Tài nguyên bị “vắt kiệt” đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người
Đây là cảnh báo được đưa ra trong báo cáo “Hành tinh sống” được Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố ngày 30/10.
Theo báo cáo trên, trong giai đoạn 1970-2014, số lượng động vật có xương sống gồm các loài chim, cá, bò sát, động vật lưỡng cư và động vật có vú trên thế giới đã giảm mạnh - khoảng 60%.
Trong số này, các loài động vật sống ở môi trường nước ngọt giảm mạnh nhất (80%). Xét về địa lý, khu vực Trung và Nam Mỹ bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi với số động vật hoang dã năm 2014 giảm tới 89% so với năm 1970.
Kể từ năm 1950, các loài trên Trái Đất đã “tiêu thụ” 6 tỷ tấn cá, trai sò, mực ống và nhiều sinh vật biển có thể ăn được khác.
Trong khi đó, tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường đã “tiêu diệt” 50% số diện tích rạn san hô ở tầng nước nông trên thế giới, vốn hỗ trợ hơn 25% số sinh vật biển. Ngay cả khi con người có thể kiểm soát và không bước qua "giới hạn đỏ" về biến đổi khí hậu - giữ nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức 1,5 độ C - thì vẫn có nguy cơ 70-90% số diện tích san hô sẽ chết.
Trong hơn 50 năm qua, rừng đước ven biển, vốn là “lá chắn” cho đất liền trước những cơn bão và sóng biển dâng cao đã giảm tới 50%.
Báo cáo cũng cho thấy tình trạng phá rừng, chủ yếu để trồng trọt, canh tác, tiếp tục gia tăng. Từ năm 2000 – 2014, thế giới đã mất đi 920.000 km2 diện tích rừng, xấp xỉ tổng diện tích của ba nước Pakistan, Pháp và Đức.
Dữ liệu vệ tinh thể hiện xu hướng diện tích rừng bị chặt phá từ năm 2014-2016 tăng 20% so với 15 năm trước đó. Gần 20% diện tích rừng Amazon lớn nhất thế giới đã bị “xóa sổ” trong 50 năm qua.
Kết quả trên được đưa ra dựa trên Chỉ số Hành tinh sống của WWF theo dõi hơn 4.000 loài thuộc gần 17.000 quần thể sinh sống khắp nơi trên thế giới. Chỉ số đánh giá nguy cơ tuyệt chủng đối với 5 nhóm chính gồm các loài chim, động vật lưỡng cư, san hô và cây mè cho thấy tốc độ các loài này biến mất gia tăng chóng mặt.
Tùy thuộc vào từng loại, nguy cơ các loài bị tuyệt chủng hiện lớn hơn từ 100-1.000 lần so với chỉ cách đây vài thế kỷ, khi hoạt động của con người bắt đầu làm thay đổi sinh quyển. Theo định nghĩa, điều này có nghĩa là Trái Đất đã bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 trong 500 triệu năm.
Giới chuyên gia đã liệt kê ra các nguyên nhân. Thứ nhất, con người đã phá vỡ hai "vành đai hành tinh", đó là sự suy giảm các loài và sự mất cân bằng các vòng tuần hoàn tự nhiên của Trái Đất chủ yếu do lạm dụng phân bón hóa học.
Tiếp đến là tình trạng biến đổi khí hậu và thoái hóa đất, đại dương bị axit hóa, ô nhiễm hóa chất, kim loại nặng...Ngoài ra, dân số thế giới quá lớn kéo theo gia tăng mức tiêu thụ lương thực, thực phẩm, và các vấn đề khác....
Tổng Giám đốc WWF Marco Lambertini cảnh báo nếu con người không nỗ lực, tình hình hiện nay sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.
Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận cần thay đổi trong bối cảnh con người đang đối mặt với mức độ ảnh hưởng lớn chưa từng thấy.
Ông Lambertini cho rằng cần một thỏa thuận toàn cầu mới vì thiên nhiên, lưu ý đến hai điểm then chốt trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Một là thừa nhận biến đổi khí hậu là mối nguy đối với kinh tế và xã hội chứ không chỉ ảnh hưởng đến loài gấu Bắc cực.
Loài người cần phải nâng cao nhận thức về những rủi ro, những mối đe dọa tiềm tàng khi thiên nhiên bị tàn phá. Hai là đặt ra mục tiêu cụ thể - giới hạn mức tăng trung bình nhiệt độ Trái Đất từ nay đến năm 2100 ở phạm vi từ 1,5-2 độ C./.
>>>Ra mắt bạn đọc cuốn sách " Thế giới lớn, hành tinh nhỏ"
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Việt Nam sẽ sản xuất vệ tinh quan sát trái đất
17:37' - 18/10/2018
Ngày 18/10, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã tổ chức buổi chia sẻ thông tin với báo chí về Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất”.
-
Kinh tế Thế giới
Báo động nguy cơ xung đột do khai thác tài nguyên thiên nhiên
12:34' - 17/10/2018
Ngày 16/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres cảnh báo việc khai thác, tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên là nguyên nhân dẫn đến nhiều cuộc xung đột bạo lực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa thêm 2 vệ tinh Bắc Đẩu-3 lên quỹ đạo Trái Đất
16:58' - 29/07/2018
Ngày 29/7, Trung Quốc đã phóng 2 vệ tinh lên vũ trụ chỉ bằng một tên lửa đẩy. Sự kiện này đánh dấu việc Trung Quốc bước vào giai đoạn phóng số lượng vệ tinh Bắc Đẩu nhiều chưa từng thấy.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Những cú lừa "lịch sử" trong ngày Cá tháng Tư
16:14' - 31/03/2023
Những màn chơi khăm “thành công” nhất từ trước đến nay vào dịp Cá tháng Tư bạn đã biết chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu nhé!
-
Đời sống
Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo cử nhân thiết kế sáng tạo
15:40' - 31/03/2023
Ngày 31/3, Đại học Quốc gia Hà Nội ra mắt chương trình đào tạo cử nhân thiết kế sáng tạo nhằm góp phần nào đáp ứng nhu cầu xã hội đối với nguồn nhân lực về các lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật.
-
Đời sống
Ngày cá tháng Tư bắt nguồn từ đâu?
15:34' - 31/03/2023
Vào ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoái mái nói dối để trêu đùa mọi người mà không sợ ai giận. Vậy bạn có biết nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo về ngày Cá tháng Tư này không?
-
Đời sống
Hà Nội: Chi trả lương hưu hằng tháng thành 2 đợt
15:02' - 31/03/2023
Theo Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, toàn thành phố có hơn 590.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng với số tiền hơn 3.000 tỷ đồng/tháng, lớn nhất cả nước.
-
Đời sống
Từ 1/4, thuê bao di động chưa chuẩn hóa thông tin bị xử lý thế nào?
09:31' - 31/03/2023
Ngày 31/3 là hạn cuối cùng để chuẩn hóa thông tin, nếu sau thời điểm này khách hàng chưa thực hiện sẽ bị khóa thuê bao.
-
Đời sống
Anh hoãn ra quyết định về việc tăng tuổi nghỉ hưu
08:15' - 31/03/2023
Ngày 30/3, Chính phủ Anh thông báo sẽ chưa đưa ra quyết định về việc có hay không tăng tuổi nghỉ hưu lên 68 tuổi cho tới sau cuộc bầu cử quốc hội nước này dự kiến diễn ra vào năm tới.
-
Đời sống
Nhận biết "bánh ăn kiêng" chuẩn như thế nào?
16:32' - 30/03/2023
Bánh ăn kiêng là các loại bánh được làm chủ yếu từ ngũ cốc, thường không đường hoặc sử dụng đường ăn kiêng.
-
Đời sống
Bộ Y tế cảnh báo thuốc kháng sinh giả xuất hiện trên thị trường
16:31' - 30/03/2023
Ngày 30/3, thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã phát cảnh báo về thuốc kháng sinh Cephalexin 500mg giả xuất hiện trên thị trường, yêu cầu truy tìm nguồn gốc, xử lý vi phạm.
-
Đời sống
Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm
07:26' - 30/03/2023
Những thói quen tưởng chừng vô hại, chẳng hạn như thức khuya và dậy muộn, cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, mất trí nhớ, tăng cân, huyết áp cao và tiểu đường…