Sớm tháo gỡ mặt bằng Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân
Theo hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh chuyển giao) Nhà máy Nhiệt điện (NMNĐ) Vân Phong 1 đã ký kết, dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân có nhiệm vụ giải tỏa công suất NMNĐ BOT Vân Phong 1 phải hoàn thành trong tháng 12/2022.
Nếu dự án chậm tiến độ, mỗi ngày phía Việt Nam phải bồi thường số tiền 1 triệu USD (tương đương khoảng 23 tỷ đồng). Nếu chậm tiến độ 6 tháng, số tiền phía Việt Nam phải bồi thường lên tới khoảng 5.000 tỷ đồng. Nếu quá 6 tháng, hợp đồng BOT NMNĐ Vân Phong 1 sẽ bị chấm dứt sớm và Chính phủ Việt Nam phải mua lại nhà máy.
*3 thách thức lớn cản trở tiến độ Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 do Tập đoàn Sumitomo Corporation (Nhật Bản) làm chủ đầu tư với tổng vốn lên tới 2,58 tỷ USD. Theo kế hoạch, cả 2 tổ máy với tổng công suất 1.320 MW sẽ được hoàn tất xây dựng và đi vào vận hành thương mại trong năm 2023.Mỗi năm, nhà máy dự kiến cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh. Lượng điện này được truyền tải thông qua đường dây 500kV Vân Phong - Vĩnh Tân, góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt điện năng cho khu vực miền Nam.
Dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư; Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) thay mặt EVNNPT làm quản lý điều hành Dự án. Dự án có quy mô xây dựng mới đường dây 500kV hai mạch dài khoảng 156,78 km từ Nhiệt điện Vân Phong đến điểm D (G36A) – Điểm đấu nối trạm biến áp (TBA) 500kV Thuận Nam vào đường dây 500kV Nhiệt điện Vân Phong – Nhiện điện Vĩnh Tân. Dự án đường dây đi qua các huyện Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm và thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) và các huyện Bác Ái, Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Nam (tỉnh Ninh Thuận). Dự án có nhiệm vụ giải phóng công suất của Trung tâm Điện lực Vân Phong; trong đó có Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1, Nhà máy Thủy điện tích năng Bác Ái và các nguồn năng lượng tái tạo khu vực hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận vào hệ thống điện quốc gia.Để thực hiện nghĩa vụ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nói riêng theo Hợp đồng mua bán điện, cũng như thực hiện nghĩa vụ phía Việt Nam theo Hợp đồng BOT của Dự án NMNĐ BOT Vân Phong 1, EVN và EVNNPT đã tập trung đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án đường dây trong tất cả các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, giải phóng mặt bằng.
“Tuy nhiên, quá trình thẩm tra, phê duyệt thủ tục đầu tư dự án của các cơ quan có thẩm quyền ngoài EVN bị kéo dài, do vậy dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân mới được khởi công vào tháng 7/2021. Mặc dù đã được khởi công, nhưng dự án còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm có giải pháp tháo gỡ”, ông Phạm Lê Phú – Tổng giám đốc EVNNPT chia sẻ. Ông Nguyễn Đức Tuyển, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung cho biết, về phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tại tỉnh Khánh Hoà có 117 vị trí móng cột nằm trên đất rừng; trong đó 46 vị trí móng nằm trên đất rừng tự nhiên và 71 vị trí móng nằm trên đất rừng trồng. Tại tỉnh Ninh Thuận có 27 vị trí qua rừng tự nhiên, 14 vị trí qua rừng trồng phòng hộ. Đến nay, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đã hoàn thành việc kiểm kê, đánh giá hiện trạng rừng phần móng trụ và đường tạm thi công. Đồng thời hoàn thành thẩm định kết quả đánh giá hiện trạng rừng qua địa bàn các huyện, thị xã liên quan và đã trình UBND các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận. Hiện các thủ tục này vẫn đang chờ các địa phương trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định trước khi trình Thủ tướng. Trong bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân, theo ông Tuyển đến nay vẫn còn 120 vị trí móng, chiếm tỷ lệ gần 70% trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà và 128 vị trí móng, chiếm gần 97% trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng để bàn giao cho nhà thầu thi công.Tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa đã ban hành thông báo thu hồi đất cho dự án. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên các thủ tục thực hiện tiếp theo về bồi thường giải phóng mặt bằng đang tạm dừng; trong đó nhiều huyện chưa lập và ban hành được giá đất cụ thể. Chủ trương mức hỗ trợ đất trong hành lang tuyến cũng chưa được UBND các tỉnh ban hành.
Một khó khăn lớn khác mà EVN còn đang gặp phải đối với dự án này là việc lựa chọn nhà thầu xây lắp và cung cấp vật tư thiết bị. Cụ thể, trong bối cảnh giá nguyên vật liệu (đặc biệt là giá các loại kim loại), vật tư thiết bị, chi phí nhân công tăng cao do biến động của thị trường và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. * Tập trung dứt điểm bồi thường giải phóng mặt bằng Để thúc đẩy tiến độ dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân, hoàn thành theo cam kết về chuyển mục đích sử dụng đất rừng, EVN đã có văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận hỗ trợ giải quyết nhanh các thủ tục có liên quan đến nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, bao gồm cả các đoạn tuyến liên quan đến rừng thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng của HĐND tỉnh để có thể hoàn thành các thủ tục pháp lý về rừng trước ngày 31/12/2021. Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, EVN cũng kiến nghị việc thẩm định hồ sơ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng do UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận chủ trì được thực hiện theo hình thức trực tuyến, việc kiểm tra hiện trường (nếu cần thiết) sẽ hậu kiểm trong quá trình chủ đầu tư triển khai thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng.Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo UBND hai tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận vào các ngày 9 và 10/9 mới đây, Tổng giám đốc EVN Trần Đình Nhân đã kiến nghị UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận chỉ đạo việc hoàn thành từng thủ tục pháp lý trong quá trình thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng để bàn giao tất cả các vị trí móng và mặt bằng trạm biến áp của dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân chậm nhất là ngày 30/12/2021, bàn giao hành lang an toàn lưới điện chậm nhất là tháng 6/2022.
EVN cũng kiến nghị các địa phương thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại các tỉnh và các huyện liên quan để tập trung chỉ đạo bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án trong thời gian từ tháng 9 này đến tháng 6/2022.
Ngoài ra, EVN còn kiến nghị UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận chủ trì tổ chức họp giao ban công tác định kỳ bồi thường giải phóng mặt bằng để tổng hợp tình hình và chỉ đạo giải quyết, có biện pháp xử lý kiên quyết đối với những trường hợp không chấp hành phương án bồi thường đã được phê duyệt hoặc cố tình cản trở việc thi công công trình; tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong tỉnh về bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án.Đồng thời, EVN kiến nghị UBND các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương chuyển đổi đối với rừng tự nhiên và trình HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương chuyển đổi đối với rừng trồng ngay trong tháng 9 này.
Phát biểu tại các cuộc làm việc trực tuyến vừa qua, lãnh đạo các tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận đều khẳng định đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân là dự án trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương. Chính vì thế, đối với những đề xuất kiến nghị của EVN, lãnh đạo 2 tỉnh đều cam kết sẽ chỉ đạo các sở, ngành, địa phương trong tỉnh vào cuộc quyết liệt, tích cực vận động nhân dân bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Ông Phan Tấn Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận đã yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình UBND tỉnh phương án chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng để tỉnh phê duyệt báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ ngành liên quan trước ngày 20/9 tới. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh nhanh chóng xem xét tham mưu cho tỉnh mức bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp trong hành lang tuyến tương đương với tỉnh Khánh Hòa như hiện nay. Về thủ tục giá đất tại huyện Bác Ái và Ninh Phước, ông Phan Tấn Cảnh cũng yêu cầu trước ngày 20/9 phải hoàn thành thủ tục trình các sở liên quan để các sở trình UBND tỉnh phê duyệt. Ông Lê Hữu Hoàng – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các sở, ngành trong tỉnh nghiên cứu kỹ các đề xuất kiến nghị của EVNNPT/CPMB để sớm tham mưu cho UBND tỉnh nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc. Đồng thời yêu cầu các địa phương có đường dây đi qua tổ chức vận động người dân bàn giao mặt bằng thi công các vị trí móng và hành lang tuyến theo đúng yêu cầu tiến độ của chủ đầu tư. Do thời gian còn lại để triển khai dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân không còn nhiều (khoảng 15 tháng) với khối lượng công việc rất lớn, lãnh đạo Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia đang thường trực trên công trường, sẵn sàng phối hợp kịp thời với các địa phương để giải quyết các vấn đề phát sinh hàng ngày, đảm bảo tiến độ bàn giao từng vị trí móng cột và hành lang tuyến.Đồng thời Tổng công ty sẽ huy động tất cả lực lượng và kinh nghiệm để thực hiện dự án, đảm bảo tiến độ đóng điện vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ dự án, ngoài những nỗ lực từ phía EVN rất cần sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo các tỉnh và các bộ, ngành liên quan trong việc giải quyết sớm mặt bằng cho dự án đường dây 500kV Vân Phong – Vĩnh Tân./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
PTC1 chuyển đổi số trong vận hành đường dây
12:41' - 12/09/2021
Để nâng cao hiệu quả vận hành đường dây, Công ty Truyền tải điện 1 (PTC1) tiếp tục thử nghiệm ứng dụng và đánh giá hiệu quả của thiết bị bay UAV, xử lý ảnh trong quản lý vận hành đường dây.
-
Chuyển động DN
EVN cùng Ninh Thuận tháo gỡ mặt bằng dự án Đường dây 500 kV Vân Phong – Vĩnh Tân
20:54' - 10/09/2021
Tính đến nay, tỉnh Ninh Thuận mới bàn giao được 4 vị trí móng và chưa bàn giao được khoảng cột nào của hành lang tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương đóng điện, vận hành an toàn công trình đường dây 35 kV
20:18' - 05/09/2021
Tối 5/9, Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Hải Dương đã tổ chức đóng điện, đưa vào vận hành công trình Xây dựng mới đường dây 35 kV từ Trạm biến áp 110 kV Nhị Chiểu đến REC 01 Hiệp Sơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết 57: Nắm bắt cơ hội đột phá từ ngoại giao khoa học và công nghệ
21:49' - 16/02/2025
Hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ và khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách
16:07' - 16/02/2025
Năm 2025, Bộ Giao thông vận tải được giao 81.218 tỷ đồng, gồm: 71.284 tỷ đồng từ nguồn vốn năm 2025 và 9.394 tỷ đồng từ nguồn vượt thu tiết kiệm chi năm 2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất giải pháp để công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng
16:06' - 16/02/2025
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các bộ, ngành và địa phương cần thúc đẩy đầu tư tư nhân và công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Nhanh chóng kiện toàn, triển khai công tác theo mô hình tổ chức mới
11:12' - 16/02/2025
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, thảo luận ở tổ ngày 13/2 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết chủ trương tinh gọn bộ máy nhà nước là điều người dân mong đợi từ lâu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị
19:36' - 15/02/2025
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh cho biết sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền để rút ngắn thời gian sẽ giảm từ 3-5 năm trong triển khai các dự án đường sắt, đường đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Khơi thông nguồn lực đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%
17:32' - 15/02/2025
Chiều 15/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đi sau thì phải đi tắt, đón đầu về khoa học công nghệ
16:29' - 15/02/2025
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, chúng ta đi sau thì phải biết đi tắt, đón đầu khoa học công nghệ. Thế giới phát triển, mình không biết người ta đi đến đâu, đi theo người ta thì lúc nào cũng “lũn cũn” đi sau.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất hàng trăm trường hợp thuộc vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu được mua nhà ở xã hội
15:40' - 15/02/2025
Ngày 15/2, Trung tâm Phát triển quỹ đất Đồng Nai cho biết đã cơ bản hoàn thành việc xét tái định cư cho các trường hợp vùng Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa).
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Cần có cơ chế đặc biệt thu hút nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân
14:19' - 15/02/2025
Bên lề Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, các đại biểu khẳng định việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận rất cần thiết trong bối cảnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.