Tác động đối với kinh tế Nga sau các lệnh trừng phạt của Mỹ
Sự ảnh hưởng trực tiếp thể hiện qua việc giá trị đồng ruble biến động đáng kể và tỷ lệ lạm phát, vốn được Ngân hàng trung ương Nga giảm xuống mức kỷ lục cách đây không lâu. Tất cả những điều này trực tiếp mâu thuẫn với tuyên bố mang tính chính trị của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Sáng ngày 10/4, đồng ruble Nga tiếp tục đà suy giảm kể từ phiên ngày 9/4. Đồng USD đã vượt qua ngưỡng 63 ruble/USD lần đầu tiên kể từ tháng 12/2016, trong khi đồng euro cũng đạt 78,77 ruble/euro. Lần cuối cùng đồng euro đạt mức cao như vậy là tháng 4/2016.Giám đốc quản lý rủi ro của Quỹ Nord Capital Vitaly Manzhos nói rằng: “Trong chưa tới hai ngày mà tỷ giá đồng ruble Nga so với đồng USD đã mất đi gần 9%. Đây là biến động khá mạnh, tương đương như sự mất giá của đồng tiền Nga vào cuối năm 2014 và đầu năm 2016”.Ngân hàng trung ương Nga đã bắt đầu can thiệp với lời hứa sẽ hỗ trợ đồng ruble. Lãnh đạo ngân hàng trung ương, bà Elvira Nabiullina cho biết ngân hàng Nga có đầy đủ các công cụ cần thiết để ngăn chặn mối đe doạ đối với sự ổn định tài chính, nhưng hiện vẫn chưa cần thiết phải áp dụng các công cụ đó. Tuy nhiên, nếu đột nhiên tình hình trở nên xấu đi thì lúc đó vẫn có thể điều chỉnh kịp thời. Trong khi đó, vào cuối ngày 10/4, đồng ruble đã ổn định và được giao dịch ở mức 62,46 ruble đổi 1 USD và 77,2 ruble đổi 1 euro. Như vậy, theo chuyên gia Manzhos, sự hoảng loạn gần đây trên thị trường ngoại hối đang tạm thời lắng xuống.Ông Geogry Vashchenko - người đứng đầu bộ phận kinh doanh của thị trường chứng khoán Nga Fried Finance cho rằng: “Tình hình trên thị trường đang biến động mạnh, nhưng không đến mức hoảng loạn. Nếu tỷ giá đồng ruble không giảm xuống mức 66 ruble cho 1 USD thì tình hình có thể sẽ lắng xuống”.Nhưng nếu đồng ruble vượt quá mức 66 ruble đổi 1 USD thì tình hình sẽ tệ hơn rất nhiều. Chuyên gia này cho rằng khi đồng USD tăng giá lên mức 66 ruble/USD thì dòng tiền sẽ bắt đầu rút dần khỏi thị trường Nga.Chuyên gia Vashchenko dự đoán: “Dòng vốn đầu tư nước ngoài rút khỏi Nga sẽ tăng mạnh, đỉnh điểm là không thể dự đoán, nhưng tôi tin rằng điều này sẽ không kéo dài quá 1-2 tuần”. Có nghĩa là không loại trừ khả năng đồng ruble sẽ hạ giá xuống khoảng 70 ruble đổi 1 USD và khoảng 80 ruble cho 1 euro, nhưng sau đó sẽ mạnh trở lại.Chuyên gia phân tích tài chính của FxPro Aleksandr Kupitsikevich nhận định: “Tình hình hoảng loạn trong bán hàng hoá sẽ kết thúc bằng sự hồi phục ấn tượng của đồng tiền. Và điều này cũng sẽ lặp lại trong lần này. Hiện nay chúng ta đang thấy tỷ giá ngoại hối đang ở mức khoảng 63,95 ruble/USD và khoảng 78,77 ruble/euro. Nhưng không loại trừ khả năng trong tương lai, đồng USD sẽ lại giảm xuống mức dưới 60 ruble/USD”.Cần phải hiểu rằng chưa có lý do cơ bản cho sự suy yếu của đồng ruble. Đằng sau sự hoảng loạn hiện nay là yếu tố về chính trị và thị trường (các lệnh trừng phạt của Mỹ và nguy cơ chiến tranh ở Syria). Chuyên gia Vashchenko cho rằng không nên hoảng sợ và nhanh chóng chuyển đổi đồng ruble sang các loại tiền tệ khác. Sự khác biệt chính giữa sự mất giá đồng tiền quốc gia thời điểm hiện tại so với thời điểm năm 2014-2015 là giá dầu vẫn duy trì ở mức cao. Dầu Brent biển Bắc vẫn giao dịch ở mức trên 68 USD/thùng. Đối với các công ty xuất khẩu và nhà nước, việc giá dầu cao đi đôi với đồng ruble yếu đi thậm chí còn mang lại lợi ích.Hiện giá dầu đang ở mức khoảng 4.400 ruble/thùng và đây là mức cao nhất từ trước tới nay tính bằng đồng ruble. Khi giá dầu là 70 USD/thùng thì không có ảnh hưởng tới ngân sách và lợi nhuận sản xuất. Theo chuyên gia Geogry Vashchenko, các nhà xuất khẩu hiện đang nghĩ tới nguồn lợi nhuận bổ sung trong điều kiện tỷ giá như hiện nay.Nhưng đối với người tiêu dùng thì đồng ruble yếu không mang lại lợi ích nào. Chuyên gia Manzhos cho biết: “Do hàng nhập khẩu chiếm một phần đáng kể trong tiêu dùng của người dân Nga, điều này có thể sẽ làm trầm trọng thêm những ước tính về chỉ số lạm phát trong quý II/2018”.Hơn nữa, ngành sản xuất xe ô tô và đồ dùng gia dụng cũng bao hàm phần lớn các thiết bị và linh kiện nhập khẩu, và điều này cũng có thể làm tăng giá các mặt hàng này. Công ty kinh doanh xe ô tô Avilon 25 năm trên thị trường Nga cho biết đang chờ đón đợt tăng giá đáng kể cho những chiếc xe mới trong tháng 5 và tháng 6 do sự suy yếu của đồng ruble.Các nhà cung cấp hàng hoá cho hệ thống siêu thị bán lẻ M.Video đã tuyên bố về kế hoạch tăng giá mua từ 5-10%, có nghĩa là đồ gia dụng và thiết bị điện tử sẽ tăng giá bán lẻ. Hệ thống siêu thị Eldorado cũng đang có kế hoạch điều chỉnh giá bán.Chuyên gia Kuptsekevich nói rằng: “Nếu đồng ruble không tăng trở lại thì lạm phát sẽ tăng trở lại từ mức 2,2% lên tới 4% và ở tốc độ nhanh hơn so với dự kiến của ngân hàng trung ương”. Ngoài ra, rất khó hy vọng ngân hàng trung ương giảm tỷ giá. Chuyên gia này cho biết, nhiều khả năng ngân hàng trung ương sẽ tạm dừng để quan sát những tác động của việc đồng ruble mất giá đối với tình hình lạm phát.Nói cách khác, các lệnh trừng phạt của Mỹ rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến tất cả người tiêu dùng Nga. Trong khi giới chức Mỹ vẫn đưa ra những lời tuyên bố rằng “các hành động (của Mỹ) không nhằm vào người Nga”.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ chưa đưa ra biện pháp trừng phạt mới đối với Nga
16:29' - 18/04/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga, ngày 18/4, thông qua Đại sứ quán Nga tại Washington, Mỹ thông báo tạm thời chưa đưa ra biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga chặn các địa chỉ IP của Google và Amazon
12:12' - 18/04/2018
Ngày 17/4, Cơ quan liên bang giám sát thông tin liên lạc, công nghệ thông tin và thông tin đại chúng (Roskomnadzor) của Nga thông báo chặn các địa chỉ IP của Google và Amazon.
-
Kinh tế Thế giới
Nga gia hạn thỏa thuận cho phép máy bay của hàng không Mỹ bay qua không phận
11:16' - 18/04/2018
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Nga đã đồng ý gia hạn thêm 6 tháng thỏa thuận cho phép các máy bay của các hãng hàng không Mỹ bay qua không phận nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Nga cam kết bảo vệ nền kinh tế trước các biện pháp trừng phạt của phương Tây
10:07' - 18/04/2018
Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chống Nga là "hành động bất hợp pháp khi giải quyết các vấn đề chính trị bằng các biện pháp kinh tế".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05'
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39'
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24'
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07'
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05'
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05'
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49'
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.
-
Kinh tế Thế giới
Hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam
09:26' - 24/11/2024
Đại sứ Ngô Minh Nguyệt khẳng định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Argentina mở rộng hợp tác thương mại với Việt Nam, đặc biệt trong xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh của địa phương này