Sự phân kỳ trên thị trường chứng khoán Mỹ
Quan sát ở một góc độ nhìn sâu hơn, một sự phân kỳ đang hình thành trên thị trường chứng khoán Mỹ và đó là lý do khiến chỉ số S&P 500 duy trì đà tăng đáng ngạc nhiên.Những cái tên dễ bị tổn thương nhấtCó rất nhiều cách để phân loại công ty, theo lĩnh vực hoặc theo quy mô vốn hóa, hay thậm chí theo tăng trưởng. Tuy nhiên, một điểm khác biệt thường bị bỏ qua giữa các công ty là liệu họ chủ yếu bán hàng cho người tiêu dùng hay doanh nghiệp.Ví dụ, Nvidia và Apple đều là những cổ phiếu công nghệ lớn. Trong khi Nvidia chủ yếu bán cho các doanh nghiệp thì Apple hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn.Hiện nay, một số công ty định hướng tiếp cận người tiêu dùng đang gặp khó khăn, trong khi các công ty hướng tới doanh nghiệp lại đạt doanh thu cao kỷ lục. Nền kinh tế nói chung đang hoạt động tốt, nhưng câu chuyện có thể sẽ khác nếu chúng ta nhìn qua lăng kính người tiêu dùng.Lợi nhuận trong lĩnh vực công nghiệp đã đạt mức cao nhất mọi thời đại, nhờ sự thăng hoa của các nhà sản xuất thiết bị công nghiệp nặng và máy móc đặc biệt như General Electric và Caterpillar. Trong khi đó, công ty hướng tới người tiêu dùng nhiều hơn là United Parcel Service, một trong những công ty công nghiệp lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường, lại ghi nhận doanh thu dao động quanh mức thấp nhất của ba năm.Nhiều công ty dựa vào khả năng chi tiêu của người tiêu dùng và sức mạnh thương hiệu để thuyết phục người tiêu dùng trả tiền cho sản phẩm của họ. Cà phê của Starbucks đắt hơn nhiều so với cà phê và trà mua từ cửa hàng tạp hóa. Nike và Lululemon Athletica tính phí giày và quần áo của họ cao hơn nhiều so với các lựa chọn thay thế không có thương hiệu.Tesla mặc dù đã giảm giá thành ô tô nhưng thị trường vẫn có nhiều lựa chọn hợp lý hơn. Đặc biệt, Apple tính phí cao nhất cho các thiết bị của mình.Tất cả 5 “đại gia” này đều là những công ty dẫn đầu ngành và có sự nhận diện thương hiệu cao. Tuy nhiên, cổ phiếu của họ lại đang gặp khó khăn. So với mức tăng mạnh của S&P 500 và Nasdaq Composite, cả 5 công ty đều đã mất giá trị đáng kể trong năm 2024.Nike đã phải cắt giảm khối lượng hàng tồn kho để giảm nguy cơ tiêu dùng chậm lại. Lululemon mặc dù ghi nhận kết quả vượt trội nhưng triển vọng còn chưa rõ ràng do môi trường tiêu dùng đầy thách thức, bao gồm những lo ngại về nền kinh tế và việc chuyển hướng chi tiêu sang dịch vụ và trải nghiệm thay vì hàng hóa. Kể từ khi công bố báo cáo vào ngày 21/3, giá cổ phiếu của Nike đã giảm hơn 8% và giá cổ phiếu Lululemon giảm hơn 19%.
Starbucks đã thể hiện sức mạnh định giá ấn tượng bất chấp tác động của lạm phát, dẫn đến doanh thu kỷ lục. Tuy nhiên, vẫn còn những lo ngại về chi phí, cụ thể là xu hướng tiền lương cao hơn và những nỗ lực thành lập công đoàn có thể làm tổn hại đến lợi nhuận của công ty. Starbucks đang hoạt động tốt trên phạm vi quốc tế, nhưng phần lớn sự tăng trưởng trong vài năm tới sẽ tập trung ở Trung Quốc.
Cùng với Starbucks, Apple và Tesla đặc biệt dễ bị tác động trước xu hướng tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc. Tăng trưởng của Apple đã chậm lại ở Mỹ và hầu hết các thị trường mới nổi, nhưng hãng vẫn đạt được kết quả tích cực.Mặc dù vậy, doanh số bán hàng của Apple đã giảm với tỷ lệ hai con số tại Trung Quốc - thị trường quan trọng thứ hai của Apple bên ngoài Mỹ. Và ngoài những khó khăn về kinh tế, Apple còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Huawei và các hãng khác đang quyết tâm giành lấy thị phần.Tesla đã chứng kiến tỷ suất lợi nhuận sụt giảm do nhu cầu chậm lại. Hãng cũng phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc, thị trường lớn thứ hai, từ BYD và các đối thủ khác.Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô truyền thống như Toyota đang thành công với dòng xe hybrid thay vì xe điện thuần túy. Điều này thách thức mô hình kinh doanh của Tesla. Lợi nhuận được dự đoán sẽ thấp hơn trong 12 tháng tới so với 12 tháng trước đó, báo hiệu rằng Telsa có nguy cơ tăng trưởng âm trong ngắn hạn.Cơ hội cho những nhà đầu tư kiên nhẫn
Việc đánh giá triển vọng các lĩnh vực khác nhau sẽ được xác định dựa trên chu kỳ kinh doanh, định giá, tâm lý nhà đầu tư và các yếu tố khác. Điều khiến năm 2024 trở nên độc đáo là trong khi nhiều lĩnh vực đang hoạt động tốt, những công ty lớn đầu ngành lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác.Thị trường rộng lớn hơn có thể tiếp tục đi lên ngay cả khi các công ty hướng tới tiếp cận người tiêu dùng vẫn gặp khó khăn, bởi vì các doanh nghiệp đang hoạt động tốt và họ có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nếu lãi suất giảm vào cuối năm nay.Trong hầu hết các trường hợp, nếu công ty dẫn đầu ngành hoạt động kém hiệu quả thì đó là do công ty đó chịu ảnh hưởng nhiều từ chi tiêu tiêu dùng hoặc Trung Quốc. Tuy nhiên, cả 5 cổ phiếu của Apple, Tesla, Nike, Lululemon và Starbucks đều hoạt động kém hiệu quả vì họ chưa sở hữu được những “chiến binh” thúc đẩy tăng trưởng như trí tuệ nhân tạo và hoạt động bán hàng giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B.Các nhà đầu tư cho rằng các yếu tố gây ảnh hưởng như người tiêu dùng và Trung Quốc sẽ phục hồi theo thời gian và các nhà đầu tư đang có cơ hội đầu tư với giá hời. Mọi chuyện có thể tồi tệ hơn trước khi trở nên tích cực.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Đồng USD và “khoảnh khắc kinh tế”
06:30'
Từ đầu tư, thương mại đến lưu trữ giá trị, “đồng tiền dự trữ toàn cầu” là yếu tố không thể thiếu của hệ thống tài chính toàn cầu, vốn luôn cần một "thước đo chung" để thúc đẩy các hoạt động kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng thuế quan Mỹ–EU: "Ngoại lệ Pháp"
05:30'
Cuộc chiến thuế quan do Tổng thống Donald Trump khởi xướng nhằm trừng phạt EU vì thặng dư thương mại với Mỹ không ảnh hưởng đến Pháp theo cách tương tự như với các đối tác khác trong khối.
-
Phân tích - Dự báo
Trợ giá điện có cứu được ngành công nghiệp Đức?
06:30' - 24/05/2025
Chính phủ liên minh Đức đang lên kế hoạch “giải cứu” ngành công nghiệp Đức, trong đó tính tới các biện pháp cứu trợ rộng rãi để giảm giá điện công nghiệp.
-
Phân tích - Dự báo
Vùng Vịnh - điểm đến tiềm năng của chuỗi cung ứng mới
05:30' - 24/05/2025
Vùng Vịnh đang trở thành điểm đến tiềm năng của hoạt động dịch chuyển sản xuất trong bối cảnh các doanh nghiệp đa quốc gia đang hiệu chỉnh lại chuỗi cung ứng toàn cầu của mình.
-
Phân tích - Dự báo
Giáo sư sử học Pháp: Mối quan hệ Việt - Pháp đầy hứa hẹn
09:41' - 23/05/2025
Giáo sư sử học Pháp Pierre Journoud đã phân tích chi tiết về quan hệ Việt -Pháp và quá trình phát triển của mối quan hệ đã được nâng tầm Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Anh "lột xác" hậu Brexit
06:30' - 23/05/2025
Brexit đã dựng lên các rào cản thương mại, ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của Anh. Tuy nhiên, những rào cản này có thể được giảm bớt thông qua đàm phán, và với những đánh đổi.
-
Phân tích - Dự báo
Tiền tệ châu Á mạnh lên: Tín hiệu sáng cho lĩnh vực bất động sản?
05:30' - 23/05/2025
Sự tăng giá của các đồng tiền châu Á mang lại tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản, nhưng các nền kinh tế phụ thuộc vào thương mại và du lịch cần thận trọng.
-
Phân tích - Dự báo
Các cảng hàng hóa của Mỹ bấp bênh trong vòng xoáy thuế quan
06:30' - 22/05/2025
Các cảng hàng hóa Mỹ, đặc biệt là cảng Los Angeles, đang đối mặt với biến động lớn do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump và thỏa thuận hoãn thuế 90 ngày với Trung Quốc.
-
Phân tích - Dự báo
Malaysia đang ở đâu trong cuộc tái thiết kinh tế toàn cầu?
05:30' - 22/05/2025
Đối với Malaysia, nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do với tỷ trọng thương mại/GDP lên tới hơn 130%, những cơn chấn động của thế giới đã làm rung chuyển nền tảng.