Tăng khả năng tiếp cận thị trường EU cho doanh nghiệp
Dây chuyền may complete xuất khẩu tại Tổng công ty cổ phần May 10 (Tập đoàn Dệt may Việt Nam). Ảnh: Hà Thái/TTXVN
"Khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu tăng 50% vào năm 2020 và lên 93% vào năm 2025; trong đó hàng dệt may tăng 16%, may mặc tăng 40% và đồ da tăng 31%".
Ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án Hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-MUTRAP) nhận định như vậy tại hội thảo "Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường EU và thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU" tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25/9.
Theo ông Claudio Dordi, doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng hơn nữa vào quy tắc xuất xứ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển kênh phân phối tại EU, tạo lập thương hiệu quốc gia và tập trung vào những sản phẩm thân thiện với môi trường và xã hội, tuân thủ các qui định kỹ thuật và an toàn, vệ sinh…
Liên quan đến vấn đề tiếp cận thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam phản ánh: Trong những năm gần đây, các đơn vị sản xuất, kinh doanh ngày càng nỗ lực trong đầu tư về năng lực thử nghiệm, trang thiết bị, nhân lực và hệ thống quản lý, nhưng vẫn còn gặp một số trở ngại nhất định để được công nhận kết quả thử nghiệm ở thị trường các nước nhập khẩu, đặc biệt là tại EU và Mỹ.
Đây cũng là một khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và da giày trong nước đang phải đối mặt tại các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Theo phân tích của một số chuyên gia, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ tác động mạnh đến hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: cắt giảm thuế quan, các quy tắc về lao động, tiêu chuẩn môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, tuân thủ các quy định kĩ thuật...
Bên cạnh đó, các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn của EU và Việt Nam đối với sản phẩm dệt may và da giày có sự khác biệt giữa hai hệ thống quản lý về quy chuẩn và tiêu chuẩn.
Dây chuyền sản xuất giày. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường cập nhật thông tin về EVFTA để chuẩn bị cho việc thực thi cam kết đối với ngành da giày và dệt may, hiểu rõ các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng và quy chuẩn kỹ thuật, xu hướng tiêu dùng của EU, từ đó tận dụng hiệu quả các cơ hội đến từ EU.
Ông Nguyễn Văn Thông, Viện trưởng Viện Dệt may cho biết, để được nhập khẩu vào thị trường EU, sản phẩm dệt may và da giày Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ quy định về quy chuẩn cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn sản phẩm, dán nhãn hướng dẫn sử dụng và nước xuất xứ một cách nghiêm túc.
Các doanh nghiệp cần khắc phục những hạn chế như thiếu thông tin và hiểu biết thấu đáo về quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp lý và tiêu chuẩn tư nhân tại thị trường EU; chưa có đầu mối quản lý, cung cấp một cách hệ thống và cập nhật các yêu cầu tuân thủ của các thị trường nhập khẩu…
Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu hàng dệt may và da giày trên thế giới, trong 5 năm gần đây đạt mức tăng trưởng trung bình 15%/năm.
Năm 2014, Việt Nam có doanh số xuất khẩu dệt may đạt 20,9 tỷ USD và giày dép là 12,7 tỷ USD.
Trong đó, EU luôn là thị trường xuất khẩu số 1 của ngành dệt may và da giày Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,6 tỷ USD năm 2014, tăng 17,3% so với năm 2013 và chiếm tới 34% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam./.
Mỹ Phương
- Từ khóa :
- ngành dệt may
- EU
- thị trường
- da giày
- EVFTA
Tin liên quan
-
Kinh tế số
Thủ tục kiểm tra hàm lượng Formaldehyt: Nóng với dệt may
09:56' - 23/09/2015
Quy định hiện hành về giới hạn cho phép về hàm lượng Formaldehyt, các amin thơm giải phóng ra từ thuốc nhuộm azo trên sản phẩm dệt may đã cho thấy những bất cập, trong quy trình kiểm tra.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại diện Hiệp hội len Australia: Ngành dệt may Việt Nam có tiềm năng rất lớn
11:34' - 21/09/2015
Khoảng 60% nguyên liệu phụ trợ cho ngành dệt may nước ta phải nhập từ nước ngoài và công nghệ hỗ trợ cho ngành này còn chưa nhiều.
-
Hàng hoá
Thái Lan muốn đẩy mạnh xuất khẩu dệt may, da giày vào Việt Nam
11:09' - 27/08/2015
Chào đón AEC, doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các quan hệ hợp tác, qua đó khai thác hiệu quả những lợi thế, tiềm năng của nhau, đặc biệt là trong các ngành như dệt may, da giày.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Động lực giữ chân dòng vốn FDI
17:06'
Theo số liệu Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 6 tháng đầu năm 2025, Bắc Ninh thu hút FDI đứng thứ 2 toàn quốc sau thành phố Hà Nội.
-
DN cần biết
Lạng Sơn điều chỉnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
15:17' - 26/07/2025
Từ ngày 24/7 - 31/8, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá tại Đường chuyên dụng vận chuyển hàng hoá Tân Thanh sẽ được điều chỉnh thử nghiệm thời gian thông quan bắt đầu từ 7 - 18 giờ 00 phút.
-
DN cần biết
TP. Hồ Chí Minh giải đáp vướng mắc về thuế và hải quan cho doanh nghiệp
15:11' - 25/07/2025
Đại diện Thuế TP. Hồ Chí Minh, Hải Quan khu vực II đã giải đáp những quy định liên quan đến tờ khai hải quan, tài sản của doanh nghiệp trong khu công nghiệp...
-
DN cần biết
Việt Nam duy trì đối tác xuất khẩu gạo lớn thứ 3 tại Singapore
10:11' - 24/07/2025
Việt Nam hiện là đối tác cung ứng gạo thứ ba tại thị trường Singapore, chiếm thị phần cao trong nhóm gạo tẻ trắng (10063099) và gạo thơm xay xát/tróc vỏ (10063070).
-
DN cần biết
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025: Kết nối chuỗi giá trị, mở rộng xuất khẩu
16:42' - 23/07/2025
Hội chợ VIETNAM OCOPEX 2025 diễn ra từ ngày 1-3/8 tại Hà Nội với 300 gian hàng của trên 200 đơn vị trưng bày hàng nghìn mặt hàng đạt chứng nhận OCOP đến từ 34 tỉnh, thành phố.
-
DN cần biết
Bệ phóng cho doanh nghiệp trên thị trường thương mại điện tử toàn cầu
12:38' - 23/07/2025
Việc chủ động đa dạng hóa xúc tiến thương mại trên môi trường số là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng lực cạnh tranh, thích ứng và phát triển bền vững của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.
-
DN cần biết
4G – 5G chờ bứt tốc từ đấu giá băng tần
10:02' - 23/07/2025
Giá khởi điểm của khối băng tần B1-B1’ và B3-B3’ đều là hơn 1,95 nghìn tỷ đồng; được thực hiện bằng cách bỏ phiếu trực tiếp với bước giá 20 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Giám sát chặt thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu
15:42' - 22/07/2025
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2025, lượng nhập khẩu các loại thép cán nóng khổ từ 1.880mm trở lên từ Trung Quốc về Việt Nam lên gần 650.000 tấn, cao gấp 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
DN cần biết
Bão số 3 không làm gián đoạn cửa khẩu
15:38' - 22/07/2025
Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra tại cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị, cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu chính Chi Ma. Các mặt hàng thông quan chủ yếu là nông sản, trái cây tươi, gỗ ván bóc.