Người Mỹ vẫn lo ngại về nền kinh tế

14:17' - 13/08/2024
BNEWS Dữ liệu mới cho thấy người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm với giá cả hơn trong thời gian gần đây mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, một phần là do tiết kiệm của họ trong thời kỳ COVID-19 đã cạn kiệt.

Mặc dù đà tăng giá do đại dịch COVID-19 đã chậm lại đáng kể, đặc biệt là đối với các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm và xăng dầu, nhưng người Mỹ vẫn lo lắng về tổng chi phí tiếp tục tăng kể từ khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, theo tờ USA Today.

 
Dữ liệu mới cho thấy người tiêu dùng đã trở nên nhạy cảm với giá cả hơn trong thời gian gần đây mặc dù lạm phát đã hạ nhiệt, một phần là do tiết kiệm của họ trong thời kỳ COVID-19 đã cạn kiệt.

Việc giá cả không tăng nữa chưa đủ để làm dịu lo ngại của người tiêu dùng, đặc biệt là đối với những người có thu nhập thấp và trung bình, nhà kinh tế học Scott Hoyt tại Moody's Analytics cho biết.

Quan điểm của người dân về lạm phát rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến chi tiêu của họ. Chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm 70% hoạt động kinh tế Mỹ, tuy chậm lại nhưng vẫn vững cho đến nay.

Lạm phát đã giảm từ mức cao kỷ lục trong 40 năm là 9,1% vào giữa năm 2022 xuống còn 3% vào tháng 6/2024, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ. Báo cáo Tổng sản phẩm quốc nội (CPI) tháng 7/2024 dự kiến công bố vào thứ Tư (14/8) sẽ cho thấy lạm phát chung giữ nguyên ở mức 3% trong tháng 7/2024, nhưng lạm phát lõi không bao gồm các mặt hàng thực phẩm và năng lượng dễ biến động giảm từ 3,3% xuống 3,2%.

"Mặc dù người tiêu dùng vẫn tương đối lạc quan về thị trường lao động nhưng họ vẫn tỏ ra lo ngại về giá cả và lãi suất cao", nhà kinh tế hàng đầu Dana Peterson của Conference Board cho biết.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục