“Sóng ngầm” OPEC đẩy thị trường dầu mỏ vào biến động mới
Thị trường dầu mỏ vừa qua ghi nhận những biến động mới sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất dầu liên minh (nhóm OPEC+) không thể đạt thỏa thuận về hạn ngạch khai thác bắt đầu từ tháng 8/2021, do vấp phải sự phản đối của Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
Bất đồng trong nội bộ OPEC, mà cụ thể là giữa Saudi Arabia và UAE, đang đặt ra những hoài nghi về sự gắn kết của nhóm và thông điệp bình ổn thị trường, giữa bối cảnh nhu cầu tiêu thụ "vàng đen" toàn cầu đang gia tăng và nhiều quốc gia thành viên OPEC muốn tận dụng lợi thế của một môi trường giá cao hơn. * Khi những bất đồng xuất hiệnSau khi cắt giảm trong hơn một năm qua do dịch COVID-19 tác động mạnh tới nhu cầu thế giới, OPEC+ bắt đầu các đợt nâng dần sản lượng dầu mỏ. Kế hoạch mới nhất là tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày trong từng tháng trong giai đoạn từ tháng 8-12/2021.
Tuy nhiên, UAE chỉ ủng hộ tăng sản lượng trong ngắn hạn và yêu cầu có những điều khoản tốt hơn cho việc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng kể từ sau tháng 4/2022. Trọng tâm của những tranh cãi giữa Saudi Arabia và UAE là vấn đề mức sản lượng "cơ sở" mà các nước thành viên OPEC+ dựa vào đó để cắt giảm hay gia tăng sản lượng.
Bộ trưởng Năng lượng UAE Suhail Mohamed Al-Mazrouei cho rằng mức cơ sở tham chiếu 3,17 triệu thùng/ngày hiện nay của nước này là quá thấp và cần phải tăng lên khoảng 3,8 triệu thùng/ngày nếu gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng, bởi lẽ năng lực sản xuất dầu mỏ của Abu Dhabi đã tăng đáng kể trong hơn hai năm qua và thậm chí có thể nâng lên ngưỡng 5 triệu thùng/ngày vào năm 2030.Trên thực tế, UAE đang theo đuổi những thay đổi căn bản trong chính sách dầu mỏ và Abu Dhabi đã mất kiên nhẫn với quy định hạn chế sản xuất. Vì vậy, bất đồng với Saudi Arabia là điều mà giới quan sát cho là trước sau gì cũng xảy ra, đặc biệt trong thời điểm giá "vàng đen" đang tăng lên.
UAE đã đầu tư đáng kể vào việc nâng công suất dầu mỏ, ký kết nhiều thỏa thuận liên doanh với các công ty nước ngoài và cấp phép khai thác các lô dầu khí mới.Không giống như Saudi Arabia, khi chính phủ nước này thiết lập mức trần khai thác dầu mỏ và theo đuổi quan điểm truyền thống thận trọng hơn về quản lý thị trường, UAE lại có kế hoạch tăng mạnh sản lượng nhằm tối đa hóa sớm nhất có thể nguồn lợi nhuận từ "vàng đen" và dần dịch chuyển sang các nguồn năng lượng phi dầu mỏ trong dài hạn.
Một yếu tố quan trọng khác là Abu Dhabi bắt đầu đã áp dụng các hợp đồng tương lai cho giao dịch dầu thô Murban của họ kể từ tháng 3/2021, nhằm thiết lập một tiêu chuẩn dầu Trung Đông được giao dịch tự do mà không có bất kỳ hạn chế nào. Do đó, niềm tin của thị trường đối với hợp đồng tương lai của dầu Murban sẽ phụ thuộc vào tính thanh khoản và cơ sở sản lượng đáng tin cậy, qua đó tạo thêm áp lực buộc UAE phải sản xuất nhiều dầu thô hơn. Nếu không đạt được đồng thuận, về lý thuyết, OPEC+ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc giữ nguyên hạn ngạch sản lượng cho giai đoạn từ tháng 8-12 năm nay, qua đó có thể làm thị trường trở nên quá nóng và khiến giá dầu tăng.Tuy nhiên, rủi ro lớn hơn là các quốc gia sẽ bỏ qua mục tiêu hạn ngạch và sản xuất nhiều hơn để tận dụng giá "vàng đen" cao hơn.
Điều này sẽ làm xói mòn những nỗ lực của OPEC+ nhằm thuyết phục các thành viên tuân thủ mức hạn ngạch theo quy định, đặc biệt là duy trì chiến lược kiềm chế sản lượng được áp dụng trong suốt cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 vừa qua.Những đồn đoán về sự sụp đổ của OPEC+ có thể bị thổi phồng quá mức, song không thể phủ nhận đây là một rạn nứt nội bộ nghiêm trọng, có nguy cơ châm ngòi một "cuộc chiến giá dầu" mới.
Một điểm đáng chú ý là bất đồng chính sách dầu mỏ lại xảy ra trong chính UAE và Saudi Arabia, hai đồng minh thường liên kết chặt chẽ với nhau về các chính sách của OPEC.Nếu OPEC+ cho phép một thành viên thay đổi đường hướng cơ sở của họ, dựa trên khối lượng tham chiếu sản lượng tại thời điểm tháng 4/2020 thay vì tháng 10/2018, điều này sẽ khiến các quốc gia thành viên khác đưa ra yêu sách tương tự.
Trong khi đó, Saudi Arabia, với tư cách là thành viên có tiếng nói lớn nhất trong OPEC, luôn muốn duy trì sự gắn kết và đặt sự đồng thuận của liên minh dầu mỏ lên hàng đầu.Vì vậy, bất kỳ ngoại lệ đối với một quốc gia thành viên nào cũng sẽ đặt ra một tiền lệ xấu, thậm chí tạo ra người thắng và kẻ thua cuộc trong nội bộ OPEC+ và đẩy các cuộc đàm phán trong tương lai vào thế bất lợi.
* Hai kịch bản giá dầuTrước những thách thức nói trên, có lý do để tin rằng OPEC+ sẽ tìm cách đạt được một "thỏa thuận tạm thời". Sự bế tắc này càng kéo dài, nguy cơ OPEC+ mất quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ càng lớn, cho dù tình hình hiện tại vẫn chưa đáng lo ngại như cuộc chiến giá dầu giữa Saudi Arabia và Nga hồi năm ngoái. Giới quan sát đã chỉ ra hai kịch bản tiềm tàng nếu OPEC+ không đạt được thỏa thuận mới. Kịch bản thứ nhất là giá dầu sụp đổ và rơi trở lại mức dưới 50 USD/thùng nếu các quốc gia quyết định tăng sản lượng và theo đuổi thị phần của riêng họ. Kịch bản thứ hai là các quốc gia OPEC+ tiếp tục sản xuất theo hạn ngạch cắt giảm đã được nhất trí trước đó và giá dầu sẽ tăng do nhu cầu cải thiện. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nguồn cung sẽ khó xảy ra, khi các nhà sản xuất ngoài OPEC+ như Mỹ và Canada sẽ không đứng ngoài cuộc nếu giá dầu tiếp tục xu hướng leo thang. Chuyên gia phân tích thị trường năng lượng Stephen Schork tại Tập đoàn The Schork Group cho rằng OPEC+ rõ ràng không muốn cả hai kịch bản này xảy ra. Giá dầu thấp hay quá cao đều không có lợi cho mục tiêu cân bằng thị trường "vàng đen" của liên minh dầu mỏ này. Cuối cùng, OPEC+ có thể cho phép UAE tăng sản lượng dầu mỏ trong năm nay, song vấn đề là liệu họ có sẵn lòng thỏa hiệp với yêu cầu điều chỉnh đường cơ sở tham chiếu của Abu Dhabi hay không, và quyết định này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự đồng thuận trong tương lai của OPEC+./.- Từ khóa :
- dầu mỏ
- opec
- opec+
- thị trường dầu mỏ
- giá dầu mỏ
- uae
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC thỏa hiệp, chấp nhận cho UAE tăng sản lượng dầu mỏ
21:45' - 14/07/2021
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đạt được thỏa hiệp, theo đó sản lượng khai thác cơ bản của UAE sẽ được tăng lên thành 3,65 triệu thùng/ngày.
-
Ý kiến và Bình luận
Sự bế tắc trên các thị trường dầu mỏ có thể kéo dài sang tháng 8
07:48' - 14/07/2021
Nhà phân tích hàng đầu Christian Malek của ngân hàng JP Morgan (Mỹ) cho rằng, sự bế tắc trên các thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể kéo dài sang tháng 8/2021 và đẩy giá dầu thô tăng mạnh.
-
Ý kiến và Bình luận
IEA dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng cao nhưng thị trường vẫn bấp bênh
06:02' - 14/07/2021
Nhu cầu dầu mỏ tháng vừa qua đã tăng mạnh trong bối cảnh tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 đang tăng giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Công ty dầu khí nhà nước Nigeria kêu gọi giảm tỷ lệ quyền lợi dầu mỏ xuống 2,5%
09:55' - 06/07/2021
Công ty dầu khí nhà nước của Nigeria (NNPC) kêu gọi Quốc hội giảm tỷ lệ chia sẻ quyền lợi dầu mỏ dành cho cộng đồng ở các khu vực khai thác xuống còn 2,5%.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
USD yếu đi, giá dầu thế giới tăng nhẹ
07:29'
Phiên 24/4, giá dầu thế giới đi lên, khi các nhà đầu tư cân nhắc nhiều yếu tố như đà giảm của đồng USD, khả năng nguồn cung tăng, chính sách thuế quan của Mỹ và diễn biến địa chính trị.
-
Hàng hoá
Tạm giữ trên 800kg xúc xích, lạp xưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ
17:15' - 24/04/2025
Hiện tại, Đội Quản lý thị trường số 17 đang phối hợp với Đội 7, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an thành phố Hà Nội hoàn thiện hồ sơ vụ việc để xử lý theo quy định.
-
Hàng hoá
Giá dầu phục hồi nhẹ do lo ngại bất đồng trong nội bộ OPEC+
16:09' - 24/04/2025
Giá dầu tại thị trường châu Á tăng trở lại vào ngày 24/4, sau khi giảm gần 2% trong phiên trước đó.
-
Hàng hoá
Giá xăng dầu “đảo chiều” tăng trở lại từ 15h chiều nay 24/4
14:43' - 24/04/2025
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu từ 15h chiều nay 24/4. Theo đó, giá tất các loại nhiên liệu đã “đảo chiều” tăng trở lại sau 2 kỳ liên tiếp giảm giá.
-
Hàng hoá
Lạng Sơn giám sát chấp hành pháp luật trong kinh doanh vàng, bạc
12:11' - 24/04/2025
Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường nắm tình hình và kiểm tra đột xuất nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm, góp phần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
-
Hàng hoá
Phát hiện nhiều hàng hóa giả mạo nhãn hiệu thế giới tại Chợ Nhà Xanh, Hà Nội
11:19' - 24/04/2025
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ hàng trăm sản phẩm là quần áo, giày dép, túi xách, ví, mũ lưỡi trai, tất chân, kính mắt có dấu hiệu giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng thế giới.
-
Hàng hoá
Phát hiện 20 tấn thịt gà, gà ủ muối không đảm bảo an toàn thực phẩm
10:52' - 24/04/2025
Tang vật lực lượng chức năng thu giữ lên tới khoảng 20 tấn hàng hóa chủ yếu là thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm
-
Hàng hoá
Mexico sẽ ra mắt thị trường chiếc máy bay đầu tiên sản xuất trong nước
10:45' - 24/04/2025
Công ty Oaxaca Aerospace hôm 23/4 thông báo chiếc máy bay đầu tiên được sản xuất và thiết kế bằng công nghệ hoàn toàn của Mexico, mẫu Pegasus PE-210A sẽ được đưa ra thị trường vào năm 2026.
-
Hàng hoá
Newmont: Chi phí sản xuất vàng tăng lên mức cao nhất trong 9 năm
10:28' - 24/04/2025
Tập đoàn Newmont báo cáo chi phí sản xuất tăng vọt trong quý đầu tiên, lên mức cao nhất trong ít nhất 9 năm, chủ yếu do các hoạt động tại mỏ Cadia, một trong những mỏ vàng lớn nhất của Australia.