SIPRI: Mỹ và Trung Quốc thống lĩnh thị trường vũ khí thế giới
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố ngày 7/12, Mỹ và Trung Quốc thống lĩnh thị trường vũ khí thế giới trong năm 2019. Trong đó, Washington chiếm vị thế áp đảo với 5 tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất toàn cầu, còn Trung Quốc dẫn trước Nga.
Doanh thu của 25 tập đoàn lớn nhất thế giới trong năm 2019 đã tăng 8,5% so với năm 2018, đạt ngưỡng 361 tỷ USD. Con số này lớn gấp 5 lần so với ngân sách hàng năm của Liên hợp quốc dành cho các chiến dịch gìn giữ hòa bình trên thế giới.
* Mỹ dẫn đầu, Trung Quốc vượt trước Nga
Về phía các nhà sản xuất, Mỹ đứng đầu bảng. Ngành công nghiệp vũ khí của Mỹ kiểm soát 61% thị trường toàn cầu. Trong số 25 đại tập đoàn nặng ký nhất của thế giới, có 12 hãng là của Mỹ, đứng đầu là Lockheed Martin. Doanh thu của tập đoàn này năm 2020 dự báo vượt ngưỡng 53 tỷ USD. Đứng thứ nhì trong bảng xếp hạng của SIRPI là tập đoàn Boeing có trụ sở tại Seattle.
Tập đoàn Trung Quốc đầu tiên có tên trong báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm là AVIC trong ngành công nghiệp hàng không. Nhưng doanh thu của hãng này năm 2019 chưa đến 22,5 tỷ USD, chỉ bằng 43% so với của Lockheed Martin.
Nhà sản xuất lớn nhất của Nga trong danh sách này là Almaz Antey, nổi tiếng với hệ thống tên lửa S-400 hay S-500, chỉ xếp hạng thứ 15. Nước Nga bị tụt hạng do hai yếu tố: Một là khó khăn kinh tế khiến Moskva tạm hoãn lại một số dự án hiện đại hóa quân đội và hai là các biện pháp trừng phạt của quốc tế từ khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Sau cùng, báo cáo của SIPRI cho thấy trong bảng xếp hạng vừa công bố, các tập đoàn của châu Âu chiếm một trọng lượng quan trọng. Bà Lucie Béraud Sudreau kết luận xét về doanh thu, nhìn chung, châu Âu cũng ngang tầm với Mỹ và Trung Quốc, với những tên tuổi như BAE Systems của Anh (hạng 7), Leonardo của Italy (hạng 12), hay Thales (hạng 14), Dassault (hạng 17) của Pháp và Airbus (hạng 13) của châu Âu.
Riêng trong trường hợp của Dassautl, trong một năm, tập đoàn sản xuất chiến đấu cơ này đã nhảy vọt từ thứ hạng 38 lên 17, nhờ các dịch vụ xuất khẩu máy bay Rafale trong năm 2019.
* Giải mã sự trỗi dậy của Trung Quốc
Giám đốc chương trình vũ khí và chi phí quân sự của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm bà Lucie Béraud Sudreau đặc biệt lưu ý đến vị trí của Trung Quốc trên thị trường này.
Thu nhập của các tập đoàn công nghiệp vũ khí Trung Quốc trong năm vừa qua đã tăng thêm 5% so với hồi năm 2018, chủ yếu là do Bắc Kinh thực hiện cải tổ và hiện đại hóa quân đội.
Thứ bậc cao của các công ty công nghiệp-quân sự Trung Quốc gắn trước hết với đà phát triển khoa học, công nghệ và công nghiệp nhanh chóng của nước này.
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, chuyên gia Pavel Kamennov từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) nhận xét: “Trong thập kỷ vừa qua, Trung Quốc đã khởi động quá trình đổi mới toàn bộ nền kinh tế.
Các chương trình được thông qua nhằm phát triển tiềm năng công nghệ cao dân sự và tích hợp với lĩnh vực quân sự.Tiến trình này được thực hiện với sự hỗ trợ bằng kinh phí nhà nước.
Về chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các doanh nghiệp sản xuất-dịch vụ, Trung Quốc đã tiến lên đứng thứ hai thế giới sau Mỹ, trong đó việc cấp vốn và phát triển lĩnh vực này được thực hiện với nhịp độ vượt xa tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ này ở Trung Quốc là 6-6,5%, còn tốc độ tăng kinh phí tài trợ cho R&D là 8-10%”.
Trên cơ sở đó, chuyên gia này cho biết thêm Trung Quốc đang hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp-quân sự của mình, tái trang bị một cách có hệ thống cho quân đội, đồng thời duy trì hạng bậc cao trên thị trường vũ khí thế giới.
Trong khi đó, GS Andrei Volodin từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga đã chỉ ra khả năng cạnh tranh ngày càng tăng của các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc trên thị trường thế giới bởi ông cho rằng đây là điều rất quan trọng. Các quốc gia châu Á lớn khác cũng đang dành chú trọng nhiều hơn cho việc phát triển các tổ hợp quốc phòng của họ.
Chẳng hạn, theo dữ liệu của SIPRI, Trung Quốc năm 2019 vẫn ở vị trí thứ hai thế giới về chi tiêu quân sự, trong khi Ấn Độ đã tăng từ bậc thứ 5 lên thứ ba trong vòng ba năm gần đây. Theo đánh giá của SIPRI, Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt chi 261 tỷ USD và 71,1 tỷ USD trong năm 2019. Đồng thời, Ấn Độ bỏ xa Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng đầu tư vào xây dựng quân đội, với mức tăng 6,8% so với 5,1% của Trung Quốc./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Doanh số bán vũ khí của Mỹ đạt 175 tỷ USD trong năm 2020
07:52' - 06/12/2020
Chính phủ Mỹ đã phê duyệt các thương vụ bán vũ khí cho các quốc gia khác trị giá hơn 175 tỷ USD trong năm tài chính 2020, tăng 5 tỷ USD so với hồi năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ hủy bỏ 6 thương vụ bán vũ khí cho nước ngoài trị giá hơn 1,5 tỷ USD
15:15' - 03/12/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, trang tin tức Defensenews.com ngày 2/12 đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ đã hủy bỏ 6 thương vụ bán vũ khí cho nước ngoài, có trị giá tổng cộng lên đến 1,55 tỷ USD.
-
Kinh tế và pháp luật
Anh ra luật mới quản lý vũ khí cổ
06:30' - 16/11/2020
Một kẽ hở cho phép giới tội phạm ở Anh lợi dụng để dùng vũ khí cổ trong các vụ cướp và các tội ác khác đã được bịt lại bởi một luật mới vừa có hiệu lực trong tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trí tuệ nhân tạo: Thái Lan soạn thảo dự luật AI đầu tiên
21:09' - 16/02/2025
Luật mới sẽ đảm bảo người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của AI và sử dụng công nghệ một cách có trách nhiệm.
-
Kinh tế Thế giới
Anh chi "khủng" để bảo vệ ngành thép nội địa
19:26' - 16/02/2025
Ngày 16/2, Chính phủ Anh đã công bố kế hoạch trị giá hàng tỷ bảng Anh nhằm bảo vệ ngành thép trước thách thức thuế quan mới của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
12:32' - 16/02/2025
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế nhập khẩu 25% đối với thép và nhôm, "không có ngoại lệ hoặc miễn trừ"; giá vàng thế giới lần đầu tiên vượt mốc 2.900 USD/ounce... là một số sự kiện nổi bật.
-
Kinh tế Thế giới
Người Đức quan tâm nhiều hơn đến xe điện
09:41' - 16/02/2025
Ông Georg Mrusek, chuyên gia ô tô tại Horváth, chia sẻ với Hãng thông tấn Đức (dpa) rằng: "Mức độ sẵn sàng mua ô tô điện ở Đức gần đây đã tăng đáng kể. Sự cởi mở đối với xe điện cũng đang tăng lên”.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan định vị là trung tâm thương mại và vận tải khu vực Đông Nam Á
22:57' - 15/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan và Australia đang tìm cách thúc đẩy hợp tác về cơ sở hạ tầng giao thông và giảm phát thải carbon trong lĩnh vực logistics.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng đàm phán lại hiệp định thương mại với Mỹ trước thời hạn
15:59' - 15/02/2025
Bộ trưởng Thương mại Nội địa Canada Anita Anand cho biết Chính phủ liên bang “sẵn sàng” đàm phán lại Hiệp định Canada-Mỹ-Mexico (CUSMA) trước năm 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Gần một nửa chuyên gia dịch tễ học của CDC bị sa thải
08:34' - 15/02/2025
Tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), gần một nửa số chuyên gia trong chương trình dịch tễ học tinh nhuệ được biết đến với tên gọi "thám tử dịch bệnh" đã bị sa thải.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mexico "dọa" mở rộng vụ kiện các nhà sản xuất vũ khí Mỹ
08:17' - 15/02/2025
Nếu Thượng viện Mỹ thông qua sắc lệnh liệt các băng đảng ma túy vào danh sách các tổ chức khủng bố, chính phủ Mexico sẽ cân nhắc mở rộng vụ kiện nhắm vào các nhà sản xuất và phân phối vũ khí của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
IAEA: Nổ tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl
16:20' - 14/02/2025
Ngày 14/2, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết một vụ nổ đã xảy ra trong đêm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine.