Sức chống chịu của các nền kinh tế châu Á sau khi Fed tăng mạnh lãi suất
Tuy nhiên, vị chủ quán cà phê này không muốn mạnh tay điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm đồ uống và thức ăn, bởi vì sợ mất khách.
USD là đồng tiền giao dịch chủ chốt trên toàn cầu nên việc Fed tăng mạnh lãi suất đã thúc đẩy giá trị đồng USD tăng cao, khiến giá năng lượng, lương thực và các loại hàng hóa chiến lược vốn đã cao do dịch COVID-19 và xung đột Nga-Ukraine nay lại tiếp tục leo thang.
Chính phủ các nước châu Á đã lần lượt can thiệp để hỗ trợ đồng nội tệ. Tháng trước, Nhật Bản đã lần đầu tiên can thiệp hỗ trợ đồng yen trong 24 năm qua.
Ở Trung Quốc, tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất của 14 năm, buộc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) phải ban hành một loạt biện pháp để kiềm chế đà mất giá của đồng nhân dân tệ, bao gồm cảnh báo nhà đầu tư không đặt cược vào sự mất giá của đồng nội tệ Trung Quốc.
Áp lực mà các đồng tiền châu Á đối diện hiện nay khiến mọi người liên tưởng đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997.
Khi đó, các nhà đầu cơ mạnh tay bán tháo đồng bath, mặc dù Ngân hàng trung ương Thái Lan đã tung dự trữ ngoại hối đề bảo vệ đồng nội tệ, nhưng cuối cùng dự trữ cạn kiệt, tỷ giá hối đoái của đồng bath tiếp tục lao dốc dẫn đến phản ứng dây chuyền ở châu Á, đồng tiền các nước mất giá, thị trường chứng khoán rơi thẳng đứng, các doanh nghiệp ồ ạt phá sản, kinh tế châu Á suy thoái nghiêm trọng.
Nhà kinh tế trưởng của Văn phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN và Trung Quốc-Nhật Bản-Hàn Quốc (AMRO) Hoe Ee Khor nhấn mạnh cuộc khủng hoảng tài chính năm đó đã gây ra tổn thất nặng nề. Chính vì vậy những nước này đã quyết tâm thúc đẩy rộng rãi cải cách tài chính sau khi "cơn bão" đi qua.
Do vậy, hầu hết các chuyên gia kinh tế và các nhà phân tích trên thị trường tài chính đều cho rằng khả năng tái diễn cuộc khủng hoảng tài chính châu Á của 25 năm trước là rất thấp, bởi vì nền tảng kinh tế châu Á hiện nay là chắc chắn hơn trước đây.Các nước cũng đã rút được bài học kinh nghiệm, thiết lập cơ chế tài chính có khả năng chống chịu địa chấn mạnh hơn, bao gồm việc giúp nền kinh tế nước mình ít chịu ảnh hưởng từ xu hướng đồng USD mạnh lên, chẳng hạn như giảm vay nợ bằng đồng USD.
Hiện nay, tổng quy mô thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của 10 nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ước tính tương đương khoảng 123% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của những nước này, cao hơn mức 74% của năm 2000.
Nhiều nước châu Á vốn neo vào đồng USD đã thực hiện chế độ tỷ giá cố định đã thay đổi và chuyển sang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, giúp đồng nội tệ dao động theo thị trường. Mặc dù điều này sẽ khiến biến động tỷ giá mạnh hơn, nhưng có lợi cho việc giảm nhẹ áp lực tích lũy, tránh xảy ra khủng hoảng.
Ngoài ra, thu nhập ngoại hối của hầu hết các nước châu Á lớn hơn chi tiêu, do đó họ đã tích lũy được một lượng lớn dự trữ ngoại hối, có thể mang ra sử dụng khi cần thiết để duy trì xuất khẩu và ngăn chặn sự mất giá của đồng nội tệ. Giáo sư Kinh tế Sayuri Shirai của Đại học Keio, Nhật Bản nhấn mạnh rằng chính vì có sự cải cách nói trên nên tình hình hiện nay của châu Á tốt hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới.
Tuy nhiên, đồng USD mạnh vẫn thách thức năng lực chống chịu của châu Á, các ngân hàng trung ương ở châu Á đã lần lượt buộc phải sử dụng quỹ dự trữ, bán USD mua vào nội tệ để ổn định tỷ giá hối đoái. Theo ước tính của Nomura Holdings, Ấn Độ và Thái Lan đã lần lượt sử dụng 75 tỷ USD và 27 tỷ USD để can thiệp vào thị trường trong năm nay, tương đương với ít nhất 10% dự trữ ngoại hối của hai nước này.
Đối diện với tình trạng đồng nội tệ mất giá, lợi nhuận bị thu hẹp, các doanh nhân châu Á buộc phải có sự điều chỉnh. Một nhà bán lẻ nội thất ở Seoul mỗi năm nhập khẩu sản phẩm nội thất từ nước ngoài trị giá 15-20 triệu USD, nhưng do tỷ giá giữa đồng won và USD suy yếu nên công ty này đã bắt đầu giảm 10% hàng hóa nhập khẩu từ tháng 5/2022.
Một nhân viên kinh doanh lo ngại nói rằng công ty sẽ buộc phải sa thải nhân viên nếu đồng USD tiếp tục duy trì xu thế mạnh lên và lạm phát vẫn neo ở mức cao./
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
JPMorgan: Kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái vào giữa năm tới
10:28' - 11/10/2022
Trả lời phỏng vấn hãng CNBC ngày 10/10, Giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co Jamie Dimon cảnh báo Mỹ và kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái vào giữa năm tới.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẵn sàng chấp nhận rủi ro suy thoái kinh tế để kiểm soát lạm phát
12:13' - 07/10/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BOC), ông Tiff Macklem ngày 6/10 nhận định việc tăng lãi suất là cần thiết để kiềm chế lạm phát.
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng Giám đốc IMF cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu cao hơn
07:50' - 07/10/2022
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày một tăng do các cú sốc kinh tế liên tiếp.
-
Ý kiến và Bình luận
KPMG: 80% CEO dự báo kinh tế toàn cầu sẽ suy thoái trong năm tới
09:20' - 05/10/2022
Ngày 4/10, theo một cuộc khảo sát mới của công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp lớn nhất thế giới KPMG, 80% Giám đốc điều hành (CEO) toàn cầu dự đoán sẽ xảy ra một cuộc suy thoái trong năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Chính sách tài khóa phù hợp có thể giúp tránh suy thoái toàn cầu
14:15' - 04/10/2022
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế nhận định rằng thế giới có thể tránh được suy thoái kinh tế nếu chính sách tài khóa của các nước nhất quán với việc thắt chặt chính sách tiền tệ.
-
Kinh tế Thế giới
S&P: Anh đã rơi vào giai đoạn suy thoái kéo dài bốn quý
14:09' - 29/09/2022
Theo đánh giá của cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, Anh sẽ đối mặt với suy thoái kéo dài cả năm, trong khi châu Âu phải đối mặt với một mùa Đông khó khăn và rủi ro tín dụng gia tăng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Ba trụ cột của chiến lược tài chính khí hậu ASEAN năm 2025
06:30'
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính Đông Nam Á sẽ cần 7 tỷ USD tài chính ưu đãi từ năm 2026 đến năm 2030 để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Nhật Bản cần đẩy mạnh cải cách thị trường lao động
05:30'
Thứ hạng của Nhật Bản về năng suất lao động trong số các nước thuộc OECD đã giảm từ vị trí thứ 21 trong số 35 nước vào năm 2000 xuống vị trí thứ 29 trong số 38 nước vào năm 2023.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Canada năm 2025 đối mặt với nhiều thách thức
16:36' - 19/01/2025
Nền kinh tế Canada vừa trải qua một năm 2024 nhiều khó khăn, nhìn về phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức mà nền kinh tế Bắc Mỹ này phải trả qua, để có thể đạt tăng trưởng trong năm 2025.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng trung ương Australia đã sẵn sàng hạ lãi suất?
05:30' - 19/01/2025
Trong nhiều tháng gần đây, đã có một loạt lý do không hồi kết “cản đường” RBA hành động, trong đó đặc biệt đáng chú ý là vấn đề năng suất kém, bất kể thị trường việc làm vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
-
Phân tích - Dự báo
Đằng sau những con số về kỷ lục về thương mại quốc tế của Trung Quốc
14:10' - 18/01/2025
Trung Quốc mới đây đã chính thức phá vỡ kỷ lục trong thương mại với nước ngoài, thu hút sự chú ý của toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều ngân hàng Mỹ điều chỉnh chiến lược hoạt động
06:30' - 18/01/2025
Cho đến vài ngày trước, Liên minh Ngân hàng Không phát thải (Net-Zero Banking Alliance) vẫn là một trong những “câu lạc bộ” nổi tiếng nhất trong lĩnh vực tài chính quốc tế.
-
Phân tích - Dự báo
Bài học kinh tế rút ra từ vụ cháy rừng ở Mỹ
05:30' - 18/01/2025
Chỉ trong hơn 1 tuần, nước Mỹ đã phải gánh chịu tổn thất to lớn và con số đó vẫn đang gia tăng. Rất nhiều bài học đã được rút ra từ vụ cháy này.
-
Phân tích - Dự báo
"Cuộc chơi" dầu mỏ của Saudi Arabia và Mỹ
06:30' - 17/01/2025
Những tham vọng của Saudi Arabia và chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể làm thay đổi cơ cấu của thị trường năng lượng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược khoáng sản quan trọng của ASEAN
05:30' - 17/01/2025
Việc điều hướng nỗ lực hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đòi hỏi khả năng lắp đặt và triển khai các công nghệ sạch, cũng như quá trình khử carbon trong các lĩnh vực phát thải lớn.