Tại sao doanh nghiệp Việt gặp khó khi xây dựng trải nghiệm nhân sự?
Trao đổi tại chương trình, thuật ngữ Trải nghiệm nhân sự (Employee eXperience) được giải thích là các điểm chạm, sự tương tác giữa nhân viên và công ty xuyên suốt quá trình làm việc của họ, và các điểm chạm đó mang lại ý nghĩa cho họ.
Nghiên cứu của KennedyFitch cho thấy doanh nghiệp có thể đạt được 4 lợi ích sau: tối ưu nguồn lực của doanh nghiệp, có những lợi thế cạnh tranh riêng, trải nghiệm khách hàng tăng cùng trải nghiệm nhân viên, phát triển được chiến lược số.
“Chi cho trải nghiệm nhân viên sẽ không mất đi và là được trong tương lai. Đó là khoản đầu tư lâu dài cho công ty. Vì vậy, chi phí cho trải nghiệm nhân sự không phải là chi để phí mà là chi để được”, ông Phạm Công Trình, Giám đốc Công nghệ công ty Cổ phần Vua Nệm đưa ra quan điểm.
Thực tế ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã và đang xây dựng trải nghiệm nhân sự nhưng chưa thấy rõ hiệu quả. Điều này được chứng minh trong báo cáo “Trải nghiệm nhân viên Việt Nam 2020: Hiện tại và những điều có thể làm trong tương lai” do ACheckin thực hiện.
Báo cáo cho thấy, Trải nghiệm nhân viên Việt Nam nhìn chung dừng ở mức độ khá, chưa có phần trải nghiệm nào chạm đến mức tốt. Ngoài ra, trải nghiệm về cơ hội phát triển tiệm cận mức tệ (57%).
Bà Dương Thuý Quỳnh, Chuyên gia khai vấn – Giám đốc truyền thông công ty Navigos Group Việt Nam cho rằng: “Làm trải nghiệm nhân sự ở Việt Nam hiện nay có nhiều khó khăn bởi tư duy của người lãnh đạo còn nghĩ rằng điều đó cần thiết hay không, chưa có nhân sự chuyên biệt phụ trách và thường HR sẽ phải kiêm nhiệm và rào cản về chi phí đầu tư môi trường vật lý của doanh nghiệp”.
Việt Nam thiếu rất nhiều tài liệu về cách xây dựng trải nghiệm nhân viên bài bản và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Vì vậy, nếu doanh nghiệp làm bản năng, xây dựng trải nghiệm theo dạng manh mún, nhỏ lẻ mà không có chiến lược, bài bản thì rất lãng phí về chi phí, thời gian, con người.Trải nghiệm nhân viên là một chuỗi tất cả các điểm chạm giữa người lao động và doanh nghiệp, bị chi phối bởi văn hoá doanh nghiệp, môi trường vật lý, công nghệ.
Văn hoá doanh nghiệp khi được coi là vũ khí để cạnh tranh sẽ được nhà quản trị xây dựng một cách bài bản từ việc định nghĩa ra các giá trị cốt lõi, từ đó đưa ra hệ thống hành vi then chốt để tất cả nhân viên công ty thực hiện đồng nhất với nhau.
Làm sao để lãnh đạo thay đổi tư duy, bà Dương Thuý Quỳnh chia sẻ: “Để giúp lãnh đạo nhìn rõ vấn đề có thể sử dụng phương pháp lượng hoá bằng ROI (Return On Investment) tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư tức là chi phí mất đi khi nhân tài rời bỏ, và chi phí kiếm ra được khi họ có được nhân tài”.
Về mặt công nghệ, doanh nghiệp có thể ứng dụng nhiều giải pháp phần mềm để giải quyết các bài toán của nhân viên từ nhỏ đến lớn.
Ông Phạm Công Trình đưa ra ví dụ: “Vua Nệm sử dụng ACheckin để chấm công phục vụ các bộ phận từ văn phòng và di chuyển nhiều. Ngoài ra phòng IT của doanh nghiệp sẽ tìm hiểu các sản phẩm công nghệ để nâng cao chất lượng làm việc cùng bộ phận HR, quan tâm đến “nỗi đau” của bộ phận khác và dùng công nghệ giúp đỡ họ.”
Điểm chạm công nghệ ngày nay quyết định rất lớn để trải nghiệm nhân viên bởi nó song hành cùng nhân viên trong vòng đời từ ngày nộp CV đến ngày nhân viên nghỉ việc, rút sổ bảo hiểm khỏi công ty.
Tại Appota, nhân viên có thể chấm công ngày làm việc bằng cách quét QR code trên ứng dụng ACheckin và nhận những lời chào rất thú vị, vui vẻ mỗi buổi sáng, đây cũng là một trải nghiệm hằng ngày tích cực cho hàng trăm nhân viên.
Các chuyên gia cho rằng nếu có điều kiện, chủ doanh nghiệp nên đầu tư vào môi trường vật lý để nhân viên hào hứng hơn khi đến làm việc mỗi ngày.
Tuy nhiên, cần cân đối giữa khả năng tài chính và việc xây dựng trải nghiệm bởi mục tiêu không phải để công ty trở nên quá bắt mắt mà là tạo cảm hứng làm việc cho nhân sự./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Vietnam Solar E-Expo 2020: Nền tảng kết nối kinh doanh trực tuyến
20:52' - 06/11/2020
Triển lãm trực tuyến Vietnam Solar E-Expo đang ghi dấu ấn mở màn cho một hệ sinh thái mới trong việc tổ chức triển lãm ảo trong ngành năng lượng.
-
DN cần biết
Khai thác tiềm năng thương mại giữa Việt Nam và Algeria
07:59' - 05/11/2020
Đại sứ quán Việt Nam tại Algeria đã tổ chức hội thảo giao thương trực tuyến về khai thác tiềm năng thương mại và đầu tư giữa hai nước.
-
DN cần biết
CEO Forum 2020 tập trung bàn về "Chuỗi cung ứng toàn cầu mới"
14:51' - 03/11/2020
Ngày 3/11, Ban tổ chức Diễn đàn CEO Forum 2020 đã công bố chủ đề "Chuỗi giá trị toàn cầu, dòng chảy mới - Cá hóa Rồng".
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cơ hội định vị thương hiệu Việt trên nền tảng số toàn cầu
12:17' - 12/07/2025
Vietnam International Sourcing 2025 là sự kiện thường niên do Bộ Công Thương tổ chức, dự kiến năm nay sẽ quy tụ khoảng 600 gian hàng trong nước và quốc tế...
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lên kế hoạch thực hiện các giải pháp xúc tiến thương mại
10:47' - 10/07/2025
Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch hành động nhằm thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg về thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025.
-
DN cần biết
Thép Việt được miễn trừ thuế tự vệ tại Nam Phi
20:43' - 09/07/2025
Nam Phi áp thuế tự vệ tạm thời 52,34% với thép cuộn chống ăn mòn nhập khẩu, nhưng Việt Nam được loại trừ do thị phần dưới 3%. Đây là tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp thép xuất khẩu.
-
DN cần biết
Sắp diễn ra Hội nghị kết nối giao thương Việt Nam – Campuchia 2025
20:27' - 09/07/2025
Khi kinh tế toàn cầu nhiều biến động, xung đột cục bộ gia tăng và chủ nghĩa bảo hộ quay trở lại ở một số khu vực, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là ưu tiên chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương giao chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển thị trường sau hợp nhất
12:31' - 09/07/2025
Trước việc tăng trưởng bán lẻ chưa như kỳ vọng và điều chỉnh theo địa giới hành chính mới, Bộ Công Thương đề nghị địa phương khẩn trương ổn định bộ máy, phát triển thị trường và kích cầu tiêu dùng.
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá với thép hình chữ H từ Malaysia
10:46' - 09/07/2025
Vụ việc rà soát cuối kỳ ER01.AD12 sẽ được thực hiện theo Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về phòng vệ thương mại.
-
DN cần biết
Siết chặt đa cấp: Đề xuất nâng ký quỹ lên 50 tỷ đồng
17:35' - 07/07/2025
Bộ Công Thương đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp thông qua việc xây dựng và ban hành Nghị định mới thay thế các Nghị định hiện hành.
-
DN cần biết
Từ chối cam kết chống bán phá giá thép cán nóng từ Ấn Độ và Trung Quốc
17:18' - 07/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Công Thương ban hành quyết định về việc không chấp nhận cam kết trong việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Làm rõ trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng
12:27' - 07/07/2025
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Thông tư 09/2025/TT-BKHCN quy định chi tiết điều kiện chuyển mạng, thủ tục chuyển mạng; trách nhiệm của các bên tham gia chuyển mạng.