Tận dụng đầy đủ lợi thế từ các FTA mang lại
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bùi Quang Vinh cho biết: "Năm 2016 đánh dấu bước ngoặt về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và để tận dụng tốt cơ hội từ các hiệp định thương mại mang lại, chúng ta cần phải họp các doanh nghiệp, hiệp hội để đánh giá từng cơ hội, thách thức đối với từng ngành hàng.
Từ đó, hình thành cơ chế chính sách để thúc đẩy nội lực trong nước và biết cách, tìm cách vượt qua thách thức".
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, năm 2015, Việt Nam đã tích cực ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại FTA. Bước sang năm nay, Việt Nam lại càng hội nhập sâu rộng hơn và như vậy, kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu vận hành theo cơ chế mới.Tuy nhiên, khi bước vào hội nhập, chúng ta đang đối mặt 3 thách thức lớn đó là: tự do luân chuyển hàng hóa; tự do luân chuyển đầu tư; tự do luân chuyển lao động có kỹ thuật cao.
Những ngày gần đây, trên mạng đã đăng rất nhiều tuyển dụng tiếp viên hàng không của hãng hàng không tại Việt Nam. Đặc biệt, có sự tham gia ứng tuyển của nhiều lao động các nước như Thái Lan, Myanma, Hàn Quốc và thí sinh các nước này rất ấn tượng và họ sẽ là người trúng tuyển vì họ được đào tạo bài bản, tiếng Anh tốt.Kể từ ngày 1/1/2016, Việt Nam bắt đầu bước chân vào thực hiện FTA với Hàn Quốc. Bên cạnh đó, FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu cũng đã ký kết năm ngoái và chưa kể đến các FTA với Eu hay TPP… sẽ là bước ngoặt trong hội nhập kinh tế của Việt Nam.
Về việc doanh nghiệp cũng như Chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị như thế nào trước hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh bày tỏ, "chúng ta cần có kế hoạch cụ thể hơn, để mỗi doanh nghiệp, người dân hiểu được cơ hội khi các FTA mang lại và chỉ cho họ biết cách tận dụng cơ hội đó; đồng thời, chỉ ra thách thức từng ngành, từng lĩnh vực, vì mỗi ngành đều có thách thức khác nhau". Theo đó, mỗi lĩnh vực các cơ quan quản lý phải chỉ rõ ngành mình, lĩnh vực mình sẽ có thách thức với từng hiệp định FTA như thế nào và cần phải đánh giá đúng đối thủ của mình. Chẳng hạn như FTA với Hàn Quốc, phía Hàn Quốc, họ mạnh lĩnh vực gì, sẽ tác động ra sao, cơ hội của Việt Nam thế nào, đó là những vấn đề cần rất cụ thể. Thời gian qua, Việt Nam đã và đang làm được một số vấn đề cơ bản về thông tin tới doanh nghiệp, ngành hàng nhưng điều đó chưa đủ. Do đó, Việt Nam cần phải họp các doanh nghiệp, hiệp hội để bàn bạc. Từ đó, hình thành cơ chế chính sách để thúc đẩy nội lực trong nước, tận dụng được cơ hội mà các hiệp định FTA mang lại và biết cách vượt qua thách thức."Thời gian qua, chúng ta đã làm nhiều việc nhưng chưa đủ, nếu chỉ vậy sẽ không tận dụng được đầy đủ lợi thế các FTA mang lại mà còn có thể phải chịu tác động ngược chiều không mong muốn từ các FTA. Tôi thấy trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, ngành phải làm nhiều hơn thế, khi chúng ta còn có thời gian.Một trong những thách thức FTA lớn nhất, chúng ta phải đối mặt là FTA với Eu và Hiệp định TPP. Vì vậy, cần trang bị kiến thức, soạn thảo chính sách chi tiết để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của các FTA toàn cầu." - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Liên quan đến việc thu hút FDI thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hỗ trợ như thế nào đối với các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho hay, FDI vẫn là thành phần kinh tế quan trọng. Mặc dù, thời gian qua còn nhiều ý kiến cho rằng vẫn thiên về FDI để phát triển mạnh sẽ làm khó cho kinh tế trong nước.Nhưng thực tế cho thấy, chỉ cần 1 dự án như Samsung Thái Nguyên của các nhà đầu tư nước ngoài Hàn Quốc đã thu hút hơn 200.000 lao động, đây là con số khổng lồ. FDI đang tạo ra việc làm cho 5-7 triệu lao động. Hiện nay, việc làm là quan trọng vì nếu không giải quyết cho hàng triệu lao động với thu nhập bình quân từ 5-10 triệu đồng/tháng sẽ khó ổn định xã hội, kinh tế.
Theo Bộ trưởng Bùi Quang Vinh, thu hút FDI cũng là lo cho dân, cho phát triển đất nước nhưng đồng thời, phải chọn lọc các dự án chất lượng cao và thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam mạnh lên. Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn thực hiện nhiệm vụ vận động thu hút FDI chất lượng cao vào Việt Nam để phát triển kinh tế đất nước và tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn. Đặc biệt, từng bước phát triển doanh nghiệp trong nước để kết nối 2 thành phần doanh nghiệp này nhằm thực hiện mục tiêu chuyển giao công nghệ chất lượng cao./.Tin liên quan
-
DN cần biết
Doanh nghiệp Việt Nam sẵn sàng hội nhập với TPP
08:41' - 04/02/2016
TPP được ký kết sẽ mang tới nhiều tín hiệu vui, mở ra các sân chơi mới nhưng cũng sẽ là con đường nhiều chông gai cho doanh nghiệp nội địa Việt Nam.
-
DN cần biết
FTA EU - Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp hai bên
14:15' - 02/02/2016
Ngày 1/2, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố văn bản Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa EU và Việt Nam, sau khi hai bên hoàn tất quá trình đàm phán vào tháng 12/2015.
-
Kinh tế Thế giới
Liên minh doanh nghiệp để chống đỡ "cơn bão" hội nhập
09:37' - 17/12/2015
Trong "cơn bão" đến từ hội nhập, doanh nghiệp cần liên kết tổng hợp sức mạnh để tạo thành các liên minh doanh nghiệp trong từng ngành hàng, từng lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
AEC: Khởi đầu tiến trình hội nhập mới
11:39' - 06/12/2015
Sau 48 năm hình thành và phát triển, 13 năm sau khi đưa ra ý tưởng đầu tiên, AEC đã được tuyên bố thành lập. Đây được coi là sự khởi đầu cho một tiến trình hội nhập sâu rộng mới của ASEAN.
-
Kinh tế Việt Nam
Cộng đồng kinh tế ASEAN 2015 đang hội nhập năng động
18:22' - 21/11/2015
Ban Thư ký ASEAN ngày 21/11 thông báo phát hành tài liệu Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2015 (AEC): Tiến bộ và thành tựu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
10:04'
Việt Nam đã chuyển mình từ một đối tác thương mại nhỏ trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mỹ vào năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Quan hệ Việt - Mỹ: Kết nối doanh nghiệp – Gắn kết quốc gia
09:39'
30 năm sau khi bình thường hóa quan hệ (1995-2025), Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài, từ cựu thù thành bạn bè và đối tác, rồi trở thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
07:14'
Chiều 11/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tiếp, làm việc với Đoàn doanh nghiệp của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đang thăm và làm việc tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng quyền tự chủ cho đại học quốc gia
21:35' - 11/07/2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 201/2025/NĐ-CP ngày 11/7/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đại học quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư một số dự án quan trọng
21:22' - 11/07/2025
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký chứng thực một số Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Tĩnh chỉ đạo kiểm tra nội dung TTXVN phản ánh liên quan đến vận tải hàng hóa qua Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo
21:03' - 11/07/2025
UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản yêu cầu kiểm tra, xử lý đối với các nội dung phản ánh của Thông tấn xã Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối
19:26' - 11/07/2025
Việt Nam đang xây dựng nền tảng chính sách vững chắc nhằm thúc đẩy vận tải đa phương thức, chuyển dịch năng lượng xanh
-
Kinh tế Việt Nam
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I khai mạc ngày 15/7
18:42' - 11/07/2025
Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Công Thương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030 dự kiến diễn ra từ ngày 15-16/7/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương - 54 Hai Bà Trưng - Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả
18:28' - 11/07/2025
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Kết luận về tiếp tục xây dựng tổ chức, hoạt động của đơn vị hành chính 2 cấp bảo đảm thông suốt, hiệu quả.