Singapore với bài toán lãi suất và lạm phát trong năm 2022
Tác giả bài viết đăng trên báo The Straits Times số ra gần đây nhận định, với tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ, đạt 7,2% cho năm 2021, và phần lớn dân số đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ, nền kinh tế Singapore đang trên đà chuyển đổi một cách suôn sẻ sang một thế giới mà COVID-19 được coi là căn bệnh đặc hữu. Tuy nhiên, có thể có sự giảm tốc đối với các nhà đầu tư và các hộ gia đình do lãi suất tăng và áp lực lạm phát.
Khi các nền kinh tế trên toàn thế giới thoát khỏi cái bóng của dịch bệnh COVID-19, các nước sẽ tái áp dụng các chính sách tiền tệ mở rộng trước đây. Đặc biệt tại Mỹ, với "bóng ma" lạm phát đang tăng nhanh nhất trong bốn thập kỷ qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể tăng lãi suất sớm vào đầu tháng Ba tới, với dự kiến hơn một lần tăng lãi suất trong năm 2022.
Singapore không đặt ra lộ trình tăng lãi suất như vậy nhưng lãi suất của nước này theo sát với lãi suất của Mỹ và có khả năng cao hơn. Các nhà kinh tế của Ngân hàng UOB dự đoán rằng lãi suất chuẩn cơ bản Sora (lãi suất trung bình qua đêm của Singapore) sẽ tăng từ 0,25% trong quý I/2022 lên 1,01% vào cuối năm nay.
Lãi suất tăng lên là tin tốt cho những người gửi tiết kiệm. Họ sẽ kiếm được nhiều tiền lãi hơn cho các khoản tiết kiệm của mình. Tuy nhiên đối với các nhà đầu tư, điều này mang đến một môi trường đầu tư kém hấp dẫn hơn vì quan điểm truyền thống cho rằng lãi suất tăng sẽ làm giảm lợi nhuận và dòng tiền trong tương lai và có thể làm giảm giá trị của các quỹ đầu tư bất động sản và cổ phiếu.
Mặc dù một lập luận có thể được đưa ra là nếu nền kinh tế đang tăng trưởng thì khi đó lợi nhuận có khả năng tăng nhiều hơn mức tăng của chi phí đi vay.
Đối với những người có thế chấp, lãi suất cao sẽ đồng nghĩa với việc họ phải chi trả cao hơn cho khoản thế chấp của mình. Redbrick Mortgage Advisory, công ty tư vấn thế chấp làm việc với nhiều ngân hàng ở Singapore, nhận định lãi suất cố định trong ba năm đã tăng với dự đoán về khả năng tăng lãi suất, mặc dù các khoản vay lãi suất thả nổi vẫn chưa thay đổi.
Phó Giám đốc Clive Chng của công ty tư vấn Redbrick Mortgage Advisory lưu ý rằng các khách hàng đang đổ xô vào các gói lãi suất cố định để chốt các khoản thanh toán hàng tháng của họ, thậm chí dù số tiền trả góp hàng tháng không tăng đang kể, ít nhất là trong ngắn hạn. Ví dụ, đối với một khoản vay trị giá 500.000 SGD (370.000 USD) trong 30 năm, lãi suất tăng từ 1,35% lên 1,45% sẽ khiến khoản trả nợ hàng tháng tăng lên khoảng 25 SGD.
Tuy nhiên, khi lãi suất dự kiến sẽ tăng dần, Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS, Ngân hàng trung ương) trong Đánh giá Ổn định Tài chính thường niên của cơ quan này vào tháng 12/2021 đã cảnh báo các hộ gia đình phải đảm bảo chắc chắn rằng họ có thể thực hiện nghĩa vụ thế chấp dài hạn của mình trước khi thực hiện các cam kết lớn mới.
Với các biện pháp hạ nhiệt thị trường bất động sản gần đây của Chính phủ Singapore, nguy cơ các chủ sở hữu bất động sản rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất đã giảm đáng kể.
Theo truyền thống, lãi suất được sử dụng như một công cụ để kiềm chế lạm phát ở Mỹ. Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ tăng cao cộng với sự thiếu hụt lao động và các vấn đề về chuỗi cung ứng đều khiến lạm phát tăng cao hơn. Tuy nhiên, lạm phát là một “khách hàng khó tính” và hiện đang có tranh luận về việc liệu lãi suất cao hơn có thể giải quyết được những vấn đề này trong bối cảnh COVID-19 hiện nay hay không.
Tại Singapore, áp lực lạm phát đang tăng lên. Vào tháng 10/2021, MAS đã nâng biên độ chính sách tỷ giá hối đoái lên cao một chút so với biên độ không đổi trước đó. Điều này đồng nghĩa với việc đồng đô la Singapore sẽ tăng giá.
Các nhà phân tích cho biết MAS đang theo dõi chặt chẽ tốc độ tăng giá tiêu dùng, thời gian kéo dài và mức độ mở rộng chỉ số này và không loại trừ sẽ thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ.
Theo nhà kinh tế cấp cao của Ngân hàng DBS Irvin Seah, khi chi phí nhân lực tiếp tục tăng, cùng với giá hàng hóa và vật liệu xây dựng tăng, áp lực lạm phát sẽ gia tăng, đặc biệt là với việc tăng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) sắp có hiệu lực ở “đảo quốc sư tử”. Ngân hàng này dự kiến lạm phát tổng thể của Singapore sẽ ở mức 2,4% trong năm 2022, tăng từ khoảng 2% của năm 2021.
Với lãi suất đang ở mức thấp và lạm phát tăng từ mức cơ bản thấp, năm 2022 Chính phủ Singapore sẽ phải đối mặt với bài toán cân bằng tinh tế để giữ lạm phát trong tầm kiểm soát trong khi không kìm hãm tăng trưởng.
Hy vọng rằng những vấn đề mang tính cơ cấu như thiếu hụt lao động đã góp phần làm tăng giá cả sẽ sớm được giải quyết. Trong khi đó, các nhà đầu tư và các hộ gia đình sẽ cần theo dõi chặt chẽ lãi suất và lạm phát để tránh bị thiệt hại./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Singapore có thể nắm bắt cơ hội gì từ RCEP?
06:30' - 09/01/2022
Cam kết về thương mại điện tử, kỹ thuật số, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp phù hợp với các mục tiêu của Singapore là trở thành một trung tâm toàn cầu cho kinh tế tri thức.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Singapore tăng trưởng hơn 7% trong năm 2021
13:56' - 03/01/2022
Theo số liệu của Bộ Thương mại Singapore, kinh tế nước này đã tăng 7,2% trong năm 2021, phục hồi từ cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ năm 1965 do tác động của đại dịch COVID-19.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của sự tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu đối với kinh tế Singapore
05:30' - 13/12/2021
Lạm phát là mối đe dọa trực tiếp, nhưng một rủi ro dài hạn khác lại đang hiện hữu đối với Singapore, vì nước này chủ yếu sản xuất hàng hóa và linh kiện trung gian.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia lạc quan về triển vọng kinh tế Singapore năm 2022
16:43' - 08/12/2021
Giới chuyên gia kinh tế tại Singapore dự báo kinh tế “đảo quốc sư tử” có thể sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 4% trong năm 2022, với động lực tăng trưởng chính là ngành xây dựng, chế tạo và tài chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Mặt trái của việc đồng USD tăng giá mạnh
06:30'
Việc đồng USD tăng cao đang đẩy kinh tế toàn cầu vào nguy cơ suy thoái đồng bộ sâu rộng hơn, bằng cách đẩy cao chi phí đi vay và tạo ra những biến động trên thị trường tài chính.
-
Phân tích - Dự báo
Tình trạng phong tỏa tại Thượng Hải gây căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
06:30' - 17/05/2022
Tác động mạnh mẽ từ sự gián đoạn ở Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các cảng ở châu Âu và Mỹ khi tuyến hàng hóa đường biển bắt đầu hoạt động trở lại.
-
Phân tích - Dự báo
Các công ty châu Âu và mối ràng buộc với uranium của Nga
05:30' - 16/05/2022
Ngoài khí đốt, dầu mỏ và than đá, châu Âu cũng cần Nga (thông qua Công ty Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga - Rosatom) để vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến thuật kiềm chế lạm phát của Trung Quốc
05:30' - 15/05/2022
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 9/5, mặc dù lạm phát vẫn đang tăng cao trên khắp thế giới, song giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 3/2022 chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Phân tích - Dự báo
Sức hút từ các thương vụ giao dịch cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á
06:30' - 14/05/2022
Tổng giá trị giao dịch cổ phần tư nhân khu vực Đông Nam Á năm 2021 đạt mức cao mới trong lịch sử 25 tỷ USD và số lượng thương vụ giao dịch cũng tăng hơn 80% lên 201 thương vụ.
-
Phân tích - Dự báo
Rối loạn thị trường khiến giá năng lượng quốc tế tiếp tục tăng cao
05:30' - 14/05/2022
Từ tháng 12 năm ngoái, giá dầu tăng hơn 30%, song tăng trưởng sản lượng của Mỹ lại chưa đến 2%, đạt 11,8 triệu thùng/ngày, kém xa mức 13,1 triệu thùng/ngày trước khi xảy ra dịch bệnh vào tháng 3/2020.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng phát triển điện hạt nhân ở Hàn Quốc
06:30' - 13/05/2022
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã cam kết sẽ duy trì tỷ trọng điện hạt nhân hiện tại và sẽ tăng lên sau này, trong khi khôi phục hoạt động xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đã bị đình chỉ vào năm 2017.
-
Phân tích - Dự báo
Thế độc quyền về năng lượng của Nga tại châu Âu đang “lung lay”
05:30' - 13/05/2022
Liệu Nga có thể dùng lá bài năng lượng để gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU) được bao lâu nữa, hay Nga đang tạo cơ hội để các nhà sản xuất dầu khí đá phiến Mỹ “bắt rễ” vào châu Âu?
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng dầu cọ đang tác động mạnh tới Indonesia
06:30' - 12/05/2022
Người dân Indonesia - quốc gia chiếm 60% sản lượng dầu cọ thế giới - đang cảm thấy khó chấp nhận đối với một sự thật rằng nước này không ảnh hưởng đáng kể đến giá quốc tế của dầu cọ.