài sản then chốt sẽ tiếp tục nâng cao tầm quan trọng của Singapore với tư cách là một đầu nối toàn cầu nhằm thu hẹp các khoảng cách và kết nối với các nước khác để cùng phát triển và phục hồi mạnh mẽ từ đại dịch./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Singapore sẽ cho phép các tổ chức phi ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán
12:36' - 01/12/2020
Bắt đầu từ tháng 2/2021, các tổ chức tài chính phi ngân hàng đủ điều kiện (NFI) sẽ có quyền tiếp cận trực tiếp cơ sở hạ tầng thanh toán bán lẻ theo thời gian thực của hệ thống ngân hàng.
-
Ngân hàng
Singapore tăng cường cấp vốn bằng đồng NDT cho các ngân hàng
16:25' - 23/11/2020
Ngày 23/11, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS – ngân hàng trung ương) cho biết nguồn vốn lên tới 25 tỷ NDT (tương đương 5,11 tỷ SGD) sẽ được phân bổ cho các ngân hàng tại Singapore.
-
Tài chính
Ngân sách năm 2021 của Singapore có thể bị thâm hụt
15:54' - 17/11/2020
Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, có thể sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định để Singapore có thể quay trở lại một "ngân sách thận trọng và cân bằng".
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Singapore kêu gọi dỡ bỏ hạn chế đi lại với các nước ASEAN
19:31' - 14/11/2020
Ông Lý Hiển Long cho rằng việc nối lại dần đi lại sẽ tạo điều kiện cho phục hồi kinh tế và thúc đẩy lòng tin trong giới doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Á.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Australia xem xét nâng trần nhập cư để tăng nguồn cung lao động
11:34'
Chính phủ Australia đang xem xét nâng số lượng người nhập cư hằng năm nhằm tăng cường nguồn cung lao động cho thị trường trong nước hiện lâm vào tình trạng khủng hoảng nhân lực.
-
Kinh tế Thế giới
GDP thực tế của Nhật Bản lần đầu vượt mức trước đại dịch
09:18'
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 15/8, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý II/2022, GDP thực tế của nước này ước đạt 542.120 tỷ yen (tương đương 4.070 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc chiến chống lãng phí thực phẩm: Từ thực trạng đến giải pháp
05:30'
Trong khi gần 1 tỷ người bị suy dinh dưỡng hoặc đang trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, thì gần 1/3 sản lượng thực phẩm trên thế giới bị lãng phí.
-
Kinh tế Thế giới
Nổ súng gần Đồi Capitol, Mỹ
21:20' - 14/08/2022
Cảnh sát thủ đô Washington của Mỹ ngày 14/8 cho biết một người đàn ông đã lái xe đâm vào hàng rào chắn gần Đồi Capitol và sau đó bắn chỉ thiên và đốt xe.
-
Kinh tế Thế giới
Khi nào người Mỹ sẽ cảm nhận được tác động của Đạo luật Giảm lạm phát?
20:31' - 14/08/2022
Ngày 12/8, Hạ viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát năm 2022 và Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ ký thành luật trong thời gian sớm nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thử nghiệm radar cảnh báo sớm tầm xa
16:00' - 14/08/2022
Mỹ đang hoàn tất các cuộc thử nghiệm Radar cảnh báo sớm tầm xa (LRDR) mới của nước này như một phần trong quá trình nâng cấp đáng kể hệ thống phòng thủ tên lửa.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ: Thêm hai tàu chở ngũ cốc khởi hành từ Ukraine
11:59' - 14/08/2022
Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngày 13/8 cho biết có thêm 2 tàu chở ngũ cốc rời khỏi cảng Biển Đen của Ukraine, nâng tổng số tàu rời nước này theo thỏa thuận do Liên hợp quốc làm trung gian lên 16 chiếc.
-
Kinh tế Thế giới
Nga bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho Hungary
09:08' - 14/08/2022
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 13/8, Hungary thông báo Nga đã bắt đầu cung cấp khí đốt bổ sung cho nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Ẩn ý đằng sau việc nhân dân tệ trở thành đồng tiền giao dịch phổ biến ở Nga
05:30' - 14/08/2022
Tháng 7/2022, đồng nhân dân tệ (NDT) đã trở thành đồng ngoại tệ có nhu cầu cao thứ ba ở Nga sau đồng USD và đồng euro.