Sức mua tăng, chợ truyền thống và siêu thị ở Hà Nội hàng hóa dồi dào
Mặc dù, tại một số chợ dân sinh có mua bán tấp nập vào buổi sáng vì hôm nay ngày rằm tháng 6 âm lịch nên người dân đi sắm đồ lễ về thắp hương. Ngoài ra, người dân chỉ đi mua đủ thức ăn dùng trong ngày, không mua tích trữ như những ngày trước.
Dạo qua một số chợ dân sinh, chợ truyền thống như Nguyễn Công Trứ, chợ Hôm Đức Viên, Hàng Bè, Mùng 8/3, Nguyễn Khắc Cần, Mai Động, Kim Liên, Trung Hòa, Thành Công, chợ Tư Đình (Long Biên)... người dân đi chợ đông hơn ngày thường khoảng từ 10-20%. Hàng hóa phong phú, không thiếu hàng.Cụ thể, giá rau cải 5.000 đồng/mớ, mướp 8.000 đồng/kg tương đương ngày thường); bí xanh 25.000 đồng/kg cao hơn tuần trước 8.000 đồng/kg; su su 15.000 đồng/kg, bắp cải 20.000 đồng/kg, cao hơn siêu thị 5.000 đồng/kg.
Tại chợ Mai Động, quầy thịt bò khá nhộn nhịp, khách hàng đến mua đông hơn thường ngày một chút. Chị Hoa, tiểu thương chợ Mai Động tay thái thịt bò cho khách và liên tục thông tin, người tiêu dùng yên tâm, chị sẽ tiếp tục bán hàng nên không cần phải mua tích trữ. Thậm chí, người dân chỉ cần "alo" là có sẵn hàng. Giá cả thịt bò cũng như ngày thường, phổ biến từ 180.000 - 250.000 đồng/kg tùy loại.Còn quầy thịt gà ở chợ Hôm Đức Viên cũng đông khách. Theo các tiểu thương, hôm nay ngày rằm nên khách đến mua để thắp hương chứ không hẳn do giãn cách xã hội. Chị Nguyễn Thị Loan, tiểu thương tại đây chia sẻ, các tiểu thương bán hàng quanh năm, lấy uy tín và giữ khách hàng chứ không phải vì lượng khách đông mà tăng giá.
Người tiêu dùng không cần đến cửa hàng, chỉ cần gọi điện thoại là gà được làm sạch và mang đến tận nơi. Giá gà ta còn lông hôm nay tại các chợ dân sinh phổ biến ở mức 130.000 đồng/kg. Còn giá thịt lợn ở mức 120.000 – 150.000 đồng/kg tùy loại.
Tuy nhiên, cũng có một số nơi, một số điểm chợ truyền thống lợi dụng tình trạng người dân đi mua hàng đông trong sáng sớm nay đã tăng giá bán. Chị Vũ Thị Oanh, ở Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng chia sẻ, sáng 5h30 chị dậy đi chợ như những ngày bình thường, chợ Gốc Đề khá đông, bí xanh bán 45.000 đồng/kg, quá đắt so với những ngày trước. Ngay cạnh chung cư chị ở có siêu thị Vinmart+, hàng về hàng ngày, tươi ngon nên chị quyết định không phải mua đồ tích trữ.Tại chợ Tư Đình (Long Biên), chị Vũ Thị Nhung, tiểu thương bán thịt lợn cho biết, lượng khách mua đông hơn. Hôm nay, chị giết mổ 2 con lợn với hơn 200 kg và đến 7h sáng đã gần hết hàng. Buổi chiều chị lại mổ tiếp 2 con. Giá bán hôm nay chị vẫn giữ như ngày thường. Kể cả đợt dịch năm ngoái ở Hà Nội chị cũng giữ giá bán phục vụ khách.
Chị Phạm Thị Hằng, ở phố Lò Đúc, Hà Nội cho biết, do hôm nay rằm nên chị dậy sớm đi chợ mua đồ thắp hương và mua thức ăn cho gia đình. Giá thực phẩm tại các chợ vẫn tương đương như những ngày trước. "Tôi chỉ mua lượng vừa đủ dùng trong ngày và ngày mai lại mua thực phẩm tươi sống mới. Tin tưởng vào sự chỉ đạo của Nhà nước, sự vào của các bộ ngành, doanh nghiệp nên tôi không sợ thiếu nguồn cung. Là người dân, nên chúng tôi tuân thủ và chấp hành đúng quy định của Nhà nước đề ra và hi vọng dịch bệnh sớm được đẩy lùi", chị Hằng cho hay. Còn tại một số siêu thị như: Vinmart Võ Thị Sáu, Vinmart+… lượng khách đến mua sắm bình thường. Các siêu thị đều cho biết, ngoài việc mở cửa cho mọi người đến mua sắm trực tiếp, còn tăng cường kênh bán hàng trực tuyến.Nguồn cung thực phẩm liên tục được nhân viên các siêu thị bổ sung lên kệ. Hệ thống loa phát thanh thường xuyên phát đi khuyến cáo người dân chỉ mua vừa đủ lượng hàng thiết yếu, không tích trữ. Đồng thời, siêu thị áp dụng các hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà để khách hàng lựa chọn.
Sau khi Hà Nội có thông báo giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16/CT-TTg để phòng dịch, bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng giám đốc vận hành Công ty VinCommerce (VCM) cho biết, tại Hà Nội, VinCommerce có 41 siêu thị VinMart và hơn 800 cửa hàng VinMart+.Đơn vị đã làm việc với các nhà cung cấp lớn tăng lượng cung ứng gấp 3 với hàng thực phẩm thiết yếu; trứng và rau xanh tăng gấp 5 lần. Các loại sản phẩm có thể dự trữ lâu như bí xanh, khoai tây... cũng nhiều hơn để đảm bảo hàng trên quầy kệ không bị trống.
Tập đoàn Masan đã tăng công suất hoạt động sản xuất của các nhà máy lên mức tối đa nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân như: mỳ tôm, thịt lợn, nước tương, nước mắm và các sản phẩm chế biến từ thịt.... Ngay từ đầu mùa dịch, đặc biệt trong đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ 4 với những diễn biến phức tạp, hệ thống VinMart/VinMart+ đã tăng cường chuẩn bị các kịch bản ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh. Đơn vị ưu tiên hàng đầu là thiết lập không gian mua sắm an toàn và đảm bảo nguồn cung nguồn cung hàng hóa, giá cả ổn định. VinMart/VinMart+ luôn chủ động làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch tại các địa phương đang giãn cách xã hội nhằm giúp các xe chở hàng hóa, lương thực thiết yếu được lưu thông nhanh chóng.Đơn vị linh động xây dựng các phương án giao hàng tiện lợi nhanh chóng cho khách hàng như: dịch vụ "đi chợ hộ" thông qua danh sách số điện thoại của từng siêu thị VinMart, cửa hàng VinMart+trên toàn quốc, đặt mua hàng hóa qua các ứng dụng điện tử như VinID, Now, Lazada... hay đặt hàng online trên website https://vinmart.com. Khách hàng có thể thanh toán online và chỉ việc nhận hàng, tránh lây lan dịch bệnh khi sử dụng tiền mặt.
Trước đó, ngày 22/7, Sở Công Thương Hà Nội có Công văn số 3275/SCT-QLTM gửi UBND các quận, huyện, thị xã và lãnh đạo các ban quản lý chợ đề nghị tăng cường khuyến khích, vận động người tiêu dùng, hộ kinh doanh lựa chọn sử dụng phương thức mua bán trực tuyến thay vì mua bán trực tiếp hàng hóa tại chợ truyền thống.Theo đó, để đảm bảo việc cung ứng hàng hóa thiết yếu, hạn chế tối đa tiếp xúc khi giao dịch và ngăn ngừa lây nhiễm dịch bệnh COVID-19, Sở Công Thương Hà Nội đề nghị các quận, huyện, thị xã, và lãnh đạo các ban quản lý chợ tăng cường khuyến khích, vận động người dân lựa chọn sử dụng phương thức đặt hàng trực tuyến thay vì mua hàng tại điểm bán hàng hóa truyền thống.
Người dân cần tích cực thanh toán không dùng tiền mặt tránh tiếp xúc trực tiếp nhằm hạn chế lây nhiễm. Các đơn vị phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, website, ứng dụng thương mại điện tử có đặt hàng trực tuyến như: Grap, Now, Baemin, GoFood... để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân.
Phổ biến, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quản lý tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử. Giúp các tiểu thương kết nối với bạn hàng, tìm kiếm thêm khách hàng, duy trì kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch ngày càng siết chặt.Do điều kiện phòng chống dịch Covid-19 chưa thể tổ chức tập huấn được, Sở Công Thương hướng dẫn một số phương thức bán hàng trực tuyến để các đơn vị phổ biến, hướng dẫn triển khai tại các chợ giúp các tiểu thương, cá nhân kinh doanh trực tuyến.../.
Tin liên quan
-
Thị trường
VinMart/VinMart+ tăng gấp 3-5 lần sản lượng hàng thiết yếu tại Hà Nội
10:30' - 24/07/2021
Tập đoàn Masan đã tăng công suất hoạt động sản xuất của các nhà máy lên mức tối đa nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội tận dụng tối đa “thời gian vàng” để trở lại trạng thái bình thường mới
10:20' - 24/07/2021
Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu chính quyền các cấp bằng mọi biện pháp tận dụng tối đa “thời gian vàng” 15 ngày thực hiện Chỉ thị để khống chế dịch, đưa thành phố trở lại trạng thái bình thường mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội tạm dừng một số dịch vụ xe công nghệ và xe ôm
09:41' - 24/07/2021
Khi trên địa bàn xuất hiện những ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thì lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm tạo giá ảo, lũng loạn thị trường bất động sản
19:05'
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo xử lý nghiêm đầu cơ, tạo giá ảo, thao túng, lũng loạn thị trường bất động sản; yêu cầu tăng cung, giảm giá, đảm bảo người dân tiếp cận nhà ở công bằng, bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Đòn bẩy chính sách giúp doanh nghiệp tự tin để bứt phá
18:24'
Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân (Nghị quyết 68) được ban hành được coi là đòn bẩy giúp cộng đồng doanh nghiệp tự tin, bứt phá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
16:48'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành liên quan tiếp tục đàm phán thuế quan với Hoa Kỳ trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.