Sự mở rộng của BRICS thúc đẩy tiến trình hội nhập
Bài phân tích về sự mở rộng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) (hay còn gọi là "BRICS +"), bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, có thể thúc đẩy tiến trình hội nhập châu lục và toàn cầu đã được hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã đăng tải.
Ông Lissovolik nói trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Trung Quốc: "Quá trình hội nhập trước đây diễn ra trong phạm vi khu vực và BRICS đem đến một cách thức hội nhập đa dạng, hướng tới việc thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các châu lục và các khu vực trên thế giới, và việc mở rộng khối này sẽ nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập”.
Theo ông, "BRICS +" là một sáng kiến quan trọng không chỉ nhằm mở rộng căn bản khối này và bao gồm các nền kinh tế phát triển lớn nhất, mà còn để tăng cường sự mở cửa và tiếp cận của các nước ở thế giới đang phát triển đối với tiến trình hội nhập.
Đầu tháng 4/2017, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc sẽ tìm hiểu các thể thức mở rộng BRICS và xây dựng quan hệ đối tác rộng rãi hơn thông qua các cuộc đối thoại với các nền kinh tế lớn đang phát triển khác và các tổ chức quốc tế, khu vực để biến BRICS trở thành nền tảng có ảnh hưởng nhất trong quan hệ hợp tác Nam – Nam trên thế giới.
Các nước thành viên tiềm năng mới của khối kinh tế này là Mexico, Pakistan và Sri Lanka. Ông Lissovolik còn nhấn mạnh: “Các đề xuất của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc về việc mở rộng BRICS không chỉ đúng lúc khi Trung Quốc giữ chức Chủ tịch BRICS mà còn nhằm tạo lực đẩy mới cho tiến trình hội nhập trong bối cảnh sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng và diễn biến phức tạp".
Chuyên gia kinh tế này nhận xét BRICS là một nền tảng lý tưởng để tăng mức độ tiếp cận hội nhập cho các nước đang phát triển.
Theo phân tích của ông Lisovolik, các nước BRICS hiện diện ở gần như tất cả các khu vực chủ chốt của thế giới do đó "việc mở rộng khối này sẽ tạo ra một cơ chế cho việc trao đổi thương mại và các ưu tiên trong đầu tư”. Đồng thời, ông cũng tin rằng hệ thống "BRICS +" sẽ tương tác với các nước phát triển, và trong tiến trình này vai trò của Trung Quốc rất quan trọng.
Mặc dù nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang trở thành quốc gia lãnh đạo kinh tế thế giới trong việc thúc đẩy quá trình mở cửa và hội nhập, nhưng ông Lissovolik cũng chỉ ra rằng cơ chế thực hiện và các nguyên tắc cơ bản của hệ thống "BRICS+" chưa được xác định rõ ràng.
Các quốc gia "BRICS +" cần tạo thành một liên minh trong các tổ chức quốc tế quan trọng, bao gồm cả Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để bảo vệ lợi ích của họ và đàm phán với các nước phát triển về tự do hóa thương mại và đầu tư trên phạm vi toàn cầu. Đáng chú ý là BRICS được hỗ trợ mạnh mẽ bởi quan hệ gần gũi giữa Nga và Trung Quốc trong những năm gần đây.
Theo chuyên gia kinh tế trên, với sự tham gia tích cực của các quốc gia chủ chốt khác trong việc thực hiện các dự án đầu tư, sự hợp tác này có thể dẫn tới sự hình thành một vành đai lục địa Á - Âu hùng mạnh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Ngân hàng Phát triển Mới của BRICS sẽ giải quyết được nhiều vấn đề mà các nước đang phát triển hiện phải đối phó, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng và kích thích hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thành viên.
Ngân hàng Phát triển Mới là một ngân hàng phát triển đa phương của các nước BRICS được tạo ra để huy động các nguồn lực cho các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển bền vững ở các thành viên BRICS và các nền kinh tế mới nổi khác.
Chính thức hoạt động vào năm 2016, ngân hàng này đã thông qua chương trình cho vay đầu tiên, trị giá hơn 1,5 tỷ USD, cho các dự án trong lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và giao thông vận tải ở một số quốc gia thành viên./.
- Từ khóa :
- BRICS
- hội nhập kinh tế
- mở rộng
- wto
- trung quốc
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
"BRICS +" có thể trở thành mô hình hội nhập mới cho kinh tế thế giới
10:18' - 18/04/2017
Một khối BRICS (nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới) mở rộng, tức "BRICS +", có thể trở thành một mô hình hội nhập mới cho nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm BRICS: Khả năng kết nạp thêm thành viên
15:49' - 30/03/2017
Ý tưởng mở rộng Nhóm BRICS bằng cách kết nạp thêm những nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh có thể giúp “lấp đầy” khoảng trống do chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ để lại.
-
Ngân hàng
Ngân hàng BRICS dự kiến cho vay 2,5-3 tỷ USD trong năm nay
06:16' - 03/03/2017
Con số cho vay dự kiến trong năm nay của BRICS cao gần gấp đôi so với mức cho vay năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
BRICS đi đầu trong dẫn dắt tăng trưởng toàn cầu
16:49' - 14/10/2016
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS), gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, sẽ diễn ra ở thành phố Goa, miền Tây Ấn Độ từ ngày 15-16/10.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đề xuất lập khu vực tự do thương mại trong BRICS
05:49' - 11/10/2016
Trung Quốc đã nêu ý tưởng về một khu vực tự do thương mại (FTA) trong khối và cho rằng một quyết định như vậy sẽ tạo dựng “hình thức hợp tác quan trọng”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đẩy Fed vào thế khó
12:27'
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Jerome Powell, vừa đưa ra cảnh báo mạnh mẽ nhất từ trước đến nay về nguy cơ suy giảm kinh tế do các chính sách thuế nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
BoK: GDP quý I/2025 của Hàn Quốc có thể ở mức âm
10:56'
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 17/4 dự báo rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Hàn Quốc trong quý I/2025 có thể ở mức âm.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nhật Bản dự định đến Mỹ đàm phán trực tiếp với Tổng thống D.Trump
10:09'
Ngày 17/4, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba nhận định các cuộc đàm phán thuế quan với Washington sẽ không dễ, ông dự định đến Mỹ để thương lượng với Tổng thống Donald Trump ở thời điểm thích hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Cường quốc G7 tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp
09:35'
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) phải tạm dừng chuỗi cắt giảm lãi suất 7 lần liên tiếp trong bối cảnh bất ổn do cuộc chiến thương mại mà Mỹ gây ra.