Sức hấp dẫn của xứ Phù Tang với các thương hiệu thời trang đẳng cấp
Kinh tế tăng trưởng không ổn định khiến người dân siết chặt chi tiêu cùng với việc dân số đang già đi nhanh chóng ắt hẳn sẽ khiến nhiều người nghĩ rằng hình ảnh hào nhoáng của những dãy phố thương mại, nơi tập trung những thương hiệu thời trang đình đám nhất thế giới như Chanel, Dior, Prada…. không còn phù hợp với Nhật Bản.
Tuy nhiên, trên thực tế “đất nước Mặt trời mọc” vẫn là thị trường tiêu thụ các loại hàng hóa xa xỉ đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau "đại gia" Mỹ.
Trong năm 2016, tổng doanh số bán hàng của các thương hiệu hàng đầu thế giới trên tại xứ Phù Tang đạt 22,7 tỷ USD. Trong đó, doanh số xa xỉ phẩm bán cho du khách nước ngoài chiếm 30%.
Thực tế này phản ánh nhu cầu nội địa đối với các hàng hóa xa xỉ của Nhật Bản giảm đáng kể vì từng có thời kỳ 90-95% hàng hóa này bán ra tại thị trường Nhật Bản phục vụ nhu cầu của người dân nước này.
Đó là nhận định của bà Joolle de Montgolfier – Giám đốc Bộ phận Chăm sóc khách hàng và nghiên cứu sản phẩm cao cấp của Công ty Tư vấn quản lý Bain & Company hàng đầu thế giới.
Trong khi đó, một chuyên gia phân tích xu hướng tiêu dùng của Viện Nghiên cứu NLI ở Tokyo cho biết với thu nhập hạn hẹp, giới trẻ Nhật Bản ngày nay đang thay đổi thói quen mua sắm, không quan tâm quá nhiều đến đồ xa xỉ như thế hệ trước đây.
Sự thay đổi này buộc các thương hiệu đình đám đang kinh doanh tại xứ sở hoa anh đào xoay chuyển chiến lược kinh doanh đề vừa đảm bảo vừa thu hút được khách hàng nội địa, vốn được cho khá kỹ tính trong việc lựa chọn hàng hóa, vừa hấp dẫn du khách nước ngoài tới Nhật Bản.
Các hãng đã có tung ra thị trường những sản phẩm đặc thù dành riêng cho khách hàng nội địa. Ví dụ như Chanel có những sản phẩm mỹ phẩm và nước hoa dành riêng cho các "thượng đế" đẳng cấp của Nhật Bản. Thương hiệu thời trang Dior cũng có những mẫu thiết kế gắn với trang phục truyền thống của xứ Phù Tang.
“Xứ sở Mặt trời mọc” ước tính sẽ đón 40 triệu lượt du khách quốc tế vào năm 2020 khi nước này đăng cai Đại hội Thể thao Olympic.
Trong năm ngoái, chỉ tính riêng du khách đến từ Trung Quốc, Nhật Bản đã đón tổng cộng 6 triệu lượt khách, tăng hơn gấp đôi so với con số 2,4 triệu lượt vào năm 2014. Đây chính là lý do mà các nhà quản lý những thương hiệu lớn tin tưởng “Nhật Bản vẫn là một thị trường chiến lược cho các loại hàng hóa cao cấp”.
Tại thủ đô Tokyo, những tín đồ mua sắm hàng hiệu không thể không biết tới khu mua sắm Ginza. Khu mua sắm được ví với phố mua sắm trên đại lộ Champs Elyssee của Pháp./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Doanh thu nhà "Ivanka Trump" tăng mạnh
16:07' - 11/04/2017
Hãng sản xuất thương hiệu quần áo mang tên con gái Tổng thống Donald Trump - Ivanka Trump ngày 10/4 cho biết doanh thu bộ sưu tập Ivanka Trump tăng gần 61% trong năm 2016.
-
Kinh tế tổng hợp
4.500 trang web bán hàng giả bị đóng cửa
06:54' - 01/12/2016
Trong một cuộc truy quét lớn, cảnh sát và các cơ quan thực thi pháp luật trên khắp châu Âu đã đóng cửa trên 4.500 trang web bán hàng giả, thường thông qua các mạng xã hội.
-
Kinh tế số
Các "tín đồ" hàng hiệu đang đổ về London
13:59' - 01/11/2016
Đồng bảng yếu đã trở thành một “vũ khí” lợi hại của nhiều nhà xuất khẩu và của ngành du lịch “xứ sở sương mù”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04'
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33'
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32'
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53'
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27'
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Mercosur và EU tiến gần tới FTA
10:37'
Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira bày tỏ tin tưởng khả năng khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU) sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ tiếp tục kêu gọi Chủ tịch Fed sớm từ chức
10:28'
Ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tiếp tục nhắc lại lời kêu gọi Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell từ chức.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez vẫn hoạt động bình thường sau sự cố chìm giàn khoan
10:27'
Hoạt động hàng hải qua kênh đào này vẫn diễn ra bình thường theo cả hai hướng và không bị ảnh hưởng do vụ chìm giàn khoan ADMARINE-12 xảy ra mới đây ở cửa Vịnh Suez.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ thông báo đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam
21:57' - 02/07/2025
Tổng thống Trump viết: “Tôi vừa đạt được một thỏa thuận thương mại với Việt Nam. Các chi tiết sẽ được cung cấp sau!”