Doanh nghiệp Singapore có thể nắm bắt cơ hội gì từ RCEP?
Đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu và 30% dân số thế giới. Nhờ RCEP, khoảng 92% hàng hóa được trao đổi giữa các bên sẽ được giảm thuế quan.
RCEP hiện có hiệu lực đối với Australia, Brunei, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, New Zealand, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Hiệp định này sẽ có hiệu lực đối với Hàn Quốc vào ngày 1/2. Indonesia, Malaysia và Philippines dự kiến sẽ sớm phê chuẩn trong khi sự phê chuẩn của Myanmar đang chờ được các nước thành viên khác chấp thuận.
RCEP cũng là hiệp định đầu tiên mà Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng tham gia một thỏa thuận thương mại tự do (FTA). Hiệp định này bao gồm các lĩnh vực như quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, thương mại điện tử và mua sắm chính phủ.
Bên cạnh thuế quan được xóa bỏ, các doanh nghiệp được lợi từ sự tiếp cận thị trường ưu đãi hơn đối với các sản phẩm, trong đó có nhiên liệu, chất dẻo, các sản phẩm hóa chất, các chế phẩm thực phẩm và đồ uống khác nhau tại các thị trường như Trung Quốc và Nhật Bản.
Một số ước tính cho thấy RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 86% hàng hóa của Nhật Bản xuất khẩu sang Trung Quốc, tăng từ mức 8% hàng hóa hiện đang được miễn thuế. Xuất khẩu miễn thuế của Nhật Bản sang Hàn Quốc cũng sẽ tăng từ 19% lên 92%.
Điều đó có ý nghĩa gì đối với Singapore? Các doanh nghiệp nước này sẽ linh hoạt hơn trong việc khai thác các chuỗi cung ứng và nguồn lực khu vực cho các sản phẩm đầu vào từ bất kỳ nước thành viên nào khác của RCEP.
Trước đó, họ chỉ có thể khai thác các FTA hiện có trong khuôn khổ ASEAN+1 giữa tổ chức này và các đối tác đối thoại như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Các cam kết về thương mại điện tử, dịch vụ kỹ thuật số, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giải quyết tranh chấp cũng phù hợp với các mục tiêu của Singapore là trở thành một trung tâm toàn cầu cho nền kinh tế tri thức.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) của nước này cũng sẽ gặt hái được lợi ích từ RCEP, vì nền kinh tế số hiện nay vẫn đưa đến cho họ những rào cản đáng kể đối với thương mại xuyên biên giới.
RCEP cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Singapore trong việc tài trợ cho các dự án, vì hiệp định này bao gồm các cam kết nhằm ngăn chặn những yêu cầu về hiệu suất vốn được các quốc gia chủ nhà thiết lập để đòi hỏi các nhà đầu tư phải đáp ứng các mục tiêu kinh tế và xã hội của họ.
Nhìn chung, RCEP đặc biệt hữu ích đối với các lĩnh vực công nghệ tài chính, công nghệ sạch và logistics của Singapore.
Tuy nhiên, các công ty của “đảo quốc sư tử” cần phải nghiên cứu và chuẩn bị kỹ càng để xác định được những lợi ích chính xác của mình. RCEP mở ra những cơ hội, đặc biệt là trong bối cảnh những thách thức của hệ thống thương mại toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19.
Để tận dụng được tối đa lợi thế của hiệp định này, các công ty Singapore cần phải xem xét lại các nguồn cung hiện có, khám phá các thị trường mới và xác định được địa điểm mà họ có thể đảm bảo được lợi thế cạnh tranh một trong khu vực đang phát triển ngày càng nhanh chóng này./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Singapore tăng trưởng hơn 7% trong năm 2021
13:56' - 03/01/2022
Theo số liệu của Bộ Thương mại Singapore, kinh tế nước này đã tăng 7,2% trong năm 2021, phục hồi từ cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất kể từ năm 1965 do tác động của đại dịch COVID-19.
-
Thời sự
RCEP có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh đại dịch COVID-19?
13:07' - 03/01/2022
Đối với Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi từ ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, RCEP có hiệu lực thi hành có tác động và cơ hội lớn tới nền kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP - “Chất xúc tác” để mở rộng đầu tư và thương mại trong đại dịch COVID-19
11:25' - 01/01/2022
Ngày 1/1/2022 đánh dấu Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất thế giới, chính thức có hiệu lực.
-
Kinh tế Thế giới
RCEP mở ra hy vọng hồi sinh nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19
15:07' - 31/12/2021
Với thị trường 2,3 tỷ dân, chiếm 30% dân số toàn cầu, RCEP được coi là FTA lớn nhất hiện nay. Các quốc gia thành viên RCEP chiếm tới 33,6% GDP của thế giới và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Tác động của sự tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu đối với kinh tế Singapore
05:30' - 13/12/2021
Lạm phát là mối đe dọa trực tiếp, nhưng một rủi ro dài hạn khác lại đang hiện hữu đối với Singapore, vì nước này chủ yếu sản xuất hàng hóa và linh kiện trung gian.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Các công ty châu Âu và mối ràng buộc với uranium của Nga
05:30'
Ngoài khí đốt, dầu mỏ và than đá, châu Âu cũng cần Nga (thông qua Công ty Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga - Rosatom) để vận hành các nhà máy điện hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến thuật kiềm chế lạm phát của Trung Quốc
05:30' - 15/05/2022
Theo tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 9/5, mặc dù lạm phát vẫn đang tăng cao trên khắp thế giới, song giá tiêu dùng ở Trung Quốc trong tháng 3/2022 chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2021.
-
Phân tích - Dự báo
Sức hút từ các thương vụ giao dịch cổ phần tư nhân ở Đông Nam Á
06:30' - 14/05/2022
Tổng giá trị giao dịch cổ phần tư nhân khu vực Đông Nam Á năm 2021 đạt mức cao mới trong lịch sử 25 tỷ USD và số lượng thương vụ giao dịch cũng tăng hơn 80% lên 201 thương vụ.
-
Phân tích - Dự báo
Rối loạn thị trường khiến giá năng lượng quốc tế tiếp tục tăng cao
05:30' - 14/05/2022
Từ tháng 12 năm ngoái, giá dầu tăng hơn 30%, song tăng trưởng sản lượng của Mỹ lại chưa đến 2%, đạt 11,8 triệu thùng/ngày, kém xa mức 13,1 triệu thùng/ngày trước khi xảy ra dịch bệnh vào tháng 3/2020.
-
Phân tích - Dự báo
Triển vọng phát triển điện hạt nhân ở Hàn Quốc
06:30' - 13/05/2022
Tổng thống Yoon Suk-yeol đã cam kết sẽ duy trì tỷ trọng điện hạt nhân hiện tại và sẽ tăng lên sau này, trong khi khôi phục hoạt động xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân đã bị đình chỉ vào năm 2017.
-
Phân tích - Dự báo
Thế độc quyền về năng lượng của Nga tại châu Âu đang “lung lay”
05:30' - 13/05/2022
Liệu Nga có thể dùng lá bài năng lượng để gây áp lực lên Liên minh châu Âu (EU) được bao lâu nữa, hay Nga đang tạo cơ hội để các nhà sản xuất dầu khí đá phiến Mỹ “bắt rễ” vào châu Âu?
-
Phân tích - Dự báo
Khủng hoảng dầu cọ đang tác động mạnh tới Indonesia
06:30' - 12/05/2022
Người dân Indonesia - quốc gia chiếm 60% sản lượng dầu cọ thế giới - đang cảm thấy khó chấp nhận đối với một sự thật rằng nước này không ảnh hưởng đáng kể đến giá quốc tế của dầu cọ.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia nỗ lực duy trì đà phục hồi đầu tư nước ngoài
05:30' - 12/05/2022
Sự phục hồi đáng kể FDI của Malaysia vào năm 2021 được ca ngợi quá mức trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là khi FDI đã giảm kể từ năm 2016.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Trung Quốc nhọc nhằn vượt "bẫy COVID-19"
06:30' - 11/05/2022
Các nhà kinh tế thuộc Công ty dịch vụ tài chính Nomura ước tính 45 thành phố và hơn 370 triệu dân ở Trung Quốc, chiếm khoảng 40% GDP của nước này, đã bị phong tỏa hoàn toàn hoặc một phần.