Tầm nhìn dài hạn để kiểm soát hiệu quả COVID-19
Đại dịch COVID-19 còn kéo dài và các nước cần nghiên cứu sâu hơn về khẩu trang và khẩu trang y tế có thể tái sử dụng, cũng như các loại vaccine thế hệ tiếp theo và các phương pháp chẩn đoán, điều trị để "kiểm soát đại dịch về lâu dài".
Ủy ban khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra nhận định này trên cơ sở phân tích tình hình hiện tại và các mô hình dự báo. Diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới tuần qua đang chứng minh đánh giá của WHO rằng "đại dịch còn lâu mới kết thúc”.
Tuần qua ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 toàn cầu vượt con số 5 triệu. Giới chuyên gia nhận định làn sóng dịch COVID-19 thứ tư đang bùng phát tại châu Âu, trong khi một số nước châu Á cảnh giác trước việc số ca nhiễm tăng cao và sự xuất hiện của một dạng biến thể "Delta plus".
Điểm đáng lưu ý trong 7 ngày qua là số ca mắc và tử vong đều tăng trở lại. Số ca mắc đã tăng 3% so với tuần trước đó, từ mức hơn 2,8 triệu ca lên 2,9 triệu ca, trong khi số ca tử vong tăng 6%, từ mức hơn 46.000 ca lên hơn 49.000 ca.
Châu Âu đã thực sự bước vào "mùa Đông dịch bệnh" khi số ca nhiễm và tử vong tăng lần lượt 16% và 18%. Chỉ trong 1 tuần, số ca mắc mới ở CH Séc tăng tới 102%, Hungary tăng 92%, Đan Mạch, Bỉ và Ba Lan trên 70%.
Trong khi Anh và Nga vẫn là hai nước có số ca mắc mới cao nhất khu vực, thì tại Đức, tỷ lệ mắc COVID-19 và tỷ lệ nhập viện trên 100.000 người liên tục tăng, khiến các bệnh viên "đang trong tình trạng nghiêm trọng” như lời Chủ tịch Hội đồng quản trị Hiệp hội Bệnh viện Đức, Gerald Gaß.
Không chỉ châu Âu, diễn biến dịch ở một số nước châu Á trong tuần qua cũng gây lo ngại.
Tình hình tại Trung Quốc có phần “nóng” trở lại khi số ca nhiễm tăng 119%, từ mức 144 ca trong tuần trước lên 316 ca trong tuần này, khiến nước này phải quyết định tái phong tỏa 3 thành phố. Riêng thành phố Bắc Kinh đã yêu cầu người dân hoãn tổ chức đám cưới và tổ chức tang lễ ngắn gọn...
Cho đến nay, dịch bệnh đã bùng phát ở ít nhất 14 tỉnh của Trung Quốc và hàng triệu người đã được xét nghiệm trong tuần qua. Theo người phát ngôn Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc Mễ Phong, tình hình phức tạp và dịch bệnh vẫn tiến triển nhanh, trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2/2022.
Tại Singapore, dù tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ 2 mũi hiện đạt 84% dân số và đã có 14% được tiêm mũi bổ sung thứ ba, nước này vừa ghi nhận ngày có số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ trước đến nay, lên tới hơn 5.300 ca ngày ngày 27/10, tăng cao bất thường so với mức hơn 3.000 ca trong những ngày trước đó.
Giới chức Singapore đã cảnh báo nguy cơ hệ thống y tế của nước này rơi vào tình trạng quá tải do số ca nhiễm mới không ngừng gia tăng sau khi chính phủ nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
Các chuyên gia khẳng định ngoài việc dịch bệnh do virus thường bùng phát mạnh vào mùa Đông, sự xuất hiện của các biến thể mới là yếu tố khiến dịch COVID-19 chưa thể chấm dứt.
WHO đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ AY.4.2 - một biến thể phụ của chủng Delta, nhằm đánh giá liệu mức độ lây nhiễm của biến thể này có cao hơn so với chủng ban đầu hay không.
Biến thể phụ này đã được phát hiện ở ít nhất 42 quốc gia trên thế giới. So với Delta, biến thể phụ AY.4.2 có thêm 3 đột biến, trong đó có 2 đột biến ở protein gai, phần virus bám vào tế bào của người.
Trong bối cảnh đó, các nhà khoa học của WHO cho rằng thế giới cần xác định tầm nhìn dài hạn để sống chung an toàn với COVID-19, để có thể kiểm soát đại dịch về lâu dài. Do đó, các quốc gia cần sửa đổi các kế hoạch chuẩn bị và ứng phó với đại dịch.
WHO khẳng định việc sử dụng khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay và cải thiện hệ thống thông gió của các không gian trong nhà vẫn là chìa khóa để giảm lây truyền virus SARS CoV-2, bên cạnh việc tiếp tục tiêm vaccine.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tình trạng bất bình đẳng về vaccine giữa các khu vực không chỉ khiến dịch bệnh kéo dài mà còn ảnh hưởng tới phục hồi kinh tế.
Tại hội nghị thượng đỉnh Y tế thế giới diễn ra tuần qua tại thủ đô Berlin của Đức, WHO cho biết khoảng 75% tổng số vaccine được tiêm trên toàn cầu là ở các nước giàu, trong khi ở các nước kém phát triển châu Phi, trung bình mới chỉ khoảng 4% dân số được tiêm chủng đầy đủ.
WHO kêu gọi huy động 23,4 tỷ USD trong 12 tháng tới mới có thể thực hiện hiệu quả Chương trình hợp tác toàn cầu Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với đại dịch COVID-19 (ACT-Accelerator).
Theo WHO, việc thực hiện kế hoạch này có thể giúp ngăn chặn ít nhất 5 triệu ca tử vong do COVID-19.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng thế giới đã có những công cụ cần thiết để kiểm soát đại dịch, và khả năng đại dịch có kết thúc hay không “nằm trong tay chúng ta”.
Tuy nhiên, theo ông “với gần 50.000 ca tử vong mỗi tuần, đại dịch còn lâu mới kết thúc”. Điều đó cho thấy thế giới đang sử dụng chưa tốt những công cụ đang có để kiểm soát dịch, đặc biệt là vaccine.
Sự xuất hiện của những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với khả năng lây lan nhanh hơn, thậm chí nguy hiểm hơn đòi hỏi thế giới phải thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trong giải quyết các cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu và kéo dài như đại dịch COVID-19, bởi “không quốc gia nào có thể chấm dứt đại dịch khi tự cô lập với phần còn lại của thế giới”.
Đó là tầm nhìn dài hạn mà thế giới cần xác định để kiểm soát hiệu quả, lâu dài COVID-19 và cũng để giải quyết mọi thách thức toàn cầu trong tương lai./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19 đang lây lan nhanh ở Trung Quốc
10:24' - 31/10/2021
Số liệu thống kê của Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) Trung Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 17-29/10, nước này đã ghi nhận 377 ca mắc mới COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Người từng mắc COVID-19 có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 5 lần nếu không tiêm vaccine
12:52' - 30/10/2021
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 30/10 cho thấy nguy cơ mắc COVID-19 sẽ cao hơn gấp 5 lần đối với những trường hợp không tiêm chủng trong khi đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh này.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiến hành thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 dạng uống tại Nam Phi
11:34' - 30/10/2021
Chính phủ Nam Phi đã cho phép tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ngừa COVID-19 dạng viên do công ty dược phẩm Oramed của Israel bào chế.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của các nhà sản xuất ô tô châu Âu
06:30'
Chi phí gia tăng đối với các nhà sản xuất ô tô EU sẽ gây thêm áp lực cho một ngành công nghiệp vốn phải đối mặt với tình trạng thị phần giảm ở Trung Quốc và nhu cầu thấp ở châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Phép thử đối với các tổ chức quốc tế
05:30'
Các hiệp định thương mại quốc tế trở nên không mấy quan trọng khi các quốc gia hùng mạnh sử dụng các biện pháp ép buộc kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
“Cuộc hôn nhân bất thành” giữa Honda và Nissan
06:30' - 17/02/2025
Cuộc “chia tay” của Nissan và Honda là minh chứng cho một trật tự cũ đang bị tan rã - khi lộ trình kỹ thuật khác nhau và quy luật thị trường được viết lại hoàn toàn.
-
Phân tích - Dự báo
Trí tuệ nhân tạo làm rung chuyển thị trường truyền thông và giải trí
05:30' - 17/02/2025
Trong ngành truyền thông và giải trí, các thử nghiệm ứng dụng AI tạo sinh đang được tiến hành thường xuyên. Vậy tương lai của ngành này sẽ theo hướng nào khi AI thế hệ mới được ứng dụng rộng rãi?
-
Phân tích - Dự báo
THEO DÒNG THỜI SỰ: Rạn nứt
18:49' - 16/02/2025
Trái ngược với thông lệ vài năm trở lại đây, khi MSC là một sự kiện thể hiện tinh thần đoàn kết giữa Mỹ và châu Âu, hội nghị lần này phản ánh những căng thẳng và rạn nứt ngày càng gia tăng.
-
Phân tích - Dự báo
Brexit vẫn tiếp tục định hình kinh tế Anh
06:30' - 16/02/2025
Sau 5 năm rời EU, nền kinh tế Anh tiếp tục vật lộn với những thay đổi về cấu trúc, trong khi cố gắng vạch ra một lộ trình mới giữa bối cảnh toàn cầu ngày càng cạnh tranh và khó lường.
-
Phân tích - Dự báo
Thế chấp bằng tiền điện tử: Lợi nhuận cao hay bẫy tài chính?
05:30' - 16/02/2025
Thế chấp bằng tiền điện tử là một hình thức cho vay mới nổi lên ở Australia, trong đó tất cả mọi người (kể cả những người cho vay) đều thừa nhận rằng hình thức cho vay này rất rủi ro.
-
Phân tích - Dự báo
Ấn Độ sẽ là “điểm sáng” của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025
09:01' - 15/02/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ là điểm sáng của nhu cầu hóa dầu toàn cầu trong năm 2025 nhờ nhu cầu gia tăng với linh kiện xe điện, tấm pin Mặt Trời và đồ gia dụng.
-
Phân tích - Dự báo
Xu hướng ngành kinh doanh thú cưng - Bài cuối: Những cơ hội mới
06:30' - 15/02/2025
Theo Viện nghiên cứu kinh tế Samjeong (KPMG), xu hướng bầu bạn cùng thú cưng đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu.