Tác động của sự tắc nghẽn nguồn cung toàn cầu đối với kinh tế Singapore
Theo bài viết trên báo The Straits Times, xuất khẩu của Singapore dường như đã tăng bất chấp những sự đứt gãy về nguồn cung do đại dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, những căng thẳng dai dẳng trong chuỗi cung ứng toàn cầu có thể gây ra sự phân nhánh đối với một nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại như “đảo quốc sư tử”.
Lạm phát là mối đe dọa trực tiếp, nhưng một rủi ro dài hạn khác lại đang hiện hữu đối với Singapore, vì nước này chủ yếu sản xuất hàng hóa và linh kiện trung gian. Do đó, nếu các mạng lưới nguồn cung toàn cầu cho đầu vào trải qua quá trình định hình lại bất ngờ và không thuận lợi, thì có thể có một sự điều chỉnh đối với kinh tế Singapore trong những năm tới.Các đợt phong tỏa do COVID-19, tình trạng thiếu chất bán dẫn, đóng cửa cảng, thiếu container, công suất vận tải hàng hóa bằng đường hàng không giảm và những hiện tượng thời tiết cực đoan gần đây đã đẩy chi phí logistics, giá đầu vào sản xuất và thời gian giao hàng của nhà cung cấp lên cao.
Những hạn chế đi lại cũng đã cắt giảm nguồn cung lao động, làm trầm trọng thêm mức độ gia tăng chênh lệch và không phù hợp về kỹ năng, đẩy mức lương tăng. Đây lại là một nguyên nhân nữa dẫn đến chi phí kinh doanh cao hơn.Giá tiêu dùng ở Singapore đã tăng lên mức cao nhất trong 8 năm qua. Và ở Mỹ giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1990. Ngay cả ở Trung Quốc, nơi tăng trưởng kinh tế đã chậm lại trong những tháng gần đây, chỉ số giá sản xuất (PPI) - chỉ số phản ánh chi phí đầu vào công nghiệp - cũng ở mức cao nhất kể từ năm 1995.Một khảo sát gần đây của ngân hàng HSBC cho biết 70% số người trả lời trên toàn cầu cho rằng sự đứt gãy chuỗi cung ứng sẽ làm giảm trung bình 22% doanh thu của công ty trong năm tới.Tuy nhiên, các cơ quan quản lý tiền tệ có ảnh hưởng nhất trên thế giới, như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang tạm dừng các đợt tăng lãi suất. Vì những hạn chế về nguồn cung hầu hết liên quan đến dịch bệnh và như vậy điều này có khả năng biến mất khi các nền kinh tế mở cửa hoàn toàn, nên các ngân hàng trung ương lo ngại rằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính do lãi suất cao hơn có thể “giết chết” nhu cầu tiêu dùng và đầu tư đang chớm nở.Hầu hết các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới, trong đó có Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS tức ngân hàng trung ương), tin rằng sự tắc nghẽn nguồn cung có thể sẽ giảm dần vào đầu năm 2022 khi số ca nhiễm mới COVID-19 giảm và tỷ lệ tiêm chủng tăng cho phép nới lỏng hơn nữa các hạn chế về đi lại.
Tuy nhiên, nếu biến thể mới Omicron là loại biến thể gây đột biến như biến thể Delta thì việc hoạt động kinh tế và lạm phát quay trở lại mức bình thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.Điều đó làm tăng nguy cơ các vấn đề rắc rối về nguồn cung có thể còn kéo dài. Khi các điều kiện bất thường kéo dài quá lâu, người tiêu dùng và doanh nghiệp có thể học cách tồn tại trong trạng thái bình thường mới. Ví dụ, sự thay đổi chi tiêu của người tiêu dùng chuyển từ dịch vụ sang hàng hóa có thể kéo dài sau dịch bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đã và đang giảm trên toàn thế giới ở những nền kinh tế đang già hóa như Singapore.Sự suy giảm lực lượng lao động đang làm việc, được đẩy nhanh hơn nữa bởi những thay đổi của thị trường lao động trong thời kỳ dịch bệnh, có thể không đảo ngược hoàn toàn hoặc nhanh chóng như dự đoán, nhưng dẫn đến áp lực tăng lương dai dẳng hơn.Những tác động mang tính cơ cấu dài hạn hơn của dịch bệnh là nguồn gốc gây lo ngại đối với cả các nhà hoạch định chính sách lẫn các công ty, đặc biệt là những công ty có sự hiện diện lớn trên toàn cầu. Dữ liệu của Ủy ban châu Âu (EC) từ một cuộc khảo sát được công bố vào tháng 11 cho thấy số công ty thuộc Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) báo cáo tình trạng thiếu trang thiết bị, nguyên liệu thô và lao động ở mức cao nhất trong 40 năm qua.Lần đầu tiên trong gần 40 năm qua, tỷ lệ công ty thiếu nguồn cung đã vượt số công ty không đủ cầu. Điều này nhấn mạnh quy mô chênh lệch cung - cầu khiến cuộc khủng hoảng do dịch bệnh gây ra này trở nên vô cùng lớn so với những cuộc suy thoái theo chu kỳ thông thường mà thế giới đã chứng kiến trong quá khứ. Số liệu từ Mỹ, nơi giá tiêu dùng tăng cao nhất trong 30 năm qua, cho thấy nhu cầu mạnh mẽ bất thường như thế nào.Doanh số bán lẻ tính theo điều kiện thực ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này đã tăng trong vài tháng qua, lên mức trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Mức độ chi tiêu của Mỹ được thúc đẩy bởi sự gia tăng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại, mà theo dữ liệu của Fed, con số này đã tăng hơn 35% trong hai năm qua - mức cao nhất từ trước đến nay trong bất kỳ giai đoạn hai năm nào. Đó cũng là lý do giải thích tại sao các thị trường vốn lại rất sôi động ở Mỹ và những nơi khác.
Tuy nhiên, việc duy trì lượng hàng tích trữ cao sẽ gây tốn kém và về lâu dài có thể cản trở lợi nhuận và các kế hoạch tăng công suất. Vì vậy, cuộc khủng hoảng về chuỗi cung ứng càng kéo dài, các công ty sẽ càng có xu hướng tính toán lại mô hình kinh doanh của họ.Những sự thay đổi dài hạn như lợi thế (đang mất dần) mà châu Á có được so với các nền kinh tế khác về giá nhân công rẻ hơn cũng như những cân nhắc chính trị nổi lên từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là những lý do chính khiến các công ty phải tính toán lại.
Dịch bệnh chỉ củng cố thêm ý tưởng này, thúc đẩy nhiều công ty hơn phải xem xét kỹ lưỡng địa điểm mà phần lớn các khách hàng và nhà cung cấp của họ đang ở và các công ty sẵn sàng trả với cái giá nào và rủi ro nào để phục vụ khách hàng ở xa cơ sở hoặc các thị trường chính của họ.Họ có thể quyết định chuyển hướng đầu tư trong tương lai sang việc mở rộng sản xuất gần nhà hơn hoặc họ có thể tìm cách giành lại quyền kiểm soát các chuỗi cung ứng của mình bằng cách mua các công ty cung cấp cho họ các sản phẩm đầu vào và dịch vụ mà họ cần để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng.
Cho đến nay, các cuộc khảo sát toàn cầu cho thấy các công ty đang tìm cách tăng lượng hàng dự trữ và đa dạng hóa nguồn cung các thành phần chủ chốt đông hơn các công ty đang hướng tới nâng cao khả năng phục hồi thông qua những thay đổi vật lý về sự hiện diện chuỗi cung ứng của họ.Tuy nhiên, với các gói kích thích kinh tế của các chính phủ trên toàn thế giới lên tới hàng trăm tỷ USD, một số dự án đầu tư trong tương lai có thể được chuyển hướng. Những sự thay đổi như vậy trên toàn cầu sẽ diễn ra trong nhiều năm và có thể không phải là phổ biến cũng như không đồng nhất giữa các ngành khác nhau. Đối với các nền kinh tế nhỏ như Singapore, lựa chọn vẫn là mở cửa cho các dòng vốn và kỹ năng toàn cầu./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia lạc quan về triển vọng kinh tế Singapore năm 2022
16:43' - 08/12/2021
Giới chuyên gia kinh tế tại Singapore dự báo kinh tế “đảo quốc sư tử” có thể sẽ đạt mức tăng trưởng GDP 4% trong năm 2022, với động lực tăng trưởng chính là ngành xây dựng, chế tạo và tài chính.
-
Thị trường
Doanh số bán lẻ tại Singapore tăng 7,5% trong tháng 10/2021
09:02' - 06/12/2021
Cơ quan Thống kê (DOS) của Singapore thông báo doanh số bán lẻ tại nước này trong tháng 10/2021 tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 6,8% trong tháng Chín.
-
Kinh tế Thế giới
Bóng ma lạm phát đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế Singapore
05:30' - 02/12/2021
Các nhà phân tích cho rằng lạm phát tăng nhanh và kéo dài có thể trở thành thách thức cấp bách nhất đối với các nhà hoạch định chính sách của Singapore trong năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore hoàn thành xây dựng giai đoạn 1 cảng biển lớn nhất nước
12:07' - 01/12/2021
Ngày 30/11/2021, Cơ quan Quản lý Cảng và Hàng hải Singapore (MPA) thông báo đã hoàn tất việc xây dựng Giai đoạn 1 Cảng biển Tuas thế hệ mới của nước này.
-
Kinh tế & Xã hội
Singapore thắt chặt kiểm soát biên giới vì biến thể Omicron
18:38' - 30/11/2021
Singapore đã quyết định thắt chặt các biện pháp kiểm soát đường biên, tăng cường xét nghiệm PCR... để có thêm thời gian chuẩn bị đối phó với biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore và Malaysia “nối lại” đường biên giới sau hai năm đóng cửa
13:01' - 29/11/2021
Singapore và Malaysia đã chính thức mở lại biên giới chung, một trong những biên giới trên bộ nhộn nhịp nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30'
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30'
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.