Sửa Luật Đường sắt, tạo khung chính sách mang tính đột phá
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Danh Huy cho hay, Luật Đường sắt năm 2017 đã tạo khung pháp lý quan trọng cho quản lý, đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt theo hướng phân định rõ giữa quản lý nhà nước với kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải đường sắt, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế…
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, sau 5 năm thực hiện, vẫn còn một số nội dung của Luật Đường sắt chưa phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, đặc biệt là các quy định về đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao.
Chưa có cơ chế chính sách mang tính đột phá để huy động nguồn lực phù hợp với một chuyên ngành có tính đặc thù cao như đường sắt; còn bất cập trong quản lý, khai thác, bảo trì và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt; cần tăng cường phân cấp, phân quyền trong quản lý, đầu tư đường sắt… “Đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến thị phần vận tải đường sắt ngày càng giảm sút, chính sách ưu đãi phát triển đường sắt gần như không triển khai được. Không huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển đường sắt. Công nghiệp và nhân lực đường sắt chưa phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ hạn chế, mô hình quản lý, hoạt động, vận hành còn lạc hậu... vì vậy, một trong những giải pháp quan trọng là cần ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển giao thông vận tải đường sắt”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy cho hay.Báo cáo đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Luật Đường sắt 2017, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam Trần Thiện Cảnh cho biết, thực tế việc bố trí kinh phí cho công tác đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chưa đáp ứng được nhu cầu. Từ khi Luật Đường sắt 2017 có hiệu lực, chưa có km đường sắt quốc gia nào được xây dựng thêm.
Theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia theo quy hoạch đến năm 2030 cần khoảng 240.000 tỷ đồng. Thực tế hiện nay, ngân sách nhà nước bố trí cho đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt giai đoạn 2021-2025 là 14.025 tỷ đồng, chỉ chiếm tỷ lệ 5,8% so với nhu cầu.
Giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư dành cho phát triển kết cấu hạ tầng lĩnh vực đường sắt quốc gia trong tổng thể nguồn vốn được bố trí qua Bộ Giao thông Vận tải là 18.657/227.841 tỷ đồng, chiếm khoảng 8,19%. Ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, việc sửa đổi lần này cần được nghiên cứu, đánh giá kỹ, bám vào các quy định, điều luật cụ thể, nêu rõ tại sao không khả thi, bao gồm cả tác động từ các luật khác, từ đó xây dựng nội dung sửa đổi, bổ sung chi tiết. “Đối với bố trí vốn phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, cần phân tích rõ quy định tại Luật Đường sắt 2017, những quy định tại các luật khác để đề xuất sửa đổi, bổ sung các nội dung mang tính khả thi”, ông Nguyễn Ngọc Đông cho hay. Cũng về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho hay, Hà Nội quy hoạch 10 tuyến đường sắt đô thị, cần đến hơn 30 tỷ USD đầu tư. Để huy động vốn, có thể khai thác nguồn lực từ quỹ đất thông qua áp dụng mô hình phát triển đô thị gắn với đầu mối giao thông (TOD). Tuy nhiên, đến nay chưa có cơ chế cụ thể về mô hình này. “Cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp đặc thù, cơ chế, chính sách ưu đãi để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến trình đầu tư hệ thống đường sắt đô thị. Có cơ chế khai thác hiệu quả nguồn lực thông qua áp dụng mô hình TOD để huy động nguồn vốn”, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội kiến nghị. Thống nhất cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Đường sắt, Phó Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường cho rằng, cần quy định cụ thể cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ về vốn cho đầu tư đường sắt nói chung, đường sắt đô thị nói riêng. Cùng với đó, có quy định cụ thể về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để khả thi. Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng nhấn mạnh, việc sửa đổi Luật Đường sắt phải phù hợp với Hiến pháp, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển đường sắt; đặc biệt là bám sát Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phải đảm bảo sự tương thích với các Điều ước quốc tế về đường sắt mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Kế thừa những ưu điểm của Luật Đường sắt 2017; bổ sung, thay thế những nội dung không phù hợp; tăng cường phân cấp, phân quyền trong hoạt động đường sắt; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển đường sắt của các nước trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cùng với đó, đa dạng hóa nguồn lực, huy động tối đa nguồn lực từ quỹ đất trong đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, công nghiệp, khai thác vận tải đường sắt. Ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo; đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh đường sắt. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần 4 trong xây dựng, quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng định hướng những nội dung cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung. Theo đó, về chính sách phát triển đường sắt, cần bổ sung một số quy định về chính sách, ưu đãi, hỗ trợ cho phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt, vận tải đường sắt và công nghiệp đường sắt. Về kết cấu hạ tầng đường sắt, bổ sung các quy định về mô hình phát triển đô thị theo định hướng kết nối giao thông (TOD); phân quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt vùng… Về công nghiệp, phương tiện giao thông đường sắt, cần quy định các chính sách về hỗ trợ vốn đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ, phát triển các sản phẩm cơ khí đường sắt. Xây dựng cơ chế đặt hàng cho một số tập đoàn, doanh nghiệp trong nước có quy mô lớn, có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ có tính chiến lược, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nội địa hóa, liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư phát triển đường sắt. Về đường sắt đô thị, bổ sung quy định về quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị; phân quyền cho UBND cấp tỉnh quản lý an toàn đường sắt đô thị, đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển đường sắt đô thị. “Về đường sắt tốc độ cao, bổ sung các quy định cụ thể về công tác đầu tư, xây dựng, quản lý, bảo trì, vận hành, khai thác...; quy định quy trình phối hợp trong quy hoạch, tiêu chuẩn xây dựng; cơ chế chính sách đảm bảo nguồn lực tài chính và thu hút, khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng, phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho hay. Liên quan đến nguồn lực đầu tư đường sắt, Bộ trưởng nhấn mạnh, nguồn vốn ngân sách nhà nước và ODA vẫn là chủ đạo. Các nguồn vốn khác như xã hội hóa, khai thác quỹ đất quanh ga, khai thác mô hình TOD chỉ là nguồn lực bổ sung. Mặt khác, cần đặc biệt lưu ý các chính sách, cơ chế phát triển công nghiệp đường sắt. Đây là nhiệm vụ không chỉ của Bộ Giao thông Vận tải mà còn của các bộ, ngành khác, là nhiệm vụ lâu dài nhưng cũng là nhiệm vụ cấp bách, cần quan tâm ngay vì không thể phát triển đường sắt mà công nghiệp đường sắt không phát triển, vật tư, thiết bị, công nghệ phải nhập ngoại./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng, chống "cò vé" đường sắt dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
15:28' - 20/04/2023
Cục Đường sắt Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu VNR phối hợp với các địa phương có đường sắt đi qua đảm bảo an ninh trật tự, phòng chống nạn cò vé, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Đình công ảnh hưởng đến hoạt động đường sắt ở thủ đô Stockholm (Thụy Điển)
14:48' - 18/04/2023
Truyền thông Thụy Điển đưa tin hơn 80% số chuyến tàu theo lịch trình vào giờ cao điểm tối 17/4 tại thủ đô Stockholm đã bị hủy do lái tàu đình công.
-
Doanh nghiệp
Nhà đầu tư ngoại quan tâm hạ tầng đường sắt
08:01' - 15/04/2023
Ông Trần Thiện Cảnh, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Đường sắt Việt Nam cho biết, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ quan tâm đến các dự án đường sắt của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt tăng trưởng sản lượng hành khách hơn 300%
16:29' - 14/04/2023
Quý I/2023 các chỉ tiêu chủ yếu vận tải hành khách của công ty đều tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, sản lượng hành khách đạt hơn 203.403 lượt, tăng trưởng khoảng 308% so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết và lễ hội xuân
22:37' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Công điện số 05/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư khu công nghiệp Kim Thành 2, Hải Dương
22:07' - 22/01/2025
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định số 211/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Thành 2 (giai đoạn 1), tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới
20:03' - 22/01/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giáo sư Klaus Schwab, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đứng thứ 5 về xuất khẩu thủy sản tại Singapore
19:34' - 22/01/2025
Việt Nam lần đầu tiên vượt qua Nhật Bản duy trì vị trí thứ 5 trong 12 tháng liên tiếp.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký OECD
19:33' - 22/01/2025
Sáng 22/1, giờ địa phương, tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) Mathias Cormann.
-
Kinh tế Việt Nam
Cung vượt xa cầu, ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám
19:06' - 22/01/2025
Nhìn chung bức tranh sản xuất kinh doanh của toàn ngành xi măng vẫn chìm trong gam màu xám.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
17:22' - 22/01/2025
Trong năm 2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường quản lý nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới, đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng các chế tài, xử lý mạnh hơn hành vi buôn lậu động vật
17:22' - 22/01/2025
Tình trạng buôn lậu, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trái phép từ nước ngoài vào Việt Nam đang là vấn đề “nóng” mà ngành chăn nuôi phải đối mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự báo xuất khẩu gạo năm 2025 sẽ gặp khó
17:21' - 22/01/2025
Xuất khẩu gạo năm 2025 của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm cả lượng và giá so với năm 2024 bởi nhu cầu suy yếu trong khi cạnh tranh gia tăng giữa các nước sản xuất.