Singapore sẵn sàng ứng phó kịch bản kinh tế bất lợi
Ngày 13/8, Bộ Tài chính Singapore thông báo tất cả công dân trưởng thành đủ điều kiện sẽ nhận được khoản hỗ trợ đặc biệt một lần trị giá từ 200-400 đôla Singapore (SGD), tương đương từ 150-302 USD, vào tháng 9 để bù đắp cho chi phí sinh hoạt tăng cao.
Chương trình này sẽ áp dụng cho hơn 2,4 triệu người Singapore từ 21 tuổi trở lên trong năm 2024 và dành cho những người có thu nhập chịu thuế từ 100.000 SGD/năm trở xuống. Người sở hữu nhiều hơn một bất động sản sẽ không được nhận khoản hỗ trợ này.
Những người đủ điều kiện sẽ được thông báo qua ứng dụng Singpass vào tháng 9/2024. Để phòng tránh lừa đảo, Bộ Tài chính Singapore cho biết sẽ gửi thông báo qua tin nhắn SMS về các quyền lợi của người dân. Công dân Singapore sẽ không phải trả lời SMS, nhấp vào bất kỳ liên kết nào hoặc cung cấp bất kỳ thông tin nào cho người gửi. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong đã công bố khoản hỗ trợ đặc biệt chi phí sinh hoạt cho người dân trong Ngân sách 2024 hồi tháng 2 năm nay. Công dân Singapore trưởng thành đủ điều kiện đã nhận được khoản tiền 300-500 SGD vào năm 2022 và từ 200-400 SGD vào năm 2023. Cùng ngày, Cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Singapore Enterprise Singapore công bố báo cáo cho hay nước này dự báo mức tăng các mặt hàng xuất khẩu chính sẽ ở mức 4-5% vào năm 2024, thấp hơn dự báo trước đó là 4-6%. Xuất khẩu các mặt hàng phi dầu mỏ giảm 6,4% trong quý II/2024, do nhu cầu dược phẩm không ổn định, cao hơn nhiều so với mức giảm 3,4% trong quý trước đó. Theo Enterprise Singapore, trong nửa cuối năm 2024, xuất khẩu phi dầu mỏ dự kiến sẽ chủ yếu đến từ sự phục hồi của ngành điện tử, nhờ nhu cầu về máy chủ trí tuệ nhân tạo và thiết bị tiêu dùng. Báo cáo của Enterprise Singapore cho biết, dự báo xuất khẩu phi dầu mỏ vẫn còn nhiều rủi ro, trong đó có sự phục hồi yếu hơn dự đoán của nền kinh tế trong nửa cuối năm 2024. So với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu sản phẩm điện tử tăng 3,8% trong quý II/2024, đảo ngược mức giảm 1,6% trong ba tháng đầu năm 2024. Máy tính cá nhân, mạch tích hợp và các thiết bị ngoại vi máy tính khác đóng góp nhiều nhất vào mức tăng này. Trong đó, mạch tích hợp hoặc chất bán dẫn tăng 300 triệu USD, đánh dấu quý tăng thứ hai sau sáu quý liên tiếp giảm trước đó. Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm phi điện tử giảm 9,2% trong quý II/2024, sau mức giảm 3,8% trong quý trước. Những mặt hàng đóng góp lớn nhất vào sự sụt giảm này là dược phẩm, vàng phi tiền tệ và chế phẩm thực phẩm. Enterprise Singapore cho biết, triển vọng tổng thể về thương mại vẫn “lạc quan một cách thận trọng” nhờ sự hỗ trợ từ giá dầu cao. Tổng kim ngạch thương mại hàng hóa, bao gồm cả dầu mỏ, tăng 10,1% trong quý II/2024, sau mức tăng trưởng 4,8% trong ba tháng đầu năm. Hoạt động buôn bán dầu mỏ, chiếm 20% tổng kim ngạch thương mại hàng hóa trong quý II/2024, đã tăng 16,9%, sau mức tăng trưởng 3,4% trong quý I. Hoạt động thương mại phi dầu mỏ tăng 8,5%, sau mức tăng trưởng 5,2% trong quý trước. Trong khi đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore (MTI) đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong cả năm 2024 là khoảng từ 2-3%, thu hẹp biên độ so với dự báo trước đó là trong khoảng từ 1-3%. Việc điều chỉnh này phần nào dựa trên kết quả tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2024 cũng như tình hình kinh tế trong và ngoài nước thời gian gần đây. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế quý II/2024 đạt 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, gần như duy trì được đà tăng trưởng trong quý I là 3% - tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ mức 4,2% trong quý III/2022.Bên cạnh đó, yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này được cho là nhờ nhu cầu bền vững từ nay cho đến cuối năm, bất chấp có những dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu đang tiến tới suy thoái.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế trưởng Yong Yik Wei thuộc MTI, Singapore có thể duy trì được mức tăng trưởng trên trong ngắn hạn, đến khoảng năm 2033.Trong khi đó, theo bà Selena Ling - kinh tế trưởng của ngân hàng OCBC (Singapore), giới phân tích duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đối với nước này là 2,6%, nhờ những dữ liệu tích cực gần đây đối với lĩnh vực công nghệ toàn cầu cũng như khả năng phục hồi và tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ và xây dựng trong nước về mức bình thường trước đại dịch COVID-19.
Nhà kinh tế Chua Han Teng thuộc ngân hàng DBS cho rằng tăng trưởng kinh tế của Singapore cả năm 2024 được thúc đẩy bởi sự phục hồi của năng suất lao động. Theo chuyên gia này, cải thiện năng suất lao động sẽ giúp giảm bớt áp lực chi phí lao động trong nước, vốn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp Singapore trong hai năm qua.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Hàng hóa rớt giá mạnh: Dấu hiệu kinh tế toàn cầu suy giảm
16:00' - 13/08/2024
Giá hàng hóa đã giảm mạnh trong tháng qua, báo hiệu sự suy yếu trong nền kinh tế toàn cầu bất chấp thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi sau nỗi lo ngại về suy thoái kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ vẫn lo ngại về nền kinh tế
14:17' - 13/08/2024
Dữ liệu mới cho thấy người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm với giá cả hơn trong thời gian gần đây mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, một phần là do tiết kiệm của họ trong thời kỳ COVID-19 đã cạn kiệt.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024
14:16' - 13/08/2024
Ngày 13/8, Singapore đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay, sau khi nền kinh tế tăng trưởng vượt dự báo trong quý II/2024 và nhờ sự lạc quan về sự phục hồi của lĩnh vực chế tạo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thị trường việc làm Anh bắt đầu "ngấm đòn" vì AI
11:23'
Theo một nghiên cứu, các doanh nghiệp tại Vương quốc Anh đang thu hẹp quy mô tuyển dụng đối với những công việc có khả năng bị ảnh hưởng bởi sự triển khai của trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand đặt mục tiêu tăng gấp đôi nguồn thu từ giáo dục quốc tế
11:17'
Ngày 14/7, Chính phủ New Zealand công bố kế hoạch tăng gấp đôi nguồn thu từ lĩnh vực giáo dục quốc tế lên 7,2 tỷ NZD (tương đương 4,32 tỷ USD) vào năm 2034.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh vào ngành nông nghiệp Pháp
10:55'
Các nhà sản xuất phô mai và rượu vang của Pháp đã cảnh báo về những thiệt hại cho ngành nông nghiệp mà mức thuế 30% do Tổng thống Mỹ cảnh báo áp đặt lên hàng nhập khẩu từ EU.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẽ tăng cường hợp tác với các nước cũng chịu thuế quan Mỹ
10:54'
EU có thể tiến hành những cuộc tiếp xúc với các quốc gia khác bị ảnh hưởng bởi thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump, bao gồm Canada và Nhật Bản, trong đó có thể có khả năng phối hợp hành động.
-
Kinh tế Thế giới
Italy cảnh báo cuộc chiến thương mại "trong lòng phương Tây"
10:53'
Ngày 13/7, Thủ tướng Italy Giorgia Meloni cảnh báo một "cuộc chiến thương mại trong lòng phương Tây", sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 30% với các sản phẩm của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Italy thiệt hại nặng do thuế quan của Mỹ
09:03'
Italy là quốc gia bị thuế quan của Mỹ ảnh hưởng nặng thứ hai tại Liên minh châu Âu (EU), sau Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil áp dụng Luật Đối ứng mới "đáp trả" chính sách thuế của Mỹ
08:18'
Brazil sẽ sớm ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Đối ứng mới, một công cụ pháp lý nhằm đáp trả mức thuế nhập khẩu 50% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp dụng đối với hàng hóa Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
EU hoãn thực thi các biện pháp đáp trả Mỹ
07:39'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu thông báo EU sẽ hoãn áp dụng các biện pháp đáp trả thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ đến ngày 1/8, thay vì từ ngày 14/7 theo kế hoạch.
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng từ EU trước kế hoạch áp thuế của Tổng thống Mỹ
14:03' - 13/07/2025
EU đang đứng trước nguy cơ bùng phát một cuộc chiến thương mại quy mô lớn với Mỹ, sau khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 30% đối với hàng hóa châu Âu, bắt đầu từ ngày 1/8.