Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc
Trung Quốc ngày 10/2 đã chính thức áp thuế bổ sung lên tới 15% đối với một số hàng hóa nhập khẩu của Mỹ, trong động thái nhằm đáp trả việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp mức thuế bổ sung 10% đối với hàng hóa Trung Quốc vốn có hiệu lực từ ngày 4/2. Những diễn biến mới này đã dập tắt hy vọng có thể ngăn chặn nguy cơ nổ ra cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Quyết định của Tổng thống Trump về áp thuế bổ sung đối với hàng hóa của Trung Quốc đã ngay lập tức được so sánh với cuộc chiến thương mại trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông. Câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là liệu chính sách thuế này có thực sự củng cố nền kinh tế Mỹ hay không, hay sẽ phản tác dụng.
Theo bài viết trên trang moderndiplomat.com, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại chính của Mỹ, với tổng giá trị hàng hóa giao dịch khoảng 532 tỷ USD. Các hoạt động thương mại đa dạng trên nhiều lĩnh vực, từ nông nghiệp cho đến sản xuất linh kiện. Do mối liên quan rộng rãi, từ nay, thuế quan sẽ tác động đáng kể đến các hoạt động thương mại giữa hai quốc gia. Đó là lý do vì sao ảnh hưởng của các mức thuế này đang trở nên rõ ràng qua các ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là trong ngành hàng tiêu dùng, công nghệ và nông nghiệp.
Các công ty điện tử tiêu dùng phụ thuộc vào linh kiện của Trung Quốc đang phải đối mặt với chi phí gia tăng. Ngoài ra, các ngành thời trang nhanh và bán lẻ phụ thuộc vào sản xuất chi phí thấp của Trung Quốc có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấp giá rẻ, khiến họ phải chuyển chuỗi cung ứng sang các nước khác.
Hơn nữa, ngành đồ chơi của Mỹ, vốn phụ thuộc nhiều vào sản xuất của Trung Quốc, cũng đang phải đối mặt với tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tăng cao; điều này có thể làm giảm khả năng cung cấp sản phẩm tại Mỹ. Bên cạnh đó, các ngành năng lượng và nông nghiệp cũng chịu áp lực từ thuế quan của Trung Quốc đối với hàng xuất khẩu năng lượng của Mỹ, chẳng hạn như khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), và nhu cầu hạn chế đối với các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành và thịt lợn.
Một mối quan tâm khác là ảnh hưởng lên ngành sản xuất của Mỹ. Mặc dù thuế quan thường được coi là cách để đưa việc làm trở lại Mỹ, nhưng chi phí nguyên liệu thô và sản xuất tăng có thể dẫn đến việc đóng cửa nhà máy và sa thải, bù lại các khoản tăng tiềm năng. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cũng có thể buộc phải điều chỉnh chính sách tiền tệ để ứng phó với áp lực lạm phát từ chi phí nhập khẩu cao hơn, có khả năng làm tăng lãi suất và chậm tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, các biện pháp đáp trả từ Trung Quốc có thể vượt ra ngoài thuế quan, bao gồm các hạn chế đối với các doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại Trung Quốc và giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, bài viết cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thể gây ra tác dụng ngược đối với Mỹ. Washington sẽ phải đánh giá cẩn thận các hậu quả lâu dài của các biện pháp thương mại của mình và tìm hiểu các chiến lược thay thế để giảm thiểu các rủi ro kinh tế tiềm ẩn liên quan đến việc áp thuế quan cao hơn. Thuế quan dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn, qua đó làm tăng giá các mặt hàng thiết yếu như đồ điện tử và quần áo.
Các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và năng lượng, có thể phải đối mặt với nhu cầu giảm do các biện pháp trả đũa của Trung Quốc, trong khi các công ty công nghệ Mỹ có thể gặp phải những thách thức về quy định hạn chế sự mở rộng toàn cầu. Hơn nữa, khi Trung Quốc củng cố mối quan hệ với các đối tác thương mại khác, Mỹ có nguy cơ mất đòn bẩy kinh tế ở các khu vực quan trọng, có khả năng làm giảm ảnh hưởng lâu dài của mình trong thương mại toàn cầu.
Việc áp thuế quan và các biện pháp trả đũa đã làm gia tăng sự bất ổn trên thị trường toàn cầu, ảnh hưởng đáng kể đến động lực thương mại quốc tế. Khi cả Mỹ và Trung Quốc đều duy trì lập trường cứng rắn, có nguy cơ đáng kể là cuộc xung đột này sẽ một lần nữa leo thang thành cuộc chiến thương mại kéo dài. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng toàn cầu, bao gồm bất ổn thị trường, kìm hãm tăng trưởng kinh tế và gia tăng áp lực lạm phát trên toàn thế giới, qua đó đe dọa đến sự ổn định kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, sự bất ổn đang diễn ra sẽ thúc đẩy biến động trên thị trường chứng khoán toàn cầu, làm dấy lên lo ngại về áp lực suy thoái.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường trước việc Mỹ áp thuế lên sản phẩm thép và nhôm
13:35' - 11/02/2025
Nhiều ý kiến lo ngại về việc Mỹ áp thuế tăng thêm 25% cho tất cả sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào nước này sẽ khiến ngành thép và nhôm Việt Nam bị ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Tài sản của tỷ phú Elon Musk rơi khỏi mốc 400 tỷ USD
12:26' - 11/02/2025
Tài sản ròng của tỷ phú Elon Musk đã giảm xuống dưới 400 tỷ USD lần đầu tiên trong hai tháng, do giá cổ phiếu của Tesla Inc. giảm tới hai chữ số.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo về chiến thuật thuế quan của Mỹ
12:15' - 11/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump coi thuế quan là "công cụ" để tăng doanh thu, khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại và gây sức ép để các quốc gia khác phải hành động theo các mối quan ngại của Mỹ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga hạ thủy tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh
15:15'
Ngày 27/3 đã tham dự lễ hạ thủy một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được trang bị tên lửa siêu vượt âm Zircon có khả năng di chuyển với tốc độ gấp nhiều lần vận tốc âm thanh.
-
Kinh tế Thế giới
Tàu chuyên chở ô tô đến Mỹ tăng nhanh
15:15'
Dữ liệu của Esgian cho thấy chỉ trong tuần qua, số lượng tàu chở ô tô trên đường đến các cảng của Mỹ từ khắp nơi trên thế giới đã tăng 5%, lên tổng cộng 89 tàu.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng phát triển kinh tế của Trung Quốc thu hút sự quan tâm lớn
13:27'
Tại Diễn đàn Bác Ngao châu Á 2025, triển vọng phát triển kinh tế và chính sách của Trung Quốc thu hút sự quan tâm lớn tại hội nghị.
-
Kinh tế Thế giới
Ba lĩnh vực trọng điểm thúc đẩy kinh tế Trung Quốc
11:22'
Thúc đẩy tiêu dùng, nâng cao hiệu quả đầu tư và mở rộng nhu cầu nội địa là 3 trọng tâm mà Trung Quốc đang tập trung để đạt mục tiêu tăng trưởng.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều biện pháp trả đũa đang được cân nhắc với thuế quan mới của Mỹ
11:21'
Chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các đối tác thương mại lớn, với các biện pháp trả đũa đang được cân nhắc.
-
Kinh tế Thế giới
Khu vực công - tư của Hàn Quốc cùng ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ
11:19'
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Hàn Quốc Han Duck Soo khẳng định sẽ tận dụng mọi mạng lưới hiện có của chính phủ và khối tư nhân để trao đổi với Chính phủ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Người giàu thứ bảy tại Anh muốn rời đi vì cải cách thuế
10:06'
Tỷ phú thép người Ấn Độ Lakshmi Mittal-người giàu thứ bảy tại Anh và đã lên kế hoạch rời Anh vì cải cách thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan cân nhắc rút ngắn thời gian lưu trú miễn thị thực với khách Trung Quốc
10:05'
Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc rút ngắn thời gian lưu trú miễn thị thực trước khi đi du lịch tại Thái Lan đối với khách du lịch Trung Quốc, từ tối đa 90 ngày xuống còn 30 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế tư nhân là lợi thế của tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc)
09:40'
Kinh tế tư nhân là đặc trưng, lợi thế và nguồn sinh lực quan trọng của nền kinh tế của tỉnh Phúc Kiến, đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của tỉnh này.